Ra mắt Hội đồng Khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026
Tại Hội nghị, PGS,TS Hoàng Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ công bố Quyết định thành lập Hội đồng khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026 gồm 52 đồng chí. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh những thành tích đạt được của Học viện trong 5 năm qua trên các lĩnh vực công tác, điển hình:
Trong công tác đào tạo, Học viện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Học viện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Trong nghiên cứu khoa học, Học viện tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức triển khai đồng bộ nhiệm vụ khoa học các cấp, đặc biệt là các chương trình trọng điểm, trên cơ sở đó, tiến hành chắt lọc kết quả nghiên cứu, xây dựng báo cáo kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề cốt lõi phục vụ trực tiếp công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phát triển kinh tế – xã hội.
Hoạt động kiến nghị, tư vấn chính sách tiếp tục được chú trọng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Học viện, cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành và địa phương.
Khẳng định vai trò quan trọng của Hội đồng Khoa học trong tư vấn, định hướng xây dựng các công trình nghiên cứu khoa học tương xứng chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị thế Học viện, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học nhiệm kỳ 2021 - 2026, như: tăng cường tính linh hoạt, tính mở trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; bên cạnh thành phần cứng trong Hội đồng Khoa học là Lãnh đạo Học viện, Viện trưởng các viện nghiên cứu chuyên ngành, thì việc mời đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào Hội đồng Khoa học sẽ đem lại nhiều đóng góp quan trọng trong nhiệm kỳ này.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Khoa học Học viện, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu Hội đồng cần tiếp tục đổi mới việc định hướng nghiên cứu khoa học, hướng nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp hơn nữa, thiết thực hơn nữa nhiệm vụ chính trị của Học viện và các đề án Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đổi mới quy chế hoạt động, quy trình đánh giá, phù hợp với tình hình thực tiễn, v.v..
Ngay sau Lễ công bố quyết định, Hội đồng Khoa học Học viện đã tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại Hội nghị, các nhà khoa học đã tập trung cho ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của nghiên cứu khoa học, khẳng định vị thế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong thời gian tới; các giải pháp để hoạt động tư vấn chính sách ngày càng có hiệu quả và có giá trị thực tiễn; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của Học viện trong tình hình mới, v.v..
Nguồn: Bài đăng trên Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 15.7.2021
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận