Tài nguyên, môi trường và cơ hội phát triển
Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập với bên ngoài đúng vào thời kỳ mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Sự phát triển của kinh tế thế giới đã đạt tới mức biên giới các quốc gia chỉ còn có ý nghĩa về mặt hành chính. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế.
Khối thị trường chung châu Âu (EEC) với sức mạnh như một siêu cường kinh tế không còn là của 12 quốc gia Tây Âu mà đã mở rộng thành 25 quốc gia dưới một cái tên: Liên minh châu Âu (EU). Bảy nước (Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) đã cùng nhau thực hiện “nhiều quốc gia một biên giới”. Phía tây bán cầu, Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) với ba thành viên là Mỹ, Canada và Mêhicô đang trong xu thế mở rộng ra cả châu Mỹ La Tinh.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đã có Diễn đàn hợp tác phát triển APEC. Các nước Đông Nam á đang cố gắng mở rộng phạm vi tổ chức kinh tế ASEAN. Một số tổ chức phục vụ cho sự hợp tác quốc tế cũng đã phải chuyển đổi hình thức và nội dung hoạt động để ngang tầm với xu thế hợp tác quốc tế đang diễn ra nhanh chóng như Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan (GATT) chuyển thành Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO) với tầm hoạt động rộng lớn hơn.
Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và lao động. Trong những năm đổi mới vừa qua nền kinh tế lại đạt được những thành tựu quan trọng nên ngày càng có nhiều nước muốn hợp tác kinh tế với Việt Nam. Từ năm 1995, Liên minh châu Âu đã thông qua “Chiến lược mới đối với châu Á”. Trong chiến lược này, EU đã chọn Việt Nam làm đầu cầu để đầu tư và hợp tác với Đông á và Đông Nam Á, EU và Việt Nam đã ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật.
Môi trường quốc tế thuận lợi và nguồn lực bên ngoài sẽ được tận dụng khai thác một cách có hiệu quả vì nền kinh tế Việt Nam tuy còn ở mức thấp kém nhưng cũng đã có một số nội lực. Trước hết , những thành công bước đầu trong những năm đổi mới vừa qua đã tạo thêm tiền đề chính trị và xã hội, vật chất và tinh thần, tích lũy thêm được kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô và vi mô. Qua một thời gian triển khai và từng bước hoàn thiện, đến nay đường lối đổi mới đã được xác lập phù hợp với qui luật khách quan và thực tế của đời sống kinh tế xã hội đất nước. Tiến trình đổi mới kinh tế đang đi dần vào quỹ đạo chung. Bức tranh kinh tế đã khởi sắc. Tất cả những điều đó đang tạo thêm niềm tin để chúng ta tiếp tục đường lối đổi mới kinh tế, thực hiện ước mơ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ và văn minh.
Trong những năm tới, cơ chế quản lý kinh tế sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường (thị trường hàng hóa , thị trường sức lao động, thị trường đất đai, thị trường nhà cửa, thị trường vốn, thị trường chứng khoán), đồng thời hoàn chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế, đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hóa, các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả và nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tiếp tục mở rộng quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế, giải phóng sức sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
Những năm vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chạp, nhất là cơ cấu vùng. Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam đang xúc tiến các kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế bằng 10 chương trình kinh tế - xã hội quan trọng:
1 - Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
2 - Chương trình phát triển công nghiệp
3 - Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng
4 - Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái
5 - Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ
6 - Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại
7 - Chương trình giải quyết các vấn đề xã hội
8 - Chương trình phát triển các vùng lãnh thổ.
9 - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
10 - Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
Những nguồn lực quan trọng được huy động vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội là đất đai, lao động, tài nguyên khóang sản và thị trường cũng như năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có. Việt Nam tuy là quốc gia có mật độ dân số cao, diện tích đất bình quân đầu người thấp nhưng hiện đang còn tới 14217,8 nghìn ha đất chưa sử dụng, chiếm gần 43,0% diện tích tự nhiên của cả nước. Ngay trên diện tích đất đã sử dụng cũng có thể bố trí lại cho hợp lý hơn hoặc tăng hệ số lần trồng đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.
Việt Nam có lợi thế về lao động, lực lượng lao động đông đảo với trên 30 triệu người còn đang trong tình trạng thiếu việc làm nên giá nhân công rẻ. Phần lớn số người có khả năng lao động thuộc loại rẻ, tỷ lệ biết chữ cao nên dễ dàng tiếp thu công nghệ và kiến thức quản lý mới, đào tạo không tốn nhiều thời gian và tiền của.
Trên góc độ tiêu thụ hàng hóa, Việt Nam cũng có lợi thế nhất định. Các nhà kinh tế và các doanh gia cho rằng, một quốc gia có dân số trên 20 triệu người thì đã là thị trường lý tưởng trong khi dân số Việt Nam hiện nay đã trên 80 triệu người .Mặt khác, yêu cầu tiêu dùng của dân cư chưa tới mức khắt khe nên cũng phù hợp với trình độ sản xuất, công nghệ hiện có và chất lượng các loại hàng hóa sản xuất được.
Nước ta tuy không phải là một quốc gia giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, nhưng ít ra cũng thuộc vào loại trung bình của thế giới và đáng chú ý là tài nguyên mới được khai thác ở mức độ thấp, nếu tăng cường đầu tư thì sẽ là một nguồn lực quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên năm 1990, cả nước có trên 20 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên cả nước, trong đó có trên 8,6 triệu ha có rừng tự nhiên. Bốn vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn là: Vùng núi và trung du Bắc Bộ: 1.688,3 nghìn ha; Khu bốn cũ: 1.436,8 nghìn ha; Duyên hải miền Trung: 1.560,6 nghìn ha; Tây Nguyên: 3.396,7 nghìn ha.
Rừng Việt Nam thuộc loại đa sinh vật. Trong rừng có nhiều gỗ quí như đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát, mun, trai, cẩm lai, giáng hương, pơmu. Tính chung rừng tự nhiên Việt Nam có khoảng 800 loài cây gỗ khác nhau với tổng trữ lượng trên 657 triệu m3. Tre nứa rừng tự nhiên cũng có khoảng 60 loài với tổng trữ lượng trên 5,5 tỷ cây. Cây dược liệu bước đầu cũng đã tìm thấy 1.500 loài, thuộc 795 chi, 223 bộ. Ngoài ra còn các lâm sản dùng làm thực phẩm như măng, củ mài, nấm hương, mộc nhĩ; các loại cây dùng làm nguyên liệu công nghiệp như nhựa thông, thầu dầu, song, mây, cọ, móc và các loại lâm sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: cánh kiến, trầm hương, kỳ nam, quế, hồi, sa nhân, thảo quả.
Động vật rừng cũng có một tập hợp đa dạng, bao gồm 275 loài thú, 826 loài chim, 100 loài lưỡng cư, 1.000 loài lưỡng biển, 180 lòai bò sát và 80 loài ếch nhái. Thú rừng loại lớn có voi, bò rừng, bò tót, bò xám, hươu sao, báo, hổ, gấu, trâu rừng, nai, dê rừng. Ngoài ra còn có các loại động vật rừng khác như khỉ, vượn, sơn dương, lợn rừng, mèo rừng, cáo, sóc, trăn, kỳ đà, rắn, tắc kè. Một số loại động vật quý hiếm cũng đã tìm thấy ở rừng Việt Nam như vượn đuôi dài, trĩ mặt nguyệt, tê giác một sừng, vộc ngũ sắc. Đáng chú ý là từ đầu thế kỷ 20 đến nay, các nhà động vật học của thế giới chỉ phát hiện thêm được có 7 loại động vật hoang dã mới thì ở rừng Việt nam có tới 3 loại.
Thiên nhiên hào phóng ban phát cho người Việt Nam một giang sơn không chỉ có rừng xanh mà còn có biển biếc. Cho đến nay, Việt Nam chưa có tài liệu đánh giá đầy đủ về tiềm năng biển do việc thăm dò, khảo sát biển chưa làm được bao nhiêu. Theo những đánh giá ban đầu, ngòai khoáng sản như cát thủy tinh trên bờ biển và dầu khí, thiếc, titan, diricon, đất hiếm, măng gan, sắt, niken, đồng, côban trong vùng thềm lục địa, biển Việt Nam còn có 6845 loài động vật biển, trong đó 2038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm he, 8 loài tôm hùm, 7 loài mực ống, 18 loài mực nang, 3 loài mực sim, 7 loài bạch tuộc và 653 loài rong biển.
Cá trên biển Việt Nam tập trung ở bốn khu vực chủ yếu: Vịnh Bắc Bộ, biển Trung Bộ, biển Đông Nam Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ có 900 loài cá, tập trung thành những bãi lớn như Bạch Long Vĩ, Cô tô, Hòn Mê, Hòn Mát, Long Châu, Hòn Nẹ, Kỳ Anh. Mỗi năm có thể đánh bắt được ở vịnh Bắc Bộ khoảng 20 vạn tấn cá các loại. Biển Trung Bộ cá nổi sinh sống trên diện tích 1350 hải lý vuông, cho phép khai thác mỗi năm 40 vạn tấn. Ngoài ra biển Trung Bộ còn có cá đáy, có thể đánh bắt 10 vạn tấn/năm. Biển Đông Nam Bộ có trên 800 loài cá, trong đó 50 loài có giá trị kinh tế cao như cá tráp vàng, tráp đỏ, cá hồ, núc chấm đỏ, núc chấm xanh, đua xám, ngừ sọc dừa, ngừ bò. Biển Đông Nam Bộ có những bãi cá lớn như bãi phía Đông Phan Thiết và bãi Đông Nam Cù Lao Thu, bãi Nam Côn Sơn, Vũng Tàu và Cà Mau. Ước tính biển Đông Nam Bộ có trữ lượng cá lên tới 1,4 triệu tấn, trong đó 50 vạn tấn cá nổi và 90 vạn tấn cá đáy. Vịnh Thái Lan là một trong những ngư trường có nhiều cá, tôm và dễ đánh bắt vào bậc nhất thế giới. Trữ lượng cá ở vùng này cho phép khai thác mỗi năm 55 vạn tấn, bao gồm 35 vạn tấn cá đáy và 20 vạn tấn cá nổi.
Cho đến nay Việt Nam chưa đánh giá hết được tiềm năng khoáng sản của mình trên hai mặt: số lượng loại cũng như trữ lượng của từng loại. Việc tìm kiếm và thăm dò khoáng sản mới tập trung chủ yếu ở những vùng gần trục giao thông hoặc gần các mỏ cũ đã phát hiện. Tìm kiếm sâu trong lòng đất ở mức vượt quá độ sâu 200 mét và ở thềm lục địa chưa làm được nhiều. Căn cứ vào kết quả điều tra địa chất tìm kiếm và thăm dò khoáng sản đã được công bố cho thấy số lượng loại khoáng sản tương đối đa dạng, tuy những loại có trữ lượng lớn không nhiều.
Việt Nam cũng đã được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Tiềm năng nước bề mặt rất lớn và phân bố đều ở các vùng. Trên mặt đất có 653 nghìn ha sông ngòi; 394 nghìn ha hồ: 56 nghìn ha ao; 85 nghìn ha đầm lầy và 1 triệu ha đất ngập mặn. Tài nguyên nước mặt đất này có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của dân cư trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
Do có nguồn nước bề mặt dồi dào và sông ngòi có lắm thác, nhiều ghềnh nên Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có nguồn thủy năng lớn. Công suất lý thuyết ước tính trên 30 triệu kw và lượng điện 260 - 270 tỷ kwh/năm. Nước ngầm của Việt Nam tuy không lớn nhưng cũng có thể đáp ứng nhu cầu nước công nghiệp và nước tiêu dùng của dân cư. Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều nước ngầm nhất, với trữ lượng 70 nghìn m3/ngày. Ngoài ra, nước ngầm còn có ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, trữ lượng 60 nghìn m3/ngày.Tuy vậy,tài nguyên, khoáng sản, kể cả tài nguyên nước, thứ mà ta cho là vô tận cũng cần được khai thác, sử dụng một cách hợp lý nếu không sẽ cạn kiệt. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân trước tương lai của đất nước và cộng đồng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận