Ngày xưa nhà nho chống tham nhũng
Ngày xưa, các nhà nho là những người học hành cao, hiểu biết rộng. Với câu thơ, ngòi bút lông và ý chí bất khuất của người quân tử, nhà nho không những đã chống trả mãnh liệt mọi bất công của xã hội phong kiến, mà còn là những người lãnh đạo của các phong trào nông dân nổi dậy lúc bấy giờ.
Trước tiên chúng ta hãy nói đến cái chơi thâm thuý của Cao Bá Quát. Ông quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm. Thuở nhỏ lúc còn đi học trường làng, ông đã nổi tiếng là hay chữ. Trong làng ông, có thầy lý trưởng có tính tham nhũng, hay ăn bớt, ăn xén của công và ăn đút lót của dân. Thầy Lý được lệnh đắp hai con voi để đặt trước sân đình. Với số tiền quan trên trao cho, ai ai cũng tưởng hai con voi sẽ đẹp đẽ lắm. Đến xem thì mọi người mới ngã ngửa thấy con voi vô cùng xấu xí, nên bàn tán nhỏ to mãi về tài đắp voi của thầy Lý. Cao Bá Quát không thèm nói suông mà tặng cho thầy Lý một bài thơ dán trước đình làng:
Khen ai khéo khéo đắp đôi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia sao chẳng thấy
Hay là thầy Lý bớt đi rồi?
Thầy Lý ra xem, bụng cứ ấm ức, nhưng chẳng nói được gì.
Nguyễn Quý Tân tục gọi Nghè Tân, quê ở làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ dưới triều Thiệu Trị. Ông được bổ làm quan nhưng tính tình phóng khoáng nên ông từ quan, rồi đi ngao du đây đó.
Lúc còn làm quan thanh tra, ông thường cải trang đi điều tra tư cách, đạo đức và việc làm của các quan lại.
Một hôm, ông giả làm người thợ đóng cối xay lúa vào đóng cho nhà quan tổng đốc. Đóng từ sáng đến trưa mà chẳng thấy quan cho ăn uống gì. Đến chiều, ông lên công đường cũng chẳng thấy quan làm việc. Nghè Tân liền leo lên chiếc sập sụ giữa nhà đánh một giấc ngon lành.
Lính thấy thế mới vào trình quan. Quan cho gọi ông vào quở mắng và định đánh đòn. Ông kêu là mình học trò nghèo nên phải đi đóng cối xay để kiếm ăn. Nghe vậy quan liền chỉ lên bức tranh vẽ một con quạ và 100 con chim sẻ treo ở tường bảo phải vịnh một bài thơ. Ông xin giấy viết liền hai câu thơ:
Nhất chích, nhất chích, hữu nhất chích
Tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu chích…
Quan nhìn vào chưa rõ ý thế nào. Sau đó Nghè Tân viết tiếp:
Hà ô chi thiểu, điểu chi đa?
Thực tận dân gian thiên vạn thạch!
Nghĩa là:
Một sẻ, một sẻ lại một sẻ
Bốn, năm, sáu, bẩy, tám, chín sẻ
Quạ sao lại ít, sẻ sao nhiều?
Ăn sạch của dân muôn vạn hộc!
Quan Tổng đốc nghĩ thầm: “Không khéo nó muốn chơi xỏ mình là kẻ ăn hại chăng?” Quan lớn liền hỏi:
+ Chữ anh đẹp, văn anh hay, vậy đã đi thi khoá nào chưa?
- Có, đã thi đậu rồi!
+ Đậu gì?
- Tiến sĩ.
Quan giật mình liền hỏi lại:
+ Đậu gì nào?
- Tiến sĩ.
Sau đó, Nghè Tân nói rõ chức vụ và nhiệm vụ của mình. Quan Tổng đốc vội tụt xuống khỏi ghế, vái lấy vái để xin lỗi.
Huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam là quê của Nguyễn Khuyến. Tên quan huyện ở đây ăn hối lộ và tham nhũng khét tiếng thế mà tự vỗ ngực ta đây là “thanh liêm”. Một lần hắn mở cuộc thi thơ lấy đầu đề là “Bồ tiên thi”. Bồ tiên là roi bằng cỏ bồ, nghĩa là roi đánh không đau. ý nói sự cai trị của hắn là nhân đức. Lợi dụng lối chơi chữ, Nguyễn Khuyến làm bài thơ xỏ quan huyện trong đó có câu:
Bồ chứa miện dân chừng bật cạp
Tiên là ý chủ muốn nhiều xu!
Và
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc
Không khéo mà roi nó phết cho.
(Bồ tiên thi)
Hay đả kích tên đốc học Hà Nam chuyên ăn hối lộ học trò, Nguyễn Khuyến chửi một cách khinh bỉ:
… Ai rằng ông dại với ông điên
Ông đại sao ông biết lấy tiền
Chỉ cốt túi mình cho nặng chắc
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen
(Tặng Đốc học Hà Nam)
Còn Tú Xương nhà thơ của “Dòng sông Vị” lại tỏ ra quyết liệt hơn:
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên?
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên
Chữ “y” chữ “chiếu” không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!
Cũng ở miền Bắc ngày trước, có câu ca dao:
Thứ nhất là rắn mang hoa
Thứ nhì Từ Đạm, thứ ba Tán Bình
Từ Đạm đứng thứ nhì, là tên quan tham nhũng nổi tiếng, lúc nào cũng tìm cơ hội để đục khoét dân lành. Vì xuất thân từ hàng tiến sĩ, nên họ Từ cũng khoái chuyện văn chương, thơ phú. Từ thường dạo chơi ở núi Dục Thuý và nước non tỉnh Ninh Bình, làm nhiều thơ khắc trên mặt đá, vậy mà chẳng ai thèm nhắc đến tên hắn. Tức quá hắn ra lệnh cho khắc hai bàn chân của hắn vào đá để “lưu danh”. Nhưng chân vừa khắc xong thì sáng sớm hôm sau thấy bốn câu thơ đề bên cạnh:
Năm ngoái thấy quan đục bốn vần
Năm nay quan lại đục hai chân
Khen cho đá cũng gan lỳ thật
Chịu được cho quan đục mấy lần
Bài thơ này có người cho là của Tản Đà, có người thì bảo là cụ Giáo Khôm – một nhân sĩ ở Ninh Bình. Chẳng hiểu sai đúng thế nào?
Bài thơ trên hay ở chỗ, chữ “đục” có hai nghĩa: vừa là đục đá cũng là vừa chửi Từ Đạm đục khoét dân. Đá có thể để cho quan đục mấy lần, nhưng dân bị đục hoài thì làm sao mà chịu cho nổi.
Chúng ta thấy nhà nho hiền lành mà sâu sắc, nhả ngọc phun châu cũng tài mà lời lẽ chửi bọn quan lại tham ô còn sâu sắc hơn dao./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận