Thành tựu và thách thức của công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em ở Quảng Ninh
Năm 2004 được xác định là một năm có nhiều khó khăn thách thức đối với công tác DSGĐTE Quảng Ninh, vì sau khi Pháp lệnh Dân số ra đời, đã có một bộ phận cán bộ, nhân dân hiểu chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Pháp lệnh về nghĩa vụ KHHGĐ, về số con của các cặp vợ chồng và cá nhân, thậm chí một số người còn cố tình hiểu sai pháp lệnh để sinh thêm con. Thực tế đó đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ, thực hiện mô hình gia đình ít con để duy trì vững chắc kết quả giảm sinh và mức sinh thay thế đã đạt được. Trước tình hình đó, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã chủ động trong công tác tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác DSGĐTE, trong đó có những văn bản chiến lược quan trọng cho hoạt động của ngành như: Chương trình DSGĐ giai đoạn 2005-2010, “Quy định tạm thời về một số chế độ chính sách trong giai đoạn hiện nay” và một số văn bản khác như “Quy định tạm thời quản lý, đầu tư điểm vui chơi dành cho trẻ em”; Phân phối và công khai nguồn kinh phí 1% tổng chi ngân sách thường xuyên của địa phương; văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình, vận động hưởng ứng phong trào ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh. Tham gia và tổng hợp ý kiến các ngành vào dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Tham gia xây dựng dự thảo Quy chế của UBND tỉnh về xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá...
- Chuẩn bị tốt nội dung, tham mưu với UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai các nội dung về công tác DSGĐTE, cụ thể: Đánh giá hoạt động liên ngành, lấy ý kiến tham gia của các ngành, các huyện, thị xã, thành phố về các văn bản dự thảo chiến lược về DSGĐTE; thông báo kết quả đợt kiểm tra tại 60 xã, phường của 14/14 huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết cuả Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh về công tác DSGĐTE.
- Xây dựng các kế hoạch đảm bảo tiến độ và nội dung, phân phối, công khai kinh phí cụ thể, rõ ràng, đúng hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ sở, kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ, Chiến dịch tăng cường CSSKSS/KHHGĐ tới vùng khó khăn; truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, Chương trình bảo vệ trẻ em có HCĐB; truyền thông, Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình…
- Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 14/14 huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo về DSGĐTE: Các quyết định, chỉ thi, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 32 của Tỉnh uỷ, Chỉ thị 31 của UBND tỉnh, Pháp lệnh dân số, Nghị quyết HĐND về công tác BVCSTE, chỉ đạo triển khai Tháng hành động vì trẻ em và vận động quỹ BTTE.
- Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, báo Quảng Ninh, Phòng văn hóa thể thao thành phố Hạ Long thường xuyên tuyên truyền về công tác DSGĐTE, duy trì hiệu quả các chuyên mục truyền hình, báo Quảng Ninh hàng tháng, tăng cường hình thức tuyên truyền trực tiếp… tập trung tuyên truyền cao điểm vào các dịp hoạt động lớn như tổng kết ngành, Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình Việt Nam, Ngày Dân số thế giới…
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tuyên truyền Pháp lệnh dân số, nội dung hoạt động và kết quả công tác DSGĐTE tại bản tin hàng tháng của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và được phổ biến đến các chi bộ.
- Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai đợt tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ tại 42 xã khó khăn có mức sinh cao, với tổng kinh phí 207 triệu đồng từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ.
- Toàn tỉnh đã tổ chức trên 700 buổi mít tinh, nói chuyện chuyên đề, 500 buổi đi tuyên truyền lưu động, 120 lần chiếu phim, vidio, văn nghệ, cắt dán 700 panô, khẩu hiệu, phát 97.000 tờ bướm, tranh ảnh, trên 4000 sách, tập san, tạp chí. Các đơn vị làm tốt là Uông Bí, Đông Triều, Hạ Long, Móng Cái, Yên Hưng, Hải Hà, Vân Đồn.
- Hoạt động tuyên truyền luôn được coi là mũi nhọn hết sức quan trọng trong công tác DSGĐTE, xác định rõ những nội dung trọng tâm cần tập trung tuyên truyền với hệ thống giải pháp đa dạng, đồng bộ, áp dụng phù hợp với địa phương. Các hoạt động tuyên truyền đã có tác động tích cực đến cộng đồng, nâng cao được hiểu biết hệ thống pháp luật và nhận thức của người dân về Dân số, Gia đình, Trẻ em đặc biệt góp phần chuyển đổi hành vi dân số - KHHGĐ, tự nguyện thực hiện chính sách dân số, chấp nhận mô hình gia đình ít con. Nhờ hoạt động tích cực, đến nay toàn tỉnh có 82.984 người đang đặt DCTC, 9.384 người đình sản, 27.000 cặp dùng bao cao su, 12.107 người dùng viên thuốc tránh thai, 602 người dùng thuốc tiêm, 710 người dùng thuốc cấy tránh thai và 22.352 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp khác trong việc thực hiện KHHGĐ. Tỷ lệ áp dụng các BPTT hiện đại đạt 69%.
- Thực hiện Kế hoạch 34/KH-TU của Tỉnh uỷ, Uỷ ban DSGĐTE tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết số 15 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Về chính sách Dân số - KHHGĐ”: Đến nay đã hoàn thành tổng kết ở cấp xã, cấp huyện, tỉnh đã tiến hành kiểm tra, khảo sát ở 6 huyện, thị xã, thành phố và đang chuẩn bị nội dung cho hội nghị tổng kết cấp tỉnh. Qua tổng kết từ 2 cấp và khảo sát các huyện có thể khẳng định: Việc thực hiện chính sách Dân số của tỉnh 10 năm qua có chuyển biến rõ nét, được sự quan tâm ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội, các chỉ tiêu đề ra cơ bản hoàn thành, đặc biệt tỉnh Quảng Ninh đã đạt được mức sinh thay thế sớm hơn so với kế hoạch của Trung ương 5 năm, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều khó khăn và tồn tại, đó là sự lơi lỏng lãnh đạo ở một số cơ sở đối với công tác DSGĐTE, sự hạn chế về năng lực quản lý, thực hiện chương trình của một bộ phận cán bộ DSGĐTE; về nguồn kinh phí đầu tư; chế độ đãi ngộ cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên DSGĐTE chưa thoả đáng… Gắn liền với việc tổng kết, đánh giá kết quả làm được, chỉ ra những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân là việc đề ra những mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác DSGĐTE trong những năm tiếp theo.
Nhân dịp Ngày gia đình Việt Nam, 14/14 huyện, thị xã, thành phố (trừ Bình Liêu) tổ chức toạ đàm trao đổi kinh nghiệm và gặp mặt tuyên dương gia đình tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh giỏi; nuôi dạy con tốt; gia đình đảng viên gương mẫu; gia đình ông, bà mẫu mực, con, cháu thảo hiền; gia đình nhiều thế hệ sống hoà thuận. Điển hình là thành phố Hạ Long đã phát huy hiệu quả mô hình câu lạc bộ gia đình gắn với chủ để “Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, Huyện Đông Triều, Yên Hưng tổ chức hội thảo các gia đình về chủ đề “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em”…
Tỉnh đã triển khai dự án lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua tín dụng tiết kiệm tại 5 xã huyện điểm Đông Triều, từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là một nội dung mới nhằm tác động vào gia đình thông qua hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, qua đó lồng ghép việc truyền thông, vận động thực hiện chính sách dân số, gia đình, trẻ em, tổ chức lớp tập huấn về Quy chế cho vay vốn, Quy chế tổ chức hoạt động của nhóm tiết kiệm vay vốn, lồng ghép kỹ năng truyền thông trực tiếp giúp đối tượng về hành vi SKSS và một số nội dung khác cho 100 người, gồm 25 thành viên Ban điều hành dự án huyện, xã và 75 người là quản lý nhóm vay vốn. Đã hoàn thành giải ngân cả 5 xã cho 546 hộ với tổng số vốn là 2,56 tỷ đồng. Các nhóm vay vốn hiện đã tổ chức sinh hoạt nhóm thường xuyên, gắn liền với việc phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ là việc tuyên truyền, vận động thực hiện Pháp lệnh Dân số, các chính sách pháp luật về DSGĐTE - Các hộ đều rất phấn khởi nhiệt tình tham gia hoạt động của nhóm, có ảnh hưởng tốt đến các hộ dân khác tại cộng đồng. Ngòai ra, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em vi phạm pháp luật trước, trong và sau giáo dưỡng, tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình”; Tổng kết lớp học đặc biệt dành cho trẻ em thất học xã Phong Hải, huyện Yên Hưng; Khai giảng tiếp 2 lớp học đặc biệt cho 66 trẻ em thất học tại xã Sông Khoai, Liên Vị, Yên Hưng; Tập huấn 06 lớp về Công ước Quyền trẻ em cho 60 cán bộ huyện Móng Cái, hải Hà, 26 cán bộ các ngành thành viên của tỉnh và 160 cộng tác viên của 17/17 xã, phường, thị xã Móng Cái; 17 lớp Phòng chống tai nạn thương tích cho 483 trẻ em tại 5 đơn vị: Cẩm Phả, Đông Triều, Hạ Long, Yên Hưng, Móng Cái; Khai giảng 01 lớp dạy nghề Gốm sứ mỹ nghệ cho 24 trẻ tàn tật, khuyết tật, gia đình khó khăn tại huyện Đông Triều, từ nguồn kinh phí hỗ trợ mục tiêu Dân số GĐ&TE, tổng số tiền 80 triệu đồng; Tổ chức liên hệ dạy nghề cho trẻ em sau giáo dưỡng tại thị xã Cẩm Phả - Đây là loại hình hỗ trợ mới cho trẻ em có HCĐB mang tính bền vững, được đánh giá cao; In và cấp phát 154.000 tờ rơi Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và 20 nghìn cuốn Phòng chống tai nạn thương tích tới cộng đồng 14 huyện.
Những năm qua, hoạt động của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 3 cấp được triển khai tốt. Việc sơ tổng kết, đánh giá, khen thưởng được thực hiện đúng tiến độ yêu cầu, đảm bảo nội dung quy trình, thực hành tiết kiệm và lồng ghép được các hoạt động thiết thực (như kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam, Lễ đăng ký thực hiện gia đình ít con…).Việc xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các cấp phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của các địa phương, có sự thống nhất với các ngành. Các hoạt động đều đảm bảo nội dung, tiến độ kế hoạch đề ra. Quá trình triển khai có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, phát huy được vai trò và tính chủ động của Uỷ ban DSGĐTE các cấp. Công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai các hoạt động của ngành đảm bảo kịp thời, đúng hướng; Chỉ đạo thực hiện gắn liền với kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả. Công tác truyền thông vận động xã hội luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có nội dung, mục tiêu cụ thể, được triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, đa dạng các hình thức, các kênh tuyên truyền, có ảnh hưởng tích cực tới nhận thức của cộng đồng. Các hoạt động lớn như Tết cho trẻ em nghèo, Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình, chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ, giao ban, tập huấn đều triển khai tốt, được nhân dân, cấp uỷ, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Tuy vậy, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng tại một số địa phương, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhận thức của một bộ phận dân cư về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Quảng Ninh đã đề ra các giải pháp cụ thể:
1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác dân số, gia đình và trẻ em; Phối hợp với các địa phương, các ban ngành, đoàn thể đối với trong tỉnh tiếp tục thực hiện Pháp lệnh dân số, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Quyết định 19-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 32-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 31-CT/UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Nghị quyết kỳ họp thứ 87, HĐND tỉnh khoá X và các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương, của Tỉnh về công tác DSGĐTE.
2- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát; Phấn đấu giảm sinh ở những nơi có mức sinh cao (khu vực miền núi cao, hải đảo), đặc biệt quan tâm những nơi có biến động tăng tỷ suất sinh và tỷ lệ con thứ ba trở lên trong năm 2004, quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nâng cao chất lượng dân số ở các nơi đã có mức sinh thấp ổn định (ở khu vực thành phố, thị xã). Quan tâm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên mọi lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi, giải trí. Thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Triển khai Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị về công tác Dân số - KHHGĐ.
3- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ Uỷ ban Dân số Gia đình và trẻ em các cấp. Tham mưu, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách cấp xã, tăng mức lương phụ cấp cho cộng tác viên.
4- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, nhân rộng các mô hình điển hình hiệu quả cao, khuyến khích các đơn vị có cách làm sáng tạo, hiệu quả, kịp thời biểu dương và phổ biến rộng trong toàn tỉnh.
5- Ngoài nguồn kinh phí ngân sách cấp, tích cực huy động thêm nguồn kinh phí của các dự án Trung ương, các tổ chức nước ngoài hỗ trợ cho công tác dân số, gia đình và trẻ em đưa công tác DS-GĐ và TE đi vào nề nếp và phát triển bền vững./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận