Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số

Sáng 17/12/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Bộ Ngoại giao tổ chức Phiên họp chuyên đề về công tác Ngoại giao văn hoá và Thông tin đối ngoại với chủ đề “Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số”, phiên chuyên đề đầu tiên trong loạt các hoạt động của Hội nghị Ngoại giao 32. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ chủ trì Phiên họp. Tham dự Hội nghị có khoảng 200 đại biểu, bao gồm đại diện một số bộ, ban, ngành cùng các Đại sứ, trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đại diện các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại là lĩnh vực công tác quan trọng không chỉ của Bộ Ngoại giao mà cả các bộ, ngành, cơ quan từ trung ương đến địa phương. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, đặc biệt là truyền thông số cũng như yêu cầu ngày càng cao của đất nước, phát huy sức mạnh mềm quốc gia thông qua triển khai công tác ngoại giao công chúng có vai trò hết sức quan trọng.
Thứ trưởng nhấn mạnh thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, cùng sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, địa phương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai mạnh mẽ công tác ngoại giao văn hoá và thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường quảng bá, tuyên truyền sâu rộng về đất nước Việt Nam năng động, đang phát triển mạnh mẽ, bền vững và ổn định, có nền văn hoá đặc sắc, là một đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài đã góp phần quảng bá sâu rộng, tôn vinh phẩm chất, cốt cách, lý tưởng và giá trị cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã tích cực đổi mới, sáng tạo, tăng cường ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để truyền tải rộng rãi các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, việc triển khai ngoại giao công chúng thời gian qua có những hạn chế, cần sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các ban, bộ, ngành liên quan như cần có sự hỗ trợ về giải pháp truyền thông, đặc biệt là truyền thông số cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; đưa việc triển khai công tác tuyên truyền tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào trong các chiến lược, đặc biệt là kế hoạch tuyên truyền, chương trình công tác cụ thể hàng năm của Ban chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại; các cơ quan chuyên môn hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn cán bộ...
Tại Phiên họp, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về cách triển khai ngoại giao công chúng ở nước sở tại, những khó khăn thách thức đang đặt ra cho các Cơ quan đại diện trong triển khai công tác này tại địa bàn và đề xuất các kiến nghị cụ thể đối với Bộ Ngoại giao và các cơ quan trong nước hỗ trợ triển khai ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại ngày càng hiệu quả hơn tại địa bàn.

Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đã phân tích thực tiễn và xu hướng truyền thông số hiện nay và gợi mở cách thức triển khai công tác ngoại giao công chúng hiệu quả hơn nữa, trong đó có việc khơi dậy, phát huy các nguồn lực trong dân, nhất là các trang tài khoản cá nhân và kênh truyền thông có lượng người theo dõi lớn. Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Lê Quang Minh nhấn mạnh việc cần có cách tiếp cận mới trong công tác thông tin đối ngoại, nhất là cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, đối tượng cụ thể và nâng cao chất lượng nền tảng truyền thông đối ngoại để có thể chuyển thông tin tới đông đảo công chúng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Các tham luận và thảo luận tại Hội nghị khẳng định tất cả các nước đều triển khai ngoại giao công chúng ứng dụng chuyển đổi số và đây là xu thế không thể đảo ngược trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để triển khai công tác này hiệu quả cần có cách làm mới, đặc biệt là cách kể câu chuyện mới, hấp dẫn như chia sẻ của ông Trần Nhất Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Những kết quả trao đổi tại Phiên họp sẽ được báo cáo lên Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và tiếp thu, cụ thể hóa trong các chương trình hành động của Bộ Ngoại giao nhằm triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030 và Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2030”./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17/12/2023
Bài liên quan
- Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
- Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Phát triển nội dung số của cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ Ban Quản lý khoa học nhiệm kỳ 2025-2027: Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Đột phá – Phát triển
Sáng 06/03/2025, tại phòng họp số 1001, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Quản lý khoa học tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
Quản trị truyền thông thương hiệu đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn mà với cả các công ty startup (khởi nghiệp) cũng coi trọng vai trò của thương hiệu và đã có những hoạt động tích cực đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Nghiên cứu này phân tích các chiến lược quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu với 02 nhà lãnh đạo, quản lý và phân tích các tài liệu thực tế, bài báo chỉ ra, quản trị truyền thông thương hiệu là yếu tố cốt lõi trong việc thu hút khách hàng, tạo dựng niềm tin và khẳng định vị trí của thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân sự trong hoạt động quản trị truyền thông thương hiệu là thách thức chính của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra các phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - viết tắt là AI) cùng với các công nghệ số mới như bockchain, xR… là công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội dung số, cũng là một thách thức lớn trong sáng tạo nội dung và quản trị toà soạn, nhất là với tòa soạn số hiện nay.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số là xu thế khách quan và là con đường tất yếu đối với các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các tạp chí khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong thời gian qua, các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quy trình hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số của các tạp chí Học viện, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số các tạp chí trong thời gian tới.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận