Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
1. Báo chí số và tòa soạn số
Báo chí số (digital journalism) là loại hình báo chí “sử dụng công nghệ số vận hành, đồng thời sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm số, kinh doanh, phát hành trên các nền tảng số, trong một hệ sinh thái số”(1).
Khác với tác phẩm báo chí truyền thống, tác phẩm báo chí số bao gồm những đặc điểm sau đây:
Một là, tác phẩm, sản phẩm báo chí số là thông điệp truyền thông đa phương tiện, trong đó việc mã hóa và giải mã được thực hiện dựa trên sự kết hợp của nhiều phương tiện.
Hai là, sáng tạo tác phẩm và sản xuất sản phẩm các chỉ số dựa trên dữ liệu số: Thông tin cần được số hoá, phân tích, xử lý, lưu trữ thành dữ liệu số, được sử dụng thông qua mạng máy tính và môi trường truyền dẫn tốt (đường truyền Internet chất lượng cao). Dữ liệu đầu vào và đầu ra của truyền thông đa phương tiện đều là dữ liệu số. Sau quá trình phân tích, xử lý, dữ liệu đầu ra luôn được đồng bộ hóa.
Ba là, tác phẩm, sản phẩm báo chí số gắn liền với công nghệ số, luôn “sống” trong hệ sinh thái truyền thông số. Nhà báo Lê Quốc Minh(2)(2022) nhấn mạnh: “Digital đã trở nên quá quan trọng tới mức xóa nhòa biên giới giữa báo chí và công nghệ. Để phát triển, các cơ quan báo chí không có cách nào khác là phải tiếp tục đặt công nghệ ở trung tâm của mọi chiến lược, sử dụng công nghệ để tạo ra những nội dung hấp dẫn và chinh phục được những nhóm độc giả mới, phân phối nội dung hiệu quả hơn và kiếm tiền được nhiều hơn”(3).
Bốn là, báo chí số chỉ có thể vận hành trong hệ sinh thái số được xây dựng trên cơ sở phối hợp 5 thành phần: Phần cứng (hardware), phần mềm (sofware), mạng lưới (netwwork), các dịch vụ (services), nội dung (content).
Báo chí số mang đặc tính của báo chí trên nền tảng số và báo chí đa phương tiện, bao gồm: tính thời gian thực, tính tương tác, tính đồng bộ trên nền tảng số và trong hệ sinh thái số. Đặc tính này tạo ra sự khác biệt giữa báo chí số và các loại hình báo chí truyền thống, trọng tâm là công nghệ số - công cụ số- công chúng số.
Báo chí số đòi hỏi quá trình chuyển đổi từ tòa soạn truyền thống sang tòa soạn số. Theo tài liệu “Hướng dẫn ứng dụng, khai thác công nghệ số phục vụ chuyển đổi số báo chí” của Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn tháng 2/2023, mô hình tòa soạn báo chí ứng dụng công nghệ số tối thiểu có 7 lớp tương ứng với 7 khối chức năng sau đây: (1) Lớp chức năng quản lý, chỉ đạo; (2) Lớp Hạ tầng kỹ thuật; (3) Lớp các dịch vụ dùng chung; (4) Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu; (5) Lớp dịch vụ cổng thông tin; (6) Kênh phân phối; (7) Lớp người dùng/công chúng(4).
Để chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang mô hình tòa soạn số, mỗi cơ quan báo chí cần xác định được mô hình tòa soạn số - là đích của sự chuyển đổi số. Mô hình này phải đáp ứng được sự hội tụ Nội dung số + Công nghệ số+ Công chúng số +Kinh tế số. Ứng với sự hội tụ này là mô hình hội tụ 4 khu vực của tòa soạn số, bao gồm: (1). Khu vực Sản phẩm số (hoạch định chiến lược nội dung số); (2). Khu vực Hoạt động Nghiệp vụ số (bao gồm: Xác định các vị trí nghiệp vụ chính, nhân lực và vật lực bên trong tòa soạn đảm trách tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm báo chí số và dịch vụ giá trị gia tăng; các đối tác chính của cơ quan báo chí); (3). Khu vực công chúng số (Phân khúc công chúng, khách hàng số, quan hệ khách hàng, tiếp thị, thực hiện chiến lược phát triển công chúng/ khách hàng số); Khu vực kinh tế số - quản trị, kinh doanh sản phẩm báo chí số và các dịch vụ giá trị gia tăng.
2. Trí tuệ nhân tạo - cơ hội và thách thức với phát triển báo chí số
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - viết tắt là AI) cùng với các công nghệ số mới như bockchain, xR… là công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội dung số, cũng là một thách thức lớn trong sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn, nhất là với tòa soạn số hiện nay. Chat GPT, chatbot do công ty OpenAI phát triển - là một ví dụ điển hình của AI. Tiến sĩ Alan D. Thompson (tháng 2 năm 2023) trích dẫn báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia(5) rằng: Chat GPT được huấn luyện với 300 tỷ từ, 175 tỷ tham số, tổng thời gian huấn luyện gộp là 300 năm với chi phí huấn luyện hơn 5 triệu USD và được OpenAI phát triển từ 2015 với số tiền đầu tư 1 tỷ USD. Là một ứng dụng AI mới, với điểm khác biệt là nằm ở “kho” kiến thức đã học được, Chat GPT có thể hiểu được nội dung câu hỏi và nhanh chóng đưa ra câu trả lời lưu loát. Đây là ứng dụng AI được tạo ra từ dữ liệu lớn (big data) và công nghệ học sâu (Deep Learning).
AI là trợ lý đắc lực cho nhà báo và tòa soạn nhằm tối ưu hóa sản xuất nội dung, tăng hiệu suất sản xuất sản xuất nội dung số theo yêu cầu cá nhân hóa và các đặc tính của tác phẩm, sản phẩm báo chí số (tính thời gian thực, tính tương tác, tính đồng bộ trên nền tảng số và trong hệ sinh thái số). AI có thể là trợ lý ảo đắc lực cho nhà báo trong tìm kiếm, xác định thông tin. Có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ AI để phát hiện đề tài, thu thập xử lý thông tin để theo dõi sự kiện, trích xuất thông tin và xác định xu hướng. AI có thể là trợ lý ảo trong tổ chức các thông tin và gợi ý liên kết giữa các chủ đề. Với các phần mềm thực hiện chức năng quản lý và lưu trữ thông tin văn bản/ số liệu/ bảng tính (dữ liệu), AI có thể tích hợp tính năng gợi ý liên kết giữa các văn bản trong hệ thống thông qua các từ khóa được đặt khi lưu trữ dữ liệu, hoặc dựa vào các từ khóa có tần suất xuất hiện cao nhất trong văn bản.
Các chức năng được AI hỗ trợ phổ biến gồm: Phát hiện tự động các chủ đề đang được quan tâm và thông báo cho nhà báo; tự động quét website và tải dữ liệu về thiết bị cá nhân; khai thác thông tin từ các trang mạng xã hội; tạo dựng kho dữ liệu từ báo giấy đã xuất bản bằng phần mềm chuyển từ hình ảnh sang văn bản (OCR); tìm kiếm, khai thác nội dung sẵn có trong kho dữ liệu; tìm và kiểm tra nội dung, xác định trùng lặp; nhận dạng từ hình ảnh… Nói cách khác, AI có thể hỗ trợ phân tích các định dạng nội dung, từ đó gợi ý nội dung cần xuất bản để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Về nghiệp vụ ảnh báo chí, có thể sử dụng các phần mềm AI có tính năng nhận dạng hình ảnh để phân tích giới tính, tuổi,... để xác định các nhân vật trong ảnh.
Để số hoá dữ liệu trong toà soạn, có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng OCR để nhận dạng các ký tự trên một file ảnh chụp hoặc pdf, sau đó trích xuất các trường thông tin trên hình ảnh và lưu trữ dưới dạng text nhằm số hóa tài liệu, cụ thể là các thông tin, dữ liệu trên ảnh chụp đó thành văn bản. Sử dụng công cụ này, các tòa soạn có thể lưu trữ các thông tin từ báo giấy một cách nhanh chóng và chính xác trong các cơ sở dữ liệu của mình. AI là công cụ tốt để tổng hợp nội dung, tạo các mẫu tác phẩm đa phương tiện (content box - ví dụ như cover, slide, highlight - story, interactive hay các mẫu tương tác như minigame, vote, quiz…), là công cụ tổ chức kho dữ liệu. Các phần mềm ứng dụng AI có thể tự động phân loại, sắp xếp và trích xuất thông tin từ văn bản để xác định nguồn trích dẫn, mối quan hệ giữa các văn bản (dựa trên từ khóa), tóm tắt nội dung văn bản. Tòa soạn có thể sử dụng phần mềm phân tích văn bản để xử lý văn bản thu thập từ các nguồn khác nhau trên mội trường số một cách hiệu quả và chính xác như con người như: Amazon Comprehend, Plagiarism Detector, Wordsmith của Automated Insight… Lớp các ứng dụng và cơ sở dữ liệu trong mô hình tòa soạn số không thể thiếu AI.
Một số Đài Phát thanh - Truyền hình và các tòa soạn hội tụ có thể ứng dụng tính năng tự động sản xuất các nội dung có cấu trúc lặp lại. cho một số tin tức như tin về thời tiết, thể thao, công nghệ… bằng cách xây dựng phần mềm tạo văn bản tự động (NLG). Gần đây nhất, Nhóm nghiên cứu của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm thành công trong việc ứng dụng Chat GPT sản xuất phóng sự truyền hình về chính mảng nội dung công nghệ.
Trong phân phối nội dung, công cụ AI có thể thông qua Chatbot giúp tòa soạn tiếp cận công chúng, kiểm soát thông tin phản hồi từ công chúng, hỗ trợ và tăng tốc công tác nghiên cứu công chúng, phân khúc thị trường và công chúng. Các công cụ phân tích nội dung số giúp cho toà soạn có cơ sở để từ đó cá nhân hoá nội dung hoặc xác định loại nội dung phù hợp cho từng nền tảng.
AI cũng giúp việc phân tích trang website và gợi ý cách tối ưu hóa cấu trúc trang chủ của các tờ báo điện tử cũng như các nền tảng số khác của cơ quan báo chí. AI cũng là công cụ marketing số khá hiệu quả, với những phần mềm ứng dụng trong nâng thứ hạng của trang web (SEO), quảng bá nội dung qua email và đặc biệt là thu phí.
3. Vấn đề đặt ra cho sự phát triển báo chí số trước cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo
Sự xuất hiện AI vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức lớn với nhà báo và cơ quan báo chí, đặc biệt là với các cơ quan hữu quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông. Nguy cơ dùng dữ liệu và tin giả trong tác phẩm báo chí là rất cao, nếu quản trị nội dung trong toà soạn không theo kịp được sự phát triển của công nghệ số. Trong bối cảnh hành lang pháp lý cho nền báo chí số của Việt Nam còn chưa theo kịp thực tiễn, những rắc rối pháp lý, sự đe doạ an ninh truyền thông, các vụ việc vi phạm bản quyền và các tranh cãi về đạo đức báo chí, trách nhiệm xã hội của báo chí khi ứng dụng báo chí tự động… là những thách thức lớn hiện nay.
Bốn vấn đề đặt ra đối với sự phát triển báo chí triển báo chí số trước cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo, bao gồm:
Một là, vấn đề xây dựng và thực thi chiến lược báo chí số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Các cơ quan báo chí cần chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó đẩy mạnh ứng dụng AI trong toà soạn. Cần chủ ý là không có kịch bản chung cho việc ứng dụng AI trong quản trị sáng tạo nội dung báo chí. Với các cơ quan báo chí đang ở bước cơ bản trong chuyển đổi số, cần tập trung các ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất, nghiên cứu và phân khúc công chúng trên phiên bản báo điện tử, chú trọng an toàn và an ninh thông tin.
Hiện nay, các công ty kinh doanh nền tảng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ an toàn thông tin và an toàn xuất bản, cụ thể như: bảo mật và an toàn xuất bản; an toàn bảo mật và hệ thống hạ tầng, hệ thống phát hiện nội dung nhạy cảm. Các phần mềm này có thể được cài trực tiếp trong hệ thống CMS của toà soạn.
Hai là, vấn đề hành lang pháp lý tương thích với nền báo chí số.
Cần chỉnh sửa, bổ sung hành lang pháp lý, ban hành luật pháp và hướng dẫn thực thi pháp luật liên quan đến sử dụng các hệ thống phần mềm ứng dụng trí thông minh nhân tạo, đặc biệt là sử dụng đối với các dữ liệu trên không gian mạng, trong đó bổ sung các hành lang pháp lý về điều chỉnh hành vi của người dùng khi sử dụng các phần mềm hỏi đáp tự động để sáng tạo nội dung và cung cấp thông tin trên không gian mạng. Cần bổ sung những quy định liên quan đến các hành vi vi phạm như đánh cắp thông tin, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ đơn vị sở hữu khỏi những tính huống bị hãm hại bởi các cá nhân/đơn vị khác.
