Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác

Biên bản ghi nhớ được ký kết trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tích cực, ổn định và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong năm 2025, hai nước sẽ cùng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950–2025), một chặng đường lịch sử với nhiều dấu ấn quan trọng. Trong suốt thời gian đó, tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước láng giềng đã không ngừng được vun đắp, củng cố thông qua các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân.

Trong tiến trình ấy, hợp tác truyền thông và đào tạo lý luận chính trị đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ chính trị gắn bó giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Chính vì vậy, Biên bản ghi nhớ lần này giữa AJC và CMG có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, mà còn mang tầm vóc chiến lược đối với sự nghiệp củng cố tình hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Biên bản ghi nhớ được ký kết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và hợp tác thân thiện, thể hiện quyết tâm của hai bên trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện. Theo nội dung Biên bản, hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, giao lưu học thuật và sự kiện chào mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Trung. Các nội dung hợp tác sẽ được triển khai trên cơ sở tôn trọng luật pháp mỗi nước và các điều ước quốc tế liên quan. Đồng thời, Biên bản ghi nhớ cũng xác lập cơ chế thương lượng thân thiện trong trường hợp phát sinh bất đồng, thể hiện tinh thần hợp tác xây dựng, cầu thị và hướng tới tương lai.

Việc ký kết Biên bản ghi nhớ lần này là bước phát triển tiếp theo trong tiến trình hợp tác hiệu quả giữa AJC và CMG. Trước đó, vào tháng 12 năm 2022, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và ý nghĩa đối với thế giới đương đại”. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, sinh viên và nhà báo hai nước, góp phần thúc đẩy trao đổi học thuật và lý luận chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) là cơ quan ngôn luận chủ lực của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, đồng thời là kênh thông tin đối ngoại quan trọng. CMG không chỉ đóng vai trò kết nối thông tin trong nước, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Trung Quốc ra thế giới. Việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác truyền thông và đào tạo của Việt Nam là một phần trong chiến lược củng cố tình hữu nghị nhân dân và tăng cường hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc hai cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông và đào tạo lý luận chính trị của Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác là bước đi đúng đắn, góp phần tăng cường sự gắn kết chiến lược, làm sâu sắc thêm quan hệ song phương, và tạo nền tảng nhận thức chung giữa nhân dân hai nước. Đây cũng là minh chứng cho tầm quan trọng của ngoại giao nhân dân trong thế kỷ XXI - nơi mà báo chí, truyền thông và giáo dục đóng vai trò cầu nối bền vững giữa các quốc gia, dân tộc.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Xem nhiều
-
1
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
4
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
5
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tưng bừng Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm năm 2025 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sáng 13/4/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm (AJC Open Day – Job Fair 2025) với chủ đề “Phá thạch khai hoa”. Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện và phương án tuyển sinh 2025; hiểