Những yếu tố làm nên giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng
1. Truyền thống lịch sử, đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, sản phẩm báo chí chất lượng cao - những yếu tố làm nên giá trị văn hóa của cơ quan báo Đảng
Có nhiều cách tiếp cận, thuyết giải để đưa ra khái niệm. Có thể hiểu, văn hóa là những giá trị về vật chất và tinh thần do tự nhiên, xã hội và con người tạo ra. Nó được con người gìn giữ, phát huy.
Đảng ta rất coi trọng vấn đề văn hóa và luôn coi văn hóa là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển đất nước trên mọi phương diện. Cách đây 80 năm, tháng 2/1943, Đảng đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam”. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa là 3 nguyên tắc trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới. Đề cương về văn hóa năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Kể từ khi ra đời cho đến nay, nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Văn hóa thực sự là “ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi”(1).
Báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo chí ở Trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, chúng ta còn có hệ thống các cơ quan báo Đảng. Ở Trung ương, có Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và một số báo, tạp chí thuộc các Ban của Trung ương Đảng. Ở địa phương, có 63 tờ báo Đảng của 63 Tỉnh ủy, Thành ủy trong cả nước.
Mỗi cơ quan báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam đều có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Nhân Dân là tờ báo Đảng lớn nhất trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tờ báo Đảng địa phương đều ghi rõ trong măng sét “Cơ quan của Đảng bộ…, chính quyền và nhân dân…”.
Để các cơ quan báo Đảng thực sự phát huy vai trò, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ thì vấn đề văn hóa trong hoạt động báo chí phải được đặt lên hàng đầu. Năm 2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân phối hợp phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”.
Lễ phát động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, người làm báo về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí, giá trị của các sản phẩm báo chí và danh dự, uy tín của người làm báo; xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, trọng tâm là xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa; thúc đẩy và lan tỏa sự hưởng ứng, tham gia tích cực, tạo phong trào thi đua thiết thực và ý nghĩa để các cơ quan báo chí thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc...(2).
Vậy, điều gì làm nên các giá trị văn hóa trong cơ quan báo Đảng? Có thể khẳng định, đó là truyền thống lịch sử phát triển vẻ vang của cơ quan báo Đảng; đó là đội ngũ lao động báo chí chuyên nghiệp, đạo đức, bản lĩnh và phong cách; đó là chất lượng và hiệu quả của các tác phẩm, sản phẩm báo chí do cơ quan báo chí tạo ra. Cụ thể:
Thứ nhất, văn hóa trong cơ quan báo Đảng được khơi nguồn giá trị từ bề dày truyền thống lịch sử phát triển vẻ vang. Hầu hết các cơ quan báo Đảng của chúng ta đều có truyền thống lịch sử phát triển khá lâu đời.
Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11/3/1951 tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Nhân Dân kế tục truyền thống báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21/6/1925 và các báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Sự Thật.
Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với nhiều báo trên thế giới. Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp đổi mới xây dựng nước Việt Nam vì "Dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh", báo Nhân Dân luôn có mặt trên những trận tuyến nóng bỏng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Trong hơn 35 năm Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động từ Đại hội VI năm 1986, báo Nhân Dân đã tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến và ý chí của các tầng lớp nhân dân, tham gia tổng kết thực tiễn, hoàn thiện đường lối Đổi mới(3).
Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7/2/1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định xuất bản một tạp chí lý luận chung cho toàn Đảng và ba tờ báo tuyên truyền ở ba xứ. Thực hiện quyết định đó, Tạp chí Đỏ, mà Người sáng lập và Chủ bút đầu tiên là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ra số 1 ngày 5/8/1930. Từ đó đến nay, qua các giai đoạn cách mạng, tạp chí lý luận của Đảng đã nối tiếp nhau ra mắt bạn đọc. Và qua những chặng đường phát triển, tạp chí lý luận của Đảng đã không ngừng trưởng thành, và đã có những đóng góp tích cực vào việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lý luận của Đảng(4).
Các cơ quan báo chí khác của các Ban trực thuộc Trung ương Đảng như Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Dân vận,… cũng có một bề dày lịch sử phát triển, đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; đã và đang có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
63 cơ quan báo Đảng địa phương trong cả nước cũng đều có bề dày lịch sử phát triển vẻ vang. Các tờ báo Đảng địa phương ở miền Bắc ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ lúc còn xuất bản bí mật cho đến khi công khai. Các tờ báo Đảng ở miền Trung, Nam, dù ra đời muộn hơn, nhưng tiền thân cũng đều là những tờ tin, tập san của đảng bộ, chi bộ đảng ở địa phương hoạt động bí mật trong vùng địch chiếm đóng, rồi xuất bản công khai, nâng cấp, tăng kỳ trong thời kỳ non sông liền một dải, dựng xây phát triển đất nước.
Có thể kể đến hai tờ báo Đảng địa phương nổi tiếng như: Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng. Đây là hai tờ báo Đảng địa phương lớn nhất trong số 63 báo Đảng địa phương. Hà Nội mới là cơ quan của Thành ủy Thành phố Hà Nội, vinh dự được Bác Hồ đặt báo. Hiện nay, Hà Nội mới báo in xuất bản trong ngày, số Cuối tuần và phụ san Hà Nội Ngàn năm và Hà Nội mới điện tử cập nhật tin tức thời sự nóng hổi hằng ngày. Sài Gòn Giải phóng là cơ quan của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Là một tờ báo Đảng phát triển giữa thành phố đầu tàu của cả nước, Sài Gòn Giải phóng là một trong những tờ báo được công chúng Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận lựa chọn đọc tin tức hằng ngày.
Điểm qua lịch sử phát triển của các cơ quan báo Đảng của chúng ta, cho thấy đó là những giá trị cao cả, sự tự hào về truyền thống vẻ vang, mà lớn hơn cả, đó là giá trị làm nên văn hóa của cơ quan báo Đảng. Những giá trị lịch sử hào hùng của cơ quan báo Đảng gắn liên với lịch sử các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước Việt Nam ngày một phát triển bền vững.
Thứ hai, văn hóa trong cơ quan báo Đảng được kết tinh từ uy tín của đội ngũ lao động báo chí chuyên nghiệp, đạo đức, bản lĩnh và phong cách. Đội ngũ lao động báo chí đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của một cơ quan báo chí. Đội ngũ lao động lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí là đầu tàu, Tổng Biên tập là những “nhạc trưởng” chỉ huy, dẫn dắt “dàn nhạc” báo chí tạo ra các sản phẩm hấp dẫn công chúng. Đội ngũ lao động chuyên môn, nghiệp vụ báo chí như những “con ong chăm chỉ”, “kiếm mật ngọt” tin tức hằng ngày để phục vụ công chúng.
Lao động báo chí là lao động sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm thể hiện tính tập thể cao, trong đó có dấu ấn cá nhân của mỗi nhà báo với vai trò là tác giả của các tác phẩm báo chí.
Báo Đảng thuộc nhóm báo chí chính trị - xã hội. Đội ngũ lao động báo chí trong các cơ quan báo Đảng ở Trung ương và địa phương có những nguyên tắc, yêu cầu, đặc điểm lao động nghề nghiệp riêng có, trong đó phẩm chất chính trị, tin tưởng và trung thành vào đường lối lãnh đạo của Đảng là số 1. Cũng vì vậy, đại đa số nhà báo được cấp Thẻ đang làm việc trong cơ quan báo Đảng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu chuẩn để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo Đảng phải là Đảng viên, có trình độ chính trị cao, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp báo chí…
Các nhà báo đang công tác trong các cơ quan báo Đảng luôn tự hào khi đi tác nghiệp với danh nghĩa là nhà báo thuộc cơ quan báo chí của Đảng. Niềm tự hào này làm cho họ luôn hướng đến đưa tin nhanh nhạy, đúng, trúng và mang tính nhân văn.
Không chỉ là ý thức trách nhiệm với nghề báo, rất nhiều nhà báo công tác trong cơ quan báo Đảng thuộc thế hệ tiền bối và cả hiện tại trở thành những tấm giương sáng về nghề nghiệp với bản lĩnh chính trị vững vàng, phong cách sáng tạo báo chí độc đáo, làm nên thương hiệu cá nhân và cơ quan báo chí. Có thể kể tên những nhà báo tiêu biểu đã làm nên thương hiệu Báo Nhân Dân - cơ quan báo chí của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là các nhà báo như: Hoàng Tùng, Thép Mới, Quang Đạm, Hà Đăng, Hữu Thọ… Ở các báo Đảng địa phương như Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng và nhiều tờ báo Đảng địa phương khác cũng có nhiều tên tuổi. Họ đã làm rạng danh nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, chất lượng và hiệu quả của các tác phẩm, sản phẩm báo chí làm nên giá trị văn hóa của cơ quan báo Đảng. Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, bao gồm các yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, nhân vật, chi tiết, chính kiến của nhà báo) và hình thức (thể loại, kết cấu, ngôn ngữ…) do cá nhân hoặc tập thể tác giả (nhà báo) sáng tạo ra. Nó được bảo hộ quyền tác giả, các quyền liên quan và được trả thù lao (nhuận bút) theo quy định, đồng thời được phổ biến rộng rãi trong xã hội(5).
Tác phẩm là chất liệu quan trọng cấu thành sản phẩm báo chí. Mỗi sản phẩm báo chí do đội ngũ nhà báo tạo ra thông qua các hình thức sáng tạo như: lao động phóng viên; hoạt động biên tập, bình duyệt; tổ chức sản xuất, phát hành… Tùy theo tính chất của loại hình báo chí mà các nhà báo tạo ra các sản phẩm báo chí khác nhau. Đối với những chương trình phát trực tiếp, đưa tin tại hiện trường về những sự kiện bất thường, khung chương trình định sẵn sẽ bị phá vỡ, thay thế bằng việc phát tin trực tiếp. Đối với loại hình báo mạng điện tử, do là loại hình báo chí phi định kỳ, phi tuyến tính, do đó tính chất sản xuất sản phẩm không bị lệ thuộc vào kịch bản, khung sản phẩm đã định sẵn. Tính chất sản xuất theo quy trình tập thể theo phương thức làm báo truyền thống bị phá vỡ. Tòa soạn phân quyền cho cá nhân nhà báo chủ động sáng tạo, đăng tải và phát tán tin tức.
Dù là cơ quan báo Đảng nhưng tính chất sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí không nằm ngoài đặc điểm, tính chất, nguyên tắc, quy trình chung trong xuất bản báo chí. Tuy nhiên, các cơ quan báo Đảng ở Trung ương và địa phương cũng có sự khác biệt về quy mô tổ chức hoạt động tòa soạn, định kỳ xuất bản, loại hình sản phẩm, sự quy chuẩn khác biệt ở các khâu, bước trong quy trình sản xuất. Ví dụ, Nhân Dân là một cơ quan báo chí lớn của Đảng, là một trong những cơ quan báo chí xây dựng trở thành đơn vị báo chí chủ lực, đa phương tiện, do đó ở đây gần như hội tụ đủ đầy các loại hình báo chí, gồm: báo in (nhật báo, số chủ nhật, số hằng tháng, ấn phẩm Thời Nay), Nhân Dân điện tử, Truyền hình Nhân Dân.
Tạp chí Cộng sản sản xuất chủ yếu là sản phẩn in (ấn phẩm chính xuất bản định kỳ hằng tháng, chuyên san Hồ sơ Sự kiện xuất bản nửa tháng một số), ngoài ra xuất bản Tạp chí Cộng sản điện tử. Quy trình xuất bản sản phẩm tạp chí (cả in và điện tử) và ấn phẩm chuyên đề cũng khác biệt so với xuất bản báo Nhân Dân bởi tính chất làm tạp chí khác biệt so với làm báo. Việc sản xuất sản phẩm tạp chí thuộc các Ban của Trung ương Đảng chỉ có sản phẩm tạp chí in và phiên bản điện tử (phần lớn đăng tải lại nội dung của sản phẩm in, chỉ sản xuất riêng một số ít tin tức, bài phản ánh hoặc các chuyên mục). Riêng Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thì sản xuất sản phẩm giống như các tờ báo điện tử độc lập khác.
Ở các tòa soạn báo Đảng địa phương, mô hình tòa soạn được tổ chức gần giống nhau. Sản phẩm chủ yếu của các báo Đảng địa phương là báo in và phiên bản báo mạng điện tử. Một số ít báo Đảng địa phương xuất bản nhật báo, còn lại xuất bản thưa kỳ trong tuần (mỗi tuần 2-3 số) và thêm ấn phẩm cuối tuần hoặc phụ san. Các báo Đảng miền núi, biên giới, hải đảo thường xuất bản thêm tờ tin ảnh phục vụ nhóm công chúng chuyên biệt.
Có thể khẳng định, các tác phẩm và sản phẩm báo Đảng ở Trung ương và địa phương của chúng ta có chỗ đứng trong lòng công chúng cả nước, đóng góp quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể. Thời gian qua, nhiều nhà báo đang công tác tại các báo Đảng ở Trung ương và địa phương đoạt giải thưởng cao ở các mùa giải như: Giải thưởng báo chí quốc gia, Giải thưởng báo chí Búa liềm vàng, Giải thưởng viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Giải thưởng báo chí về thông tin đối ngoại, Giải thưởng báo chí về đấu tranh phòng chống tham nhũng… Nhiều ấn phẩm báo Đảng được trao giải thưởng thiết kế, trình bày bìa đẹp tại các Hội báo xuân, Hội báo toàn quốc hằng năm… Chính những điều này đã một phần làm nên giá trị văn hóa của các cơ quan báo Đảng.
2. Chuẩn hóa hoạt động nghề nghiệp tạo ra các chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng
Ngày nay, khi nói đến nghề báo là nói đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp báo chí. Vậy, thế nào là hoạt động báo chí chuyên nghiệp? Có thể hiểu, tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí đó là sự chuẩn hóa về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và quy trình lao động sáng tạo báo chí, văn hóa ứng xử, giao tiếp của đội ngũ nhà báo trong mỗi cơ quan báo chí. Cụ thể:
Một là, chuẩn hóa về kiến thức của đội ngũ nhà báo trong cơ quan báo Đảng. Nghề báo được ví như nghề ngoại giao. Người làm báo giỏi là người “nói chuyện” được với nhiều kiểu, loại người. Một nhà báo, buổi sáng trò truyện không dứt với một bác nông dân về chuyện cấy hái, nhưng buổi tối lại có thể đàm đạo với một nhà chính trị về các chuyện đại sự quốc gia. Để làm được như vậy, không có thứ gì khác trong mỗi nhà báo, đó là tri thức. Tri thức mà nhà báo có được thông qua chăm chỉ học tập từ sách vở, trường lớp, bạn bè, tích lũy thành tài sản trí tuệ của riêng mình để phục vụ nghề nghiệp báo chí. Năng khiếu của một nhà báo chỉ là một phần rất nhỏ, do thiên bẩm, còn lại phần lớn là từ khổ luyện mà nên.
Các cơ quan báo chí khi tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, ngoài quy chuẩn về bằng cấp (ưu tiên người tốt nghiệp các trường đào tạo về báo chí, truyền thông) thì thường ưa chọn những người có trình độ tri thức, hiểu biết sâu rộng về các vấn đề của đời sống xã hội. Chọn tuyển được một người có kiến thức sâu rộng vào làm việc trong cơ quan báo chí là chọn được một nhà báo giỏi sau này cho cơ quan báo chí.
Hai là, chuẩn hóa về kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo là chuẩn hóa đạo đức trong cơ quan báo Đảng. Bên cạnh kiến thức sâu rộng, mỗi nhà báo cần phải giỏi về kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng của nhà báo bao gồm những kỹ năng cứng (kỹ năng sáng tạo tác phẩm, biên tập, tổ chức xuất bản báo, kỹ năng lãnh đạo, quản lý báo chí, kỹ năng quản trị - kinh doanh báo chí…) và kỹ năng mềm (khả năng giải quyết các tình huống nghề nghiệp).
Các trường đào tạo báo chí đều giảng dạy, hướng dẫn thực hành kỹ năng làm báo mà bất kỳ người học nào cũng có thể thưc hiện được để sáng tạo một tác phẩm báo chí ở mức sơ đẳng nhất. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động báo chí sôi động, biến đổi không ngừng, nhất là hoạt động báo chí trong môi trường số hiện nay, đòi hỏi mỗi nhà báo phải biết thêm nhiều kỹ năng làm báo mới. Các tòa soạn thường “đào tạo lại” những người mới tốt nghiệp từ các trường báo chí theo những tiêu chuẩn riêng mà tòa soạn đặt ra.
Các cơ quan báo chí thường chuẩn hóa kỹ năng, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí ở các bước như: Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài, chủ đề sáng tạo; thu thập dữ liệu - thông tin; thể hiện tác phẩm; biên tập, hoàn thành tác phẩm; tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí; phát hành sản phẩm và theo dõi, xử lý thông tin phản hồi... Mỗi bước tiến hành trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đều có nguyên tắc, yêu cầu và những thao tác cụ thể. Mỗi bước trong quy trình sáng tạo đều gắn với những chuẩn mực đạo đức cụ thể.
Ba là, chuẩn hóa về khả năng làm chủ kỹ thuật, công nghệ làm báo cũng là cơ sở tạo ra chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong cơ quan báo Đảng.
Làm báo trong thời đại số mà nhà báo không đạt những chuẩn mực về trình độ sử dụng công nghệ thì không khác nào không nằm trong cùng một mắt xích của bánh xe chuyển động. Một nhà báo làm việc trong cơ quan báo chí hội tụ đa phương tiện phải là một nhà báo tác nghiệp được đa loại hình báo chí; sử dụng được đa mã ngôn ngữ để biểu đạt thông điệp báo chí; có khả năng tổ chức tương tác đa chiều với công chúng; làm chủ công nghệ đa nền tảng và khả năng làm báo đa kỹ năng. Mỗi kỹ năng làm báo hiện đại đều có những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp rõ ràng, trong đó mỗi nhà báo phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, người dân lên trên hết(6).
Phần lớn các cơ quan báo Đảng ở Trung ương và địa phương đều tiếp cận nhanh với kỹ thuật - công nghệ làm báo hiện đại. Nhân Dân là tờ báo Đảng lớn nhất, đi đầu trong đổi mới tổ chức hoạt động tòa soạn, ứng dụng tối đa các nền tảng số, internet để sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí. Sản phẩm báo in có mã định danh QR để độc giả đọc chi tiết một số chuyên mục qua các thiết bị di động. Báo mạng điện tử đã thành công trong tổ chức sản xuất post card với ý tưởng mỗi kỳ một truyện ngắn, rất độc đáo, gây sự chú ý cho công chúng. Chất lượng sản phẩm truyền hình Nhân Dân TV cũng được nâng lên rõ rệt.
Ngay như Tạp chí Cộng sản, tưởng chừng khó khăn để tiếp cận với công cuộc chuyển đổi số, nhưng cũng bứt phá ngoạn mục. Giờ đây, công chúng có thể đọc được Tạp chí Cộng sản điện tử với giao diện thân thiện trên các thiết bị di động với hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ đa phương tiện.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam từ giao diện của một website tin tức đĩnh đạc trở thành một tờ báo điện tử độc lập của Đảng với các chuyên trang, chuyên mục, giao diện đẹp, sinh động, đa nền tảng, đa phương tiện, hấp dẫn công chúng, có tỉ lệ truy cập, tương tác cao.
Các báo Đảng địa phương thì “trăm hoa khoe sắc” trên nền tảng số. Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng phiên bản điện tử có giao diện đẹp, tiện ích. Các sản phẩm in cũng được cải tiến về tổ chức nội dung, thiết kế trình bày mang dáng dấp của những tờ báo in hiện đại. Từ Hà Giang cực Bắc đến Cà Mau cực Nam của Tổ quốc, báo Đảng địa phương đã và đang chuyển mình trong cuộc cách mạng chuyển đổi số để hướng đến công chúng. Đạt chuẩn về kỹ thuật - công nghệ làm báo hiện đại đã và đang tạo ra những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, chuẩn mực về văn hóa ứng xử, giao tiếp làm nên chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng. Các giá trị, chuẩn mực được tạo ra trở thành giá trị văn hóa, đạo đức trong cơ quan báo Đảng. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ. Chuẩn mực về văn hóa ứng xử, giao tiếp là thành tố quan trong giúp cho cơ quan báo Đảng thực sự là một môi trường văn hóa Đảng.
Người làm báo Đảng trước tiên phải là người có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với nhau, với cấp trên, với gia đình và cộng đồng. Lời ăn, tiếng nói, điệu bộ cử chỉ, cách ăn mặc đẹp đẽ cũng làm cho hình ảnh người làm báo Đảng đẹp hơn.
Gần đây, một số kẻ mượn danh báo chí để dọa nạt, vòi vĩnh, tống tiền doanh nghiệp, cá nhân, làm méo mó, xấu xí hình ảnh nhà báo cách mạng Việt Nam. Các nhà báo chân chính, trong đó các nhà báo đang làm việc tại cơ quan báo Đảng không hề bị biến chất, tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, do đó họ không vướng vào vòng lao lý. Hình ảnh các nhà báo đang công tác tại các báo Đảng địa phương luôn gần gũi với nhân dân, được nhân dân tin yêu, hợp tác giúp đỡ tác nghiệp hằng ngày.
Tóm lại, luận bàn về những yếu tố làm nên giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng có nhiều chiều cạnh tiếp cận. Điểm chung là cơ quan báo chí của Đảng đi đầu trong tuyên truyền văn hóa Đảng, xây dựng Đảng về đạo đức, và muốn vậy, bản thân cơ quan báo chí và mỗi nhà báo phải luôn là một môi trường văn hóa, đạo đức chuẩn mực, có như vậy mới tuyên truyền thuyết phục, hiệu quả./.
_______________________________________
(1) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=73354.
(2) https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/xay-dung-co-quan-bao-chi-va-nguoi-lam-bao-van-hoa-la-yeu-cau-cap-thiet-697758.
(3) https://nhandan.vn/gioi-thieu.html.
(4) https://www.tapchicongsan.org.vn/.
(5) Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Hằng Thu, Tác phẩm báo chí, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2012.
(6) https://onecms.vn/nhung-yeu-to-lam-nen-toa-soan-da-phuong-tien49768.html.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 6/2023
Bài liên quan
- Cơ sở đạo đức đối với hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí
- Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay
- Báo chí - truyền thông góp phần nâng cao trình độ, năng lực người nông dân trong bối cảnh mới
- Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 60: "Bão tin giả"
- 2 Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
- 3 Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024
- 4 Mạch Nguồn số 61: CÔ ĐOÀN THỊ HOA - NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐẶC BIỆT
- 5 Những yếu tố tác động đến xây dựng nền quản trị quốc gia ở Việt Nam hiện nay
- 6 Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại*
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí có vai trò đặc biệt, vừa góp phần phát hiện, đấu tranh với những vụ việc, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, vừa tuyên truyền cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phân tích, làm sâu sắc vai trò đó có ý nghĩa to lớn, giúp cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân có chủ trương, biện pháp đúng đắn trong nhận thức và hành động, phát huy mạnh mẽ hệ thống các cơ quan báo chí, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Những yếu tố làm nên giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng
Những yếu tố làm nên giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng
Văn hóa là giá trị vật chất và tinh thần do tự nhiên, xã hội và con người tạo ra, được con người thừa nhận, gìn giữ và phát huy. Đạo đức là những chuẩn mực do xã hội quy định để điều chỉnh các hoạt động của cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội. Cơ quan báo Đảng là khái niệm chỉ các cơ quan báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương và địa phương. Văn hóa, đạo đức trong cơ quan báo Đảng chính là những giá trị, chuẩn mực được tạo ra để trở thành động lực, điều chỉnh lao động báo chí của đội ngũ nhà báo nhằm sáng tạo ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí mang lại hiệu quả và hiệu lực truyền thông. Trong bài viết này, tác giả bàn đến những yếu tố làm nên giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn dân chủ, công khai của quần chúng nhân dân.
Cơ sở đạo đức đối với hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí
Cơ sở đạo đức đối với hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí
Trong bối cảnh hiện nay, để phát huy chức năng giám sát dư luận và phản biện xã hội của báo chí, chính quyền các cấp cần sử dụng thành thạo công cụ dư luận, đồng thời phát huy tốt vai trò tích cực và chủ động của báo chí trong hoạt động giám sát dư luận và phản biện xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, lằn ranh giữa phản biện xã hội của báo chí và đạo đức nghề nghiệp là khá mong manh, không rõ ràng. Trên cơ sở khái quát về lý luận giám sát và phản biện xã hội mang tính xây dựng của báo chí, bài viết sẽ phân tích cơ sở đạo đức của báo chí đối với hiệu quả giám sát dư luận và phản biện xã hội của báo chí hiện nay.
Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí có vai trò đặc biệt, vừa góp phần phát hiện, đấu tranh với những vụ việc, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, vừa tuyên truyền cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phân tích, làm sâu sắc vai trò đó có ý nghĩa to lớn, giúp cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân có chủ trương, biện pháp đúng đắn trong nhận thức và hành động, phát huy mạnh mẽ hệ thống các cơ quan báo chí, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Báo chí - truyền thông góp phần nâng cao trình độ, năng lực người nông dân trong bối cảnh mới
Báo chí - truyền thông góp phần nâng cao trình độ, năng lực người nông dân trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, người nông dân là chủ thể của tiến trình này. Vì vậy, cần phát triển con người ở nông thôn có trình độ năng lực để làm chủ hoạt động sản xuất nông nghiệp; có sự năng động, có bản lĩnh tiếp nhận sự đổi mới và tiếp thu cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại. Quá trình nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, kỹ năng của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh mới, có sự đóng góp vô cùng quan trọng của báo chí - truyền thông.
Bình luận