Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của công tác xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” xác định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước(1).Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó các cơ quan báo chí truyền thông các cấp là nòng cốt, công tác xuất bản giữ vị trí hết sức quan trọng.
Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được thể hiện trong nhiều chỉ thị của Đảng:
Một là, xuất bản là một công cụ truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách,pháp luật của Nhà nước
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác xuất bản, trong đó nhấn mạnh vai trò của xuất bản sách tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước. Báo cáo công tác tư tưởng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (năm 1956) của Đảng xác địnhnhiệm vụ củacông tác xuất bản là “tập trung lực lượng vào hai việc chính: xuất bản những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất bản loại sách chính trị phổ thông cho quần chúng. Đó là những yêu cầu cấp bách nhất”(2).
Trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí của lĩnh vực xuất bản trong sự nghiệp xây dựng CNXH, ngày 23/11/1959, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 172-CT/TW về công tác xuất bản, nhấn mạnh đây là công việc quan trọng của sự nghiệp văn hóa, tư tưởng: “Công tác xuất bản là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật của toàn Đảng, toàn dân”(3). Đồng thời, Chỉ thị xác định vị trí của công tác xuất bản trong sự nghiệp cách mạngcủa Đảng: “Dưới chế độ ta, xuất bản là một công cụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nó phục vụ sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo”(4).
Tiếp đó, ngày 01/10/1962, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 54-CT/TW về vấn đề tăng cường công tác xuất bản. Chỉ thị tiếp tục xác định phương hướng:“Việc xuất bản những loại sách kinh điển Mác - Lênin, sách phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng ta là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác xuất bản”(5). “Phải rất coi trọng việc xuất bản các loại sách phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng ta, nhất là loại sách có tính chất phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng công nhân, nông dân và nhân dân lao động khác”(6).
Như vậy, một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của công tác xuất bản là xuất bảncác loại sách kinh điển Mác-Lênin; đường lối, chính sách của Đảng, để phổ biến đến đông đảo tầng lớp nhân dân, giúp nhân dân hiểu những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng, từ đó, củng cố niềm tin vào con đường XHCN mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chọn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(7). Quan điểm này tạo sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về vai trò của nền tảng tư tưởng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. Do đó, cùng với các lĩnh vực khác, xuất bản cũng phải góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch đi ngược lại tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 31/3/1992 về việc tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải tuyên truyền, khẳng định, làm bền vững thêm vị trí chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần xã hội: “Báo chí, xuất bản có trách nhiệm góp phần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủđạo trong đời sống tinh thần xã hội”(8).
Như vậy, đến giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng ta yêu cầu lĩnh vực xuất bản cần đồng thời tích cực tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ dẫn này góp phần xác định cụ thể hơn nội dungcủa lĩnh vực xuất bản trong sự nghiệp cách mạng nói chung và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng.
Nhận thức được vai trò của sách lý luận trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới khẳng định: “Sách lý luận, chính trị có vai trò, vị trí quan trọng, trực tiếp truyền bá, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”(9). Quan điểm này thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về chức năng, nhiệm vụ chính trị của lĩnh vực xuất bản thông qua khẳng định công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không thể thiếu sự đóng góp của sách lý luận chính trị, mà trách nhiệm đó trước hết thuộc về công tác xuất bản.
Khẳng định quan điểm này, Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư “về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” yêu cầu công tác xuất bản cần “chú trọng mảng sách về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(10), góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về “đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị” nhấn mạnh vai trò trọng yếu của công tác xuất bản “sách lý luận, chính trị trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới đất nước; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”(11), qua đó giúp nhân dân nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về sự nghiệp đổi mới đất nước và con đường đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng ta đặt ra cho công tác xuất bản, đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của công tác xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Như vậy, khi khẳng định sự cần thiết tăng cường xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới đất nước; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò của công tác xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch.
Hai là, công tác xuất bản góp phần nâng cao trình độ,bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;xây dựng con người mới, nếp sống mớixã hội chủ nghĩa
Chỉ thị số 172-CT/TW ngày 23/11/1959 của Ban Bí thư về công tác xuất bản xác địnhnhững nhiệm vụ cụ thể của xuất bản là: “Giáo dục cho cán bộ và nhân dân ta lý luận Mác - Lênin và tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giáo dục tư tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa, làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế ở miền Bắc. Kiên quyết chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc và phong kiến”(12).Thông qua những nhiệm vụ này, công tác xuất bản góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ và nhân dân ta. Từ đó, tư tưởng XHCN sẽ dần chiếm ưu thế trong xã hội, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt, định hướng nhân dân ta vững bước trên con đường cách mạng.
Tiếp tục quan điểm đó, trong Báo cáo về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958-1960) phát triển và cải tạo kinh tế quốc dân, Đảng tiếp tục yêu cầu: “công tác xuất bản, điện ảnh, văn học, nghệ thuật cần nâng cao nội dung xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đời sống, với sản xuất nhằm mục đích giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng những kiến thức về chính trị và khoa học cho quần chúng, động viên quần chúng ra sức thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước”(13). Do đó, “Công tác xuất bản cần được coi là công tác quan trọng nhất về văn hóa”(14).
Như vậy, xuất bản vừa thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng của Đảng, vừa làm công tác bồi dưỡng kiến thức, góp phần nâng cao dân trí, phổ biến các giá trị văn hóa, “cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(15). Từ đó, giúp quần chúng nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp cách mạng, tích cực tham gia phong trào cách mạng.
Tiếp tục tinh thần đó, Chỉ thịsố 20-CT/TW ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư khóa IX về “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới”tiếp tục khẳng địnhvai trò của xuất bản trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị, góp phần xây dựng chuẩn mực con người mới XHCN. Cụ thể: xuất bản “góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng con người mới, nếp sống mới; đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái”(16).
Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản xác định vai trò, vị trí của công tác xuất bảntrong công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng.
Theo đó, “sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích lũy và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu”(17).
Khi làm tốt nhiệm vụ này, xuất bản đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng con người mới, nếp sống mớiXHCN, từ đó, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ xác định: xuất bản là một trong những lĩnh vực cần phát triển trong các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Theo đó, lĩnh vực này cần trở thành một trong nhữngnhững ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; góp phần tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước(18).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, xuất bản góp phần khẳng định các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, làm giàu thêm các giá trị này và tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Đây là phương thức quan trọng để khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, hiệu quả của Đảng ta dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam... Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”(19).
Nhiệm vụ này đã góp phần khẳng định quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế, đồng thời, xác định vai trò của xuất bản trong phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, thông qua các xuất bản phẩm, xuất bản góp phần quan trọng trong nâng cao trình độ dân trí, phát triển văn hóa, góp phần hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, phát triểntoàn diệnvề nhân cách, đạo đức, trí tuệ, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân.
Ba là, xuất bản góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Bên cạnh việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,xuất bản còn là phương tiện, công cụ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chỉ thị số 172-CT/TW ngày 23/11/1959 của Ban Bí thư về công tác xuất bảnkhẳng định, xuất bản “là vũ khí quan trọng để đấu tranh với tư tưởng thù địch và những tư tưởng phi vô sản khác”(20).
Tiếp đó, Đảng ta khẳng định: “Sách lý luận, chính trị có vai trò, vị trí quan trọng, đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái”(21). Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII xác định sáu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch giai đoạn hiện nay.T rong đó, nhiệm vụ thứ ba xác định: “phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông… đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch”(22).
Đảng ta nhận định, hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng quyền tự do ngôn luận và mạng xã hội để tung ra các chiêu bài tinh vi, nguy hiểm nhằm xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng tìm mọi cách tuyên truyền, phát tán những quan điểm sai trái, phản động trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, báo ở nước ngoài, sản xuất băng đĩa hình, in truyền đơn rồi tìm cách chuyển về trong nước. Do đó, một trong các phương thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là báo chí, truyền thông.
Để làm được điều này, xuất bản giữ một vị trí quan trọng. Đảng ta yêu cầu: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông; trên phạm vi quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học quốc tế, viết bài đăng các tạp chí khoa học uy tín, xuất bản sách, báo ngoại văn, phát biểu của lãnh đạo trên các diễn đàn quốc tế, hoạt động ngoại giao chính trị... để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch(23).
Như vậy, xuất bản cùng với các lĩnh vực truyền thông khác góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên cả không gian mạng, không gian quốc tế, thông qua xuất bản sách ngoại văn;tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành quả công cuộc đổi mới đất nước. Qua đó, khẳng định tính bền vững của nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch./.
___________________________________________________
(1), (23) Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2022), Sổ tay công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Nxb. Lý luận chính trị, H., 2022
(2) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.17, tr.504.
(3), (4), (12) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, T.20, tr.920-921, 916, 916.
(5), (6) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, T.23, tr.748, 748.
(7) ĐCSVN (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H., tr.21.
(8) ĐCSVN, Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 31/3/1992 về việc tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản, dangcongsan.vn
(9), (16), (20) ĐCSVN, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới, dangcongsan.vn
(10), (17) ĐCSVN, Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, dangcongsan.vn
(11) ĐCSVN, Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị,dangcongsan.vn
(13) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, T.19, tr.506.
(14), (15) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, T.21, tr.884, 888.
(18) Chính phủ, Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(19) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.1, tr.145.
(21) ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, T.62, tr.135.
(22) ĐCSVN, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, dangcongsan.vn
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 16/8/2023
Bài liên quan
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 6 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)
Hòa trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 18/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng các tổ chức có thiện chí hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng xã hội nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, việc lợi dụng thiện chí của Đảng, Nhà nước Việt Nam để hoạt động bất hợp pháp, lừa đảo, trục lợi từ nhân dân; truyền bá tư tưởng phản động, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trận tự, an toàn xã hội như tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (gọi tắt là NLG) thì cần cảnh giác và đấu tranh ngăn chặn sự lây lan, bám rễ trong cộng đồng.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
Tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (NLG) đã trở thành “hiện tượng” lôi kéo một bộ phận người Việt Nam tham gia, với những hứa hẹn về sức khỏe, hạnh phúc và cải thiện vận mệnh. Đằng sau vỏ bọc kiến tạo cuộc sống hạnh phúc, tổ chức này thực chất là một ổ nhóm phản động, với những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, dẫn dắt người dân theo con đường lệch lạc nhằm mục đích chống phá chính trị.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
"Năng lượng gốc có thể chữa bách bệnh, kể cả bệnh nan y mà không cần dùng thuốc"; "Chữa khỏi bệnh từ xa, chỉ cần thông qua phương tiện truyền hình ảnh”... Tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là NLG) tung ra những luận điệu phi khoa học như vậy, nhưng vẫn có không ít người tin theo. Thời gian qua, nhiều độc giả của Báo Quân đội nhân dân đã phản ánh với tòa soạn sự bức xúc về hoạt động lén lút của tổ chức này. Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra về những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của tổ chức NLG hiện nay.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Bình luận