Cần sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản pháp luật liên quan để thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, mua, bán các công cụ số, các dòng sản phẩm báo chí số và các dịch vụ giá trị gia tăng ở các cơ quan báo chí, truyền thông. Mô hình báo chí số đòi hỏi hành lang pháp lý về báo chí, mà cốt lõi là Luật Báo chí năm 2016 phải có những thay đổi lớn có tính hệ thống, chứ không đơn thuần chỉ là bổ sung một vài điều khoản cụ thể gắn với công nghệ, hay gắn với truyền thông xã hội, mạng xã hội... Hiện nay, Luật Báo chí năm 2016 chưa bao quát hết các mô hình, vấn đề của báo chí số. Việc tổ chức và hoạt động theo mô hình tòa soạn số, nhà báo số, nền tảng số, công cụ số (bao gồm các công cụ như AI, blockchain, xR…), nhiều khái niệm công cụ của báo chí số, hội tụ các thành tố của báo chí số, các nền tảng số mới chưa được đề cập tới trong Luật. Ngoài 4 loại hình báo chí quy định trong Luật Báo chí năm 2016, loại hình báo chí số với các thể loại cơ bản như báo chí tự động, báo chí dữ liệu, và nhiều loại hình hoạt động thông tin có tính chất như báo chí (như: Mạng xã hội, trang thông tin điện tử (web), ứng dụng (app) trong nước và xuyên biên giới cung cấp thông tin, video, chương trình phát thanh, truyền hình…) chưa được đề cập đến.
Nền báo chí số luôn gắn với kinh tế số cũng như kinh tế báo chí số. Công cụ pháp lý về quản trị nội dung, quản trị tòa soạn số trong bối cảnh hiện nay đang là những thách thức lớn, nhất là vấn đề an toàn thông tin, an ninh truyền thông và vấn đề sở hữu trí tuệ khi Chat GPT, AI phát triển tạo nguy cơ sản xuất và phát tán tin giả bằng báo chí tự động. Công cụ pháp lý kinh doanh báo chí số, đặc biệt là công cụ pháp lý cho quản trị tài chính đang là khúc mắc lớn cần có giải pháp tháo gỡ.
Ba là, vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ cho báo chí số.
Tòa soạn số là mô hình hội tụ Nội dung số - Công nghệ số - Công chúng số - Kinh tế số - Kinh tế số - Hệ sinh thái số. Tương ứng với sự hội tụ này là mô hình hội tụ bốn khu vực của tòa soạn số, bao gồm: 1) Khu vực sản phẩm số (hoạch định chiến lược nội dung số); 2) Khu vực hoạt động nghiệp vụ số (bao gồm: Xác định các vị trí nghiệp vụ chính, nhân lực và vật lực bên trong tòa soạn đảm trách tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm báo chí số và dịch vụ giá trị gia tăng, các đối tác chính của cơ quan báo chí); 3) Khu vực công chúng số (phân khúc công chúng, khách hàng số, quan hệ khách hàng, tiếp thị, thực hiện chiến lược phát triển công chúng/khách hàng số); 4) Khu vực kinh tế số - quản trị, kinh doanh sản phẩm báo chí số và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Với các cơ quan báo chí, cần có hạ tầng và những nền tảng số căn bản, đồng bộ để vận hành nền báo chí số cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất, phân phối trên các nền tảng. Cần có sự thống nhất và phối hợp đồng bộ trong các cơ quan, tổ chức quản lý thông tin trên không gian mạng. Đặc biệt cần xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn về lý luận chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng để cung cấp sở cứ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân soi chiếu tính đúng đắn của thông tin thu thập được.
Bốn là, vấn đề về nguồn nhân lực cho báo chí số ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Nền báo chí số và việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong báo chí đòi hỏi những bộ phận mới, các vị trí công việc mới; những yêu cầu mới, nguyên tắc mới cho những vị trí việc làm cũ. Điều này dẫn tới sự thay đổi mạnh trong nhu cầu nhân lực báo chí truyền thông cho chuyển đổi số. Hiện nay, chỉ một số cơ quan báo chí trung ương và số ít đài phát thanh và truyền hình ở các thành phố lớn như Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội bước đầu đáp ứng yêu cầu về nhân lực và vật lực.
Dù các cơ quan báo chí đều nỗ lực chuyển đổi số nhưng những vấn đề đặt ra đã nêu trên đã giải thích tình trạng rằng, chuyển đổi số báo chí vẫn còn chậm về tiến độ, chưa đi vào thực chất. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu trên, mỗi cơ quan báo chí cần xây dựng cho mình phương án chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, các tòa soạn nên triển khai ứng dụng AI trong một, một vài hoặc toàn bộ quy trình của toà soạn như: Ứng dụng trong quản trị nội bộ (ứng dụng trong phần mềm quản lý tác giả, tác phẩm, quản lý đăng ký kế hoạch tin bài phóng viên…); sản xuất nội dung, phân phối, phát hành. Với các tòa soạn đã ứng dụng tốt cả quy trình, có thể triển khai ứng dụng AI cho khỏi tương tác, quản lý; phát triển dịch vụ giá trị gia tăng để phát triển kinh tế báo chí số, xây dựng chương trình tương tác và ứng dụng tin tức có tính năng vượt trội, giải quyết các vấn đề bản quyền và thực thi các mô hình báo chí số với tất cả các khu vực và các khối chức năng của tòa soạn số, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay./.
_________________________________________________
(1) Đỗ Thị Thu Hằng (2023), Phát triển nghiệp vụ báo chí số ở cơ quan báo chí hiện nay, Bài 1: Tác phẩm báo chí số và mô hình toà soạn số, Tạp chí Nghề báo Online.
Đường dẫn: https://nguoilambao.vn/phat-trien-nghiep-vu-bao-chi-so-o-co-quan-bao-chi-hien-nay-n59683. html
(2) Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
(3) Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Thông tin và Truyền thông (2022), Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.tr.109
(4) Đỗ Thị Thu Hằng (2023), Phát triển nghiệp vụ báo chí số ở các cơ quan báo chí hiện nay. Bài 2: Hệ sinh thái số và định hướng phát triển báo chí số. Làm báo Online. Link: https://nguoilambao.vn/phat-trien-nghiep-vu-bao-chi-so-o-co-quan-bao-chi-hien-nay-n59706.html
(5) Tiến sĩ Alan D. Thompson (tháng 2 năm 2023) trích dẫn báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Scholes, Bernanke, MIT), https://lifearchitect.ai/ chatgpt/#timeline
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đỗ Thị Thu Hằng (2023), Phát triển nghiệp vụ báo chí số ở cơ quan báo chí hiện nay, Bài 1: Tác phẩm báo chí số và mô hình tòa soạn số, Tạp chí Nghề báo Online. Đường dẫn: https://nguoilambao.vn/phat-trien-nghiep-vu-bao-chi-so-o-co-quan-bao-chi-hien-nay-n59683.html.
2. Đỗ Thị Thu Hằng (2023), Phát triển nghiệp vụ báo chí số ở các cơ quan báo chí hiện nay. Bài 2: Hệ sinh thái số và định hướng phát triển báo chí số. Làm báo Online. Đường dẫn:
https://nguoilambao.vn/phat-trien-nghiep-vu-bao-chi-so-o-co-quan-bao-chi-hien-nay-n59706.html
3. Alan D. Thompson (tháng 2 năm 2023) trích dẫn báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Scholes, Bernanke, MIT), https://lifearchitect.ai/chatgpt/#timeline
4. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Thông tin và Truyền thông (2022), Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.109.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 6/2023
Bài liên quan
- Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Phát triển nội dung số của cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Xem nhiều
-
1
Rạng rỡ Việt Nam
-
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: 95 năm tiên phong vì Tổ quốc và nhân dân
-
3
Thư chúc mừng năm mới của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
-
4
Mười sự kiện, hoạt động nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024
-
5
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đến thăm và chúc mừng Học viện nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng
Trên cơ sở nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bài viết phân tích, nhận diện và đấu tranh với những luận điểm sai trái và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, đề xuất giải pháp mang tính kiến nghị, góp phần đấu tranh chống quan điểm sai trái, tư tưởng thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
Quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam
Quản trị truyền thông thương hiệu đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn mà với cả các công ty startup (khởi nghiệp) cũng coi trọng vai trò của thương hiệu và đã có những hoạt động tích cực đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Nghiên cứu này phân tích các chiến lược quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu với 02 nhà lãnh đạo, quản lý và phân tích các tài liệu thực tế, bài báo chỉ ra, quản trị truyền thông thương hiệu là yếu tố cốt lõi trong việc thu hút khách hàng, tạo dựng niềm tin và khẳng định vị trí của thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân sự trong hoạt động quản trị truyền thông thương hiệu là thách thức chính của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra các phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị truyền thông thương hiệu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
Trí tuệ nhân tạo và báo chí số
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - viết tắt là AI) cùng với các công nghệ số mới như bockchain, xR… là công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội dung số, cũng là một thách thức lớn trong sáng tạo nội dung và quản trị toà soạn, nhất là với tòa soạn số hiện nay.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số là xu thế khách quan và là con đường tất yếu đối với các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các tạp chí khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong thời gian qua, các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quy trình hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số của các tạp chí Học viện, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số các tạp chí trong thời gian tới.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận