Những kinh nghiệm và bài học trong quá trình phát triển tập đoàn báo chí ở Trung Quốc
Từ năm 1996, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép thành lập tập đoàn báo chí. Tập đoàn được thành lập thí điểm đầu tiên là tập đoàn báo chí Quảng Châu do Tổng cục xuất bản báo chí và Bộ tuyên truyền Trung Quốc cấp giấy phép. Như vậy, ở Trung Quốc tập đoàn báo chí là một hình thức được Chính phủ công nhận, đến nay trên toàn đất nước Trung Quốc đã có hơn 40 tập đoàn báo chí khác ở trung ương và địa phương được thành lập. Ngoài ra, có khoảng hơn chục tờ báo ở địa phương tự gọi là tập đoàn báo chí do chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan cấp danh đăng ký kinh doanh không cần phê chuẩn chuẩn Tổng cục xuất bản và Bộ tuyên truyền. Tuy mới phát triển được gần 10 năm, nhưng việc xây dựng và thành lập tập đoàn báo chí của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ. Với những thành quả đã đạt được, tập đoàn báo chí của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến những kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc trong quá trình phát triển tập đoàn báo chí.
Một vài điểm mới trong việc xây dựng và hình thành tập đoàn báo chí ở Trung Quốc.
1.Vấn đề thể chế
1.1 Thể chế của tập đoàn:
Nói một cách đơn giản là tập đoàn làm báo hay báo làm tập đoàn, tức là vấn đề về quan hệ giữa báo ngày (tờ báo chính) và tập đoàn. Tập đoàn báo chí ở Trung Quốc chủ yếu là do các tờ báo Đảng thành lập nên. Như vậy, sau khi tập đoàn được thành lập, tập đoàn sẽ phục vụ tốt hơn cho việc làm các tờ báo chủ đó hay là tập đoàn sẽ trở thành chủ thể để kinh doanh trong thị trường báo chí, mục đích để đem lại lợi ích chung cho tập đoàn (bao gồm cả lợi ích xã hội)? Điều này đã trở thành một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới việc phát triển tập đoàn báo chí ở Trung Quốc.
Trước đây một quan điểm phổ biến cho rằng "báo làm tập đoàn", tức là mục đích của việc thành lập tập đoàn là thu được nhiều lợi nhuận hơn để làm báo Đảng (báo chủ). Nhưng đây chỉ là việc lấy tuyên truyền làm bản vị, chỉ chú trọng nhấn mạnh phương thức tư duy tuyên truyền, đã có phần xa rời với chủ trương mà trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra là phát triển báo chí trở thành ngành văn hoá phải đi liền với việc kiên trì đúng đắn định hướng dư luận của báo chí trong xã hội.
Do cơ chế này rất khó làm cho tập đoàn báo chí phát triển lớn mạnh hơn, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tập đoàn báo chí - một ngành văn hoá quan trọng ở Trung Quốc. Do thể chế nội bộ của tập đoàn báo chí không dễ điều hoà thống nhất, mà ngược lại cũng hạn chế sự phát triển của báo Đảng. Đương nhiên, trong chiến lược phát triển chung của tập đoàn báo chí, thì vấn đề làm tốt báo Đảng là một công việc quan trọng. Một ví dụ cụ thể, tập đoàn báo chí Triết Giang nhật báo và tập đoàn báo chí Ninh Ba nhật báo đều xác định ra một con đường, đó là kinh doanh báo Đảng cũng giống với các báo khác, nghĩa là ban biên tập tự hạch toán ngân sách, một mặt đảm bảo việc đầu tư cho báo Đảng, xúc tiến đưa báo Đảng đứng vững trên thị trường. Mặt khác làm tăng tính tích cực của cán bộ nhân viên làm báo Đảng, từ đó xây dựng được cơ chế đánh giá đúng thành tích trong công việc và khen thưởng cho từng cá nhân. Cách làm này không phải là để làm giảm đi địa vị chính trị của báo Đảng, mà chủ yếu dựa trên thể chế quản lý kinh doanh - coi chúng như một trong những sản phẩm của tập đoàn để nghiên cứu, xem xét, căn cứ theo quy luật của thị trường và nhu cầu quản lý doanh nghiệp hiện đại để vận hành. Điều đó sẽ liên quan đến các quan hệ của mọi phương diện trong tập đoàn, chủ yếu sẽ liên quan đến một số thay đổi trong sự phân công lãnh đạo ở những vị trí chủ đạo, đó là một vấn đề tồn tại khách quan. Nhưng chỉ cần xem xét một cách đúng đắn, giải quyết tốt được vấn đề này sẽ có lợi cho tương lai phát triển của tập đoàn báo chí, như vậy cũng sẽ có lợi cho sự phát triển của báo Đảng.
Một ví dụ khác, sau khi tập đoàn báo chí Thâm Quyến được thành lập do sự sáp nhập của tập đoàn báo chí ở đặc khu Thâm Quyến với tòa soạn Thâm Quyến thương mại báo, đã phát hành được 4 tờ báo chính là: Thâm Quyến đặc khu báo, Thâm Quyến thương báo, Thâm Quyến buổi chiều, và Tinh báo. Bốn tờ báo này đều do tập đoàn báo chí Thâm Quyến quản lý phân công công việc và chỉ đạo, không có tờ báo nào có thể nói rằng mình là tờ báo chính, được tập đoàn nuôi. Các tổng biên tập cũng rất tích cực, mặc dù chức vụ và địa vị không giống nhau, nhưng những chỉ tiêu về kinh tế lại là quan điểm chung của họ. Cách vận hành theo cơ chế này tương đối thuận lợi.
1.2 Thể chế lãnh đạo:
Chủ yếu là thể hiện ở vấn đề lãnh đạo của Đảng uỷ và cơ cấu quản lý pháp nhân. Trong một thời gian dài, toà soạn báo của Trung Quốc đều là cơ quan hành chính sự nghiệp, báo Đảng là cơ quan ngôn luận của Đảng. Cho dù tập thể lãnh đạo của các toà soạn là đảng uỷ, ban biên tập hay là hội đồng toà soạn đi nữa thực chất đều là sự lãnh đạo tập thể của Đảng uỷ. Đảng uỷ đã xác định được rõ phương châm tuyên truyền và tầm quan trọng của định hướng dư luận, một thời gian thực tiễn dài đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng uỷ là có hiệu quả, nhưng vận dụng cách lãnh đạo đó vào kinh doanh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi khuyết điểm, đó là: tốc độ của quyết sách chậm, phản ứng với thị trường chậm.
Cơ cấu quản lý pháp nhân hiện nay thực chất là người có vốn uỷ thác quyền kinh doanh cho người có khả năng quản lý nguồn vốn đó, đó là quan hệ uỷ thác giữa hai bên với nhau. Người có vốn uỷ thác là người có cổ phần, người được uỷ thác là người quản lý, quan hệ giữa hai bên chính là vấn đề mà cơ cấu quản lý pháp nhân hiện nay phải giải quyết. Qua kinh nghiệm của nước ngoài và của Trung Quốc cho thấy, muốn giải quyết tốt quan hệ giữa hai bên thì cần phải có hai điều kiện: một là, bên uỷ thác phải giao hết quyền cho bên được uỷ thác; hai là, phải có sự giám sát chặt chẽ tới bên được uỷ thác. Đồng thời việc giao quyền này phải được phân công rõ ràng tới một người cụ thể. ưu điểm của việc Đảng uỷ lãnh đạo là có thể giám sát, quản lý lẫn nhau, nhưng nhược điểm là do tập thể đưa ra quyết sách, tập thể phụ trách, nhưng thực tế do ai phụ trách, ai chịu trách nhiệm thì lại không rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến quyết sách tốc độ chậm, trách nhiệm không rõ ràng, đồng thời lại không có sự khích lệ, khen thưởng đối với người lãnh đạo.
Một doanh nghiệp muốn đảm bảo được việc phân công trách nhiệm rõ ràng thì phải áp dụng chế độ người đứng đầu chịu trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là phải giao toàn bộ trách nhiệm, toàn bộ quyền lãnh đạo, toàn bộ quyền giám sát cho người đó. Đương nhiên cũng vẫn phải có sự lãnh đạo của Đảng, thế nhưng không nhất định phải thành lập cả một hội đồng lãnh đạo.Yêu cầu đối với nhóm đưa ra quyết sách là hội đồng quản trị phải có thành phần người bên ngoài tham gia và hoàn toàn độc lập. Nếu như các thành viên trong hội đồng quản trị đều là người trong nội bộ thì sẽ ảnh hưởng đến việc giao nhiệm vụ và điều hành công việc trong nội bộ. Đây là vấn đề mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và yêu cầu báo chí phải học hỏi những cách làm tiên tiến của nước ngoài. Nhìn bên ngoài xem ra có nhiều tập đoàn báo chí ở Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề này, ví dụ Đảng uỷ của một số tập đoàn báo chí ở Trung Quốc lại chuyển hết thành hội đồng quản trị; ban kiểm tra kỷ luật Đảng và công đoàn của tập đoàn lại chuyển thành hội đồng giám sát. Như vậy về hình thức xem ra cũng phù hợp với đặc điểm cơ cấu quản lý của pháp nhân hiện nay, nhưng thực chất phương thức điều hành này đã mâu thuẫn với chế độ của doanh nghiệp hiện đại. Đây chính là bài học cần được rút kinh nghiệm cải cách thể chế lãnh đạo của các tập đoàn báo chí của Trung Quốc. Về điểm này, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc trong quá trình cải cách đã phải đi rất nhiều đường vòng, điều này rất đáng để cho các tập đoàn báo chí của Trung Quốc học tập.
2. Vấn đề về cơ chế
2.1. Sắp xếp dây chuyền sản xuất:
Chủ yếu là quan hệ giữa thống nhất và phân công. Trước kia, sản phẩm của toà soạn chỉ có một loại, các phòng ban cơ bản là phân công theo chức năng của mình, về tổng thể đã hình thành nên một dây chuyền sản phẩm độc lập. Sau khi thành lập, tập đoàn sẽ xuất hiện nhiều thực thể, nhiều loại báo, như vậy hiển nhiên là không phù hợp với cơ chế kinh doanh trước kia. Làm thế nào để tạo ra một dây chuyền sản phẩm đã trở thành một vấn đề rất nóng bỏng của tập đoàn báo chí ở Trung Quốc hiện nay. Từ góc độ quản lý cho thấy, việc thống nhất hay phân công của cơ chế kinh doanh này sẽ căn cứ theo sản phẩm hoặc chức năng để phân chia ra các phòng ban phụ trách cho hợp lý.
Hiện nay, tình hình chung của các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc là: đối với những tờ báo đem lại nguồn lợi nhuận lớn, mức độ thị trường hoá cao thì trong nội bộ đều căn cứ theo chức năng để xây dựng lên dây chuyền sản xuất; nhưng đối với tập đoàn thì lại lấy sản xuất làm cơ sở để xây dựng lên dây chuyền sản xuất. Vậy làm thế nào để thể hiện được hợp lực của tập đoàn? Đây là một vấn đề mà các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc đang băn khoăn. Mục đích của việc thành lập các tập đoàn báo chí là nắm bắt và điều chỉnh tốt hơn các tài nguyên của thị trường, bao gồm từ khâu sản xuất, cung cấp đến tiêu thụ. Nói một cách khác chính là việc chiếm lĩnh thị phần. Thế nhưng, rất nhiều báo khó hình thành được hợp lực này. Ví dụ một số tờ báo phụ san mới ra thì nguồn quảng cáo chính chủ yếu là lấy từ các tờ báo chủ mà tập đoàn hiện có. Điều này ắt sẽ gây ra sự cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn như việc ép giá giữa các tờ báo với nhau.
Để tránh những hiện tượng nói trên, có người đã đề ra biện pháp đưa phát hành và quảng cáo hợp thành một khâu kinh doanh thống nhất. Mức tăng trưởng năm 2003 của tập đoàn báo chí Thâm Quyến chủ yếu là do sự "hợp thành" tạo nên. Ví dụ giá quảng cáo của một mặt báo do không có cạnh tranh ép giá, nên đã tăng thêm được hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 20 triệu đồng VN), riêng tờ Thâm Quyến đặc khu báo cao nhất có lúc tăng thêm được 18.000 NDT (khoảng 36 triệu đồng); thu nhập trong lĩnh vực phát hành cũng có phần gia tăng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, hợp thành một khâu thống nhất trong kinh doanh dễ dẫn đến việc quản quá chặt. Giữa mắt xích sản xuất báo và mắt xích tiêu thụ của tập đoàn không được thông suốt, điều này khá là nguy hiểm. Hiện trạng của tập đoàn báo chí Văn Hội Tân Dân liên hợp chính là kết quả của sự hợp thành quá chặt. Do mắt xích lợi ích gắn kết giữa khâu sản xuất báo và khâu kinh doanh tiêu thụ bị đứt đoạn khiến cho thành quả của việc sản xuất báo và thành quả của kinh doanh trở nên hoàn toàn không có quan hệ với nhau, báo làm tốt hay không tốt đều có thu nhập lương như nhau. Lâu dần sẽ làm cho việc làm báo và kinh doanh sẽ bị đối lập với nhau. Như vậy hai khâu này sẽ bị mất đi tính tích cực trong việc tham gia cạnh tranh trên thị trường và còn đổ trách nhiệm cho nhau, bài học này nhất định phải rút kinh nghiệm.
Trên thực tế, cho dù là thống nhất hay phân công đều căn cứ vào tình hình cụ thể của các tập đoàn, trong đó phải tuân thủ ba nguyên tắc sau: một là, dây chuyền sản xuất phải thống nhất, gắn liền; hai là, cơ chế đem lại lợi ích phải thông suốt; ba là, yếu tố sức sản xuất tiên tiến phải có tác động chủ đạo trong dây chuyền sản xuất, tức là tập đoàn phải lấy tờ báo có sức cạnh tranh lớn nhất trong thị trường làm nguồn chính để phát hành và thu hút quảng cáo chủ. Điều đặc biệt cần chỉ ra rằng, muốn thành công lớn trong lĩnh vực này, tập đoàn báo chí phải để cho người có năng lực nhạy bén trong việc nhìn nhận thị trường đảm nhiệm, phụ trách khâu sản xuất.
2.2 Chế độ thưởng phạt:
Đây chính là quan hệ giữa đội ngũ những người làm báo với những thành quả trong kinh doanh. Hiện nay, chế độ thưởng phạt ở các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc nhìn chung còn tương đối lạc hậu, vẫn còn tồn tại hiện tượng của thời bao cấp, sự chênh lệch về tiền lương vẫn còn nhỏ. Một mặt sự giám sát đối với những cán bộ chủ chốt trong quản lý kinh doanh của tập đoàn còn chưa đủ, mặt khác chế độ thưởng phạt cũng chưa rõ ràng. Đây cũng là hiện tượng khá phổ biến trong ngành báo chí ở Trung Quốc.
Trong cơ chế của báo chí Trung Quốc hiện nay, chưa có một chế độ khen thưởng hợp lý, chưa có biện pháp để xây dựng lên một chế độ thưởng phạt rõ ràng như các doanh nghiệp hiện đại khác. Tốp những tổng biên tập của các tập đoàn báo chí được thành lập đầu tiên ở Trung Quốc đều là những người có năng lực quản lý lãnh đạo và đều được mọi người đánh giá cao thì dùng biện pháp gì để khen thưởng khích lệ họ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp báo chí? Nếu chỉ được lĩnh tiền lương hàng tháng không thôi thì họ sẽ cảm thấy không công bằng, thậm chí chán nản. Nếu họ lấy những đồng tiền mà họ cho rằng xứng đáng với những công sức mình bỏ ra, thì sẽ nảy sinh ra những vấn đề của "công" và của "tư". Nếu xử lý không tốt vấn đề của "công" và của "tư" thì dẫn đến hiện tượng tổng biên tập "có vấn đề" hoặc chế độ khen thưởng không hợp lý. Đây là một trong những mâu thuẫn chủ yếu trong cải cách, liên quan tới việc điều chỉnh lợi ích kinh tế trong nội bộ tập đoàn. Thế nhưng, nếu vấn đề này không được giải quyết, thì khó mà giải quyết được vấn đề động lực thúc đẩy tập đoàn phát triển lên tầm cao mới.
2.3 Chế độ dùng người:
Chủ yếu là quan hệ giữa "người mới" và "người cũ" - tức là vấn đề được nảy sinh ra do sự chuyển đổi giữa hai cơ chế. Để giải quyết vấn đề này, một mặt Trung Quốc đã đề ra một chính sách về kinh tế, mặt khác cần phải hoàn thiện chế độ đảm bảo xã hội. Muốn hoàn thiện chế độ đảm bảo xã hội thì phải tiến hành điều chỉnh lại chế độ đảm bảo xã hội cũ đã có. Dùng hình thức thị trường hoá để tiến hành cải cách chế độ đảm bảo xã hội trong cơ quan hành chính sự nghiệp. Cùng với việc đẩy mạnh trong cải cách báo chí và cải cách của cơ quan hành chính sự nghiệp trung ương thì vấn đề này sẽ ngày càng rõ ràng hơn.
Uỷ ban phát triển và cải cách của Trung Quốc đã đưa ra bốn con đường trong việc cải cách các cơ quan hành chính sự nghiệp: một là chịu sự quản lý của nhà nước; hai là chuyển hoá thành doanh nghiệp; ba là đổi thành tư nhân; bốn là huỷ bỏ. Trong đó báo chí thuộc diện thứ hai - được chuyển hoá thành doanh nghiệp. Hơn 20 năm qua, báo chí Trung Quốc đã phát triển theo định hướng này. Do bản thân báo chí phải đối mặt với cục diện của tình hình mới cộng với việc trung ương tiến hành cải cách ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khiến cho báo chí của Trung Quốc bắt buộc phải tiến hành cải cách.
3. Chiến lược phát triển
Bản thân sự phát triển của tập đoàn báo chí ở Trung Quốc hiện nay còn thiếu những quy hoạch tổng thể có tính khoa học. Hơn nữa, trong thực tế các tập đoàn cũng thiếu sự phân tích thị trường, không xem xét một cách thấu đáo cơ sở tồn tại, môi trường tồn tại và quy mô phát triển của tập đoàn. Một địa phương có nền kinh tế phát triển như thế nào mới có thể phát triển được tập đoàn báo chí? Khi đề ra kế hoạch thì thường không xem xét kỹ lưỡng. Ví dụ một toà soạn nào đó đề ra mục tiêu là phát hành hơn 1 triệu tờ báo chủ một ngày, nhưng sau khi tính toán một cách có khoa học thì phát hiện là không cần thiết bởi nếu lượng phát hành đạt tới mức như vậy thì sẽ dẫn đến thua lỗ. Đó là lý do sau khi một thực thể kinh tế phát triển đến một quy mô nhất định, thì giới hạn hiệu quả kinh tế của nó giảm dần, thực thể kinh tế càng lớn thì giới hạn hiệu ích càng nhỏ. Ngoài ra, có một vấn đề mấu chốt là phải xem xét thị trường có khả năng dung nạp được quy mô phát triển của nó hay không?
3.1 Kết cấu ngành nghề:
Chủ yếu là vấn đề quan hệ giữa ngành kinh doanh chính với các ngành kinh doanh mở rộng ra. Những năm qua, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc đã dấy lên nhiều phong trào kinh doanh khác nhau, nhưng có thể tổng kết bằng ba ý sau: bài học nhiều hơn kinh nghiệm, lỗ nhiều hơn lãi, thất bại nhiều hơn thành công. Một bằng chứng cho thấy, vào những năm 80 của thế kỷ 20, có toà soạn báo của Trung Quốc trong kinh doanh đã bị thua lỗ tới 60 triệu Nhân dân tệ (khoảng 120 tỷ đồng VN). Điều này chủ yếu do cách làm chưa đúng, sự chuẩn bị về nhân tài, chuẩn bị về nguồn vốn chưa được kỹ lưỡng. Hiện nay, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc có nên mở rộng phạm vi kinh doanh sang các ngành nghề khác hay không còn phải xem xét tình hình cụ thể. Về mặt này, khoảng cách giữa các tập đoàn báo chí càng ngày càng lớn. ở một số vùng lạc hậu, ngay cả việc chuyên kinh doanh báo còn chưa đứng vững trên thị trường chứ đừng nói đến việc có nhân lực và nguồn vốn kinh doanh các lĩnh vực khác.
Tập đoàn báo chí nên lấy việc làm báo là ngành kinh doanh chính, nó không chỉ làm báo đơn thuần mà phải làm và kinh doanh các ngành khác. Tìm được một lĩnh vực thích hợp để tập đoàn báo chí kinh doanh và thực hiện chiến lược đầu tư là điều rất cần thiết. Một tập đoàn báo chí trước khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, thì đầu tiên phải xác định rõ phương hướng phát triển của mình. Tập đoàn báo chí có thể tìm cơ hội phát triển kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, đưa tập đoàn báo chí trở thành tập đoàn kinh doanh tổng hợp các lĩnh vực văn hoá, đặc biệt tập đoàn báo chí rất có ưu thế ở những vùng mà kinh tế văn hoá còn tương đối lạc hậu.
3.2 Vấn đề về kết cấu:
Tức là quan hệ giữa các tờ báo trong tập đoàn và sự phân công thị trường giữa các tờ báo. Hiện nay một số tập đoàn báo chí ở Trung Quốc đã xuất hiện trường hợp càng nhiều phụ san thì càng khó làm. Hiện tại, có rất nhiều tập đoàn báo chí tung ra trên cùng một thị trường nhiều tờ báo có cùng một tầng lớp độc giả. Qua điều tra cho thấy, những tập đoàn báo chí kinh doanh theo kiểu này đều khó mà thành công. Đầu tiên, tập đoàn báo chí phải tránh tình trạng cạnh tranh không cần thiết giữa các phụ san trong nội bộ tập đoàn trên cùng một thị trường, từ đó tạo ra một hợp lực, nắm chắc được phần thắng trong tay.
Hiện nay đã có rất nhiều các ngành trong tập đoàn báo chí đã ý thức được điều này. Vài năm gần đây tại Trung Quốc đã có một số tập đoàn báo chí đã tiến hành điều chỉnh lại kết cấu sản phẩm và đã thu được một số thành công. Tổng cục xuất bản báo chí Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu vấn đề xuyên khu vực ở một số nơi và chuẩn bị đưa ra một số chính sách ủng hộ tập đoàn báo chí làm báo xuyên khu vực. Rất có thể là các tập đoàn báo chí của tỉnh sẽ thử làm báo xuyên khu vực trong nội tỉnh, sau đó sẽ mở rộng ra cho các tập đoàn báo chí khác làm báo xuyên khu vực. Điều này có liên quan đến vấn đề lãnh đạo về chính trị và hành chính của Đảng và chính quyền địa phương, bởi vì báo chí không chỉ là công cụ thương mại, mà còn là công cụ khống chế chính trị, vì thế Đảng và chính quyền địa phương rất coi trọng điều này.
Sau gần 10 năm Chính phủ Trung Quốc cho phép các phương tiện thông tin đại chúng thành lập tập đoàn báo chí, tuy đã đạt được những thành tích đáng kể, song vẫn còn không ít nhược điểm đó là: chiến lược phát triển và con đường phát triển của các tập đoàn báo chí không rõ ràng, phương thức kinh doanh không linh hoạt, trình độ quản lý, khả năng sáng tạo không cao... Ngoài ra, có một số tập đoàn lại quá nóng vội để phát triển nhanh, mạnh nhưng không bền vững, không chú ý đến hiệu quả "hữu danh vô thực". Để khắc phục những nhược điểm trên, trong quá trình xây dựng và phát triển tập đoàn báo chí, Trung Quốc đã đề ra một số quyết sách: cần phải chú ý đến sự ổn định là cầu thực; thông qua hoàn thiện thể chế quản lý vĩ mô và vận hành cơ chế vi mô để sáng tạo; hoàn thiện những chính sách và pháp quy có liên quan; mở rộng con đường tập trung nguồn vốn an toàn hữu hiệu; hoàn thiện việc quản lý nguồn nhân lực; mở rộng và nâng cao sức cạnh tranh chính của tập đoàn; tìm tòi, phát hiện những phương pháp và sách lược tăng trưởng kinh tế để xúc tiến và đẩy mạnh tập đoàn hoá báo chí ở Trung Quốc ngày càng phát triển. Đồng thời cố gắng hết sức để nâng cao thực lực tổng thể của báo chí Trung Quốc để chiếm lĩnh được vị trí có lợi trong cạnh tranh của các tập đoàn báo chí thế giới.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4).2005
Nguyễn Thành Lợi
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chiều 12/03/2025, Chi bộ Phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đại hội có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Học viện; đồng chí Phạm Bình Dương, Phó Chánh Văn phòng Đảng - Hội đồng trường - Đoàn thể và toàn thể đảng viên Chi bộ phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận