Những chỉ dẫn của Bác Hồ về phòng, chống bệnh “suy bì” trong nội bộ
(TG) - Một trong số những “kẻ thù hung ác” của đạo đức cách mạng, của xã hội chủ nghĩa là bệnh suy bì. Sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “suy bì”, tị nạnh, Bác Hồ đã có những phân tích thấu đáo về nguyên nhân, chỉ ra biện pháp khắc phục. Những lời căn dặn vẫn còn tính thời sự cho đến hôm nay.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. (Tranh bột màu của Nguyễn Dương).
SUY BÌ - LÀ CHƯA XỨNG ĐÁNG TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ngay từ rất sớm, trong quá trình xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo rõ tác hại của tính suy bì. Nói chuyện với hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An (ngày 14/6/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đầu óc tư tưởng người đảng viên là đưa hết tinh thần, lực lượng phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Thế nhưng, một nửa phục vụ nhân dân, một nửa lại suy tị, như thế là chưa toàn tâm, toàn lực, là chưa xứng đáng tư cách của người đảng viên”(1). Như vậy, theo Người, tư cách của người đảng viên không cho phép tồn tại bệnh “suy bì”. Không những vậy, Người còn nhận diện rõ những biểu hiện “lâm sàng” của bệnh “suy bì” trong từng lĩnh vực, từng đối tượng khác nhau, cụ thể:
Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, Người giải thích rằng: “Khuyết điểm thứ hai là suy bì đãi ngộ và địa vị. Suy bì tức là so sánh, mà so sánh có nên không? Nên. Nhưng biết so sánh như thế nào cho tốt, so sánh như thế nào là không tốt. Đảng, Trung ương rất cảm thông với các đồng chí, nhất là các đồng chí ở xã gặp khó khăn nhiều, về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất. Nói về so sánh thì nên so sánh nhưng chúng ta cần phải so sánh với những đồng chí, những cán bộ có đạo đức cách mạng hơn mình, lập trường tư tưởng vững hơn mình, tác phong dân chủ và tinh thần trách nhiệm hơn mình. So sánh với những đồng chí như thế để mà học, để mà tiến bộ. Thế là nên so sánh. Còn so sánh về vật chất thì ngược lại nên so sánh với những đồng chí cố nông, bần nông, với những đồng bào thiểu số”(2).
“... Nên so sánh nhưng chúng ta cần phải so sánh với những đồng chí, những cán bộ có đạo đức cách mạng hơn mình, lập trường tư tưởng vững hơn mình, tác phong dân chủ và tinh thần trách nhiệm hơn mình... Còn so sánh về vật chất thì ngược lại nên so sánh với những đồng chí cố nông, bần nông, với những đồng bào thiểu số”. |
Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, Người chỉ rõ: “Có một số cán bộ, chiến sĩ có óc công thần, cho ta đây có thành tích, lâu năm, cho ta là trời, sa xuống cái hố cá nhân chủ nghĩa, suy bì đãi ngộ, quên rằng mọi cán bộ, mọi chiến sĩ quân đội nhân dân phải hết lòng phục vụ, không nên một nửa thì phục vụ, một nửa thì suy bì ghen tị”(3).
Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, Người huấn thị: “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống chủ nghĩa cá nhân. Thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn”(4).
Đối với cán bộ công đoàn, Người căn dặn: “Phải đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, chống thói kèn cựa, suy bì, ích kỷ. Phải có lề lối làm việc xã hội chủ nghĩa tức là siêng năng, khẩn trương, khiêm tốn, luôn luôn cố gắng tiến bộ làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho”(5).
Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp, Người cho rằng, từ bệnh suy bì khiến cán bộ có biểu hiện “đứng núi này, trông núi nọ”: “Có một số cán bộ chưa thật yên tâm công tác, như vậy không đúng. Làm cán bộ không phải là để thăng quan, phát tài. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Cán bộ làm công tác gì cũng vì dân vì nước. Nếu làm tròn nhiệm vụ là vẻ vang, là anh hùng. Không nên đứng núi này, trông núi nọ”(6).
Đối với cán bộ, giáo viên, Người phê bình: “Công tác bình dân học vụ tuy không có gì tiếng tăm lừng lẫy, không kêu nhưng rất vẻ vang. Chớ đứng núi này trông núi nọ. Chớ có tư tưởng bỏ bình dân học vụ đi học kỹ thuật, đi dạy trường phổ thông, đi làm nghề khác là không đúng”(7).
NGUỒN GỐC BỆNH "SUY BÌ" TỪ ĐÂU?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bệnh “suy bì” của cán bộ, đảng viên có căn nguyên chủ quan là từ chủ nghĩa cá nhân, trong Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 24/3/1961, Người giải thích rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội”(8).
“Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống chủ nghĩa cá nhân. Thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn”. |
Bên cạnh việc khen ngợi những đảng viên và cán bộ một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân, Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc phê bình những cán bộ có thói hư, tật xấu mà họ mắc phải và nhắc nhở họ phải quyết tâm sửa chữa. Người nhấn mạnh: “Một số ít đảng viên và cán bộ còn tư tưởng tiêu cực, suy tị, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ, không gương mẫu. Đó là chủ nghĩa cá nhân, những đồng chí ấy phải quyết tâm sửa chữa”(9).
Về nguyên nhân khách quan, với cách nhìn biện chứng, Người cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội nước ta còn khó khăn, việc khắc phục những khuyết điểm của Đảng, Chính phủ, của từng cán bộ, đảng viên không thể trong một sớm, một chiều, Người viết: “Từ một năm nay, nội hoạn (nguy cơ ở bên trong), ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã.
Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong”(10).
Người cho rằng, mặc dù Đảng và Chính phủ đã quyết tâm thực hiện công bằng xã hội, giải quyết hài hòa các lợi ích song không thể giải quyết đồng thời và có sự công bằng tuyệt đối được. Vì vậy, vẫn có hiện tượng suy bì, tị nạnh: “Cố nhiên là Đảng, Chính phủ trong lúc cân nhắc phải công bằng hợp lý, nhưng đảng viên ta, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng rất đông, có hàng mấy vạn người không phải luôn luôn xếp đặt hợp lý được. Cố nhiên phải tìm cách làm cho công bằng hợp lý, nhưng cũng khó hoàn toàn. Vì vậy kèn cựa địa vị là không nên, không tốt”(11).
PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH "SUY BÌ"
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phương thức khắc phục bệnh tai hại này, trước hết, cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân. Vì thế, Người yêu cầu: “Chống chủ nghĩa ba phải; trái phải, phải dứt khoát, phải rõ ràng, không được nể nang. Can đảm bảo vệ chính nghĩa, dũng cảm tự phê bình và phê bình. Xác định toàn tâm toàn ý, 100% phục vụ nhân dân. Có thế mới khắc phục được khuyết điểm, phát huy được ưu điểm. Còn so sánh địa vị, còn suy bì hưởng thụ thì chỉ có 50% phục vụ nhân dân còn 50% là phục vụ cá nhân mình”(12). Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
Thứ hai, cán bộ phải trau dồi đạo đức cộng sản, xây dựng tinh thần toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người yêu cầu: “Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai… Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư”, và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản”(13). Đồng thời, phải ra sức học tập và dựa vào nhân dân để sửa chữa sai lầm, khuyết điểm: “Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”(14).
Những lời căn dặn của Bác Hồ về phòng, chống bệnh “suy bì” của cán bộ, đảng viên vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, từ việc suy bì, tị nạnh dẫn đến biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Chẳng hạn như “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi” mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra.
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn Đảng đang chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng thì những chỉ dẫn trên của Bác Hồ lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong nhiệm kỳ XII, các nghị quyết, chỉ thị, quy định căn bản của Đảng ta quyết liệt đặt ra các yêu cầu về xây dựng Đảng, xây dựng đạo đức cách mạng như trong Quy định về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương” theo tinh thần Hội nghị lần thứ 8, khóa XII; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị Số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý … Khắc phục bệnh suy bì cũng là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định trên; khắc phục một biểu hiện quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý, quan tâm phê phán nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng./.
________________________
(1) (2) (3) (6) (7) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.10, tr.617, 606, 628, 320, 369, 606-607.
(4) (12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.249, 249.
(5) (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.123, 488.
(8) (13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.90, 67.
(10) (14) Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd, t.5, tr.75, 325.
Hà Sơn Thái - Phạm Văn Dương
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ truyền thông, báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí truyền thống đứng trước cơ hội và thách lớn. Báo chí nước ta là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng, đáp ứng yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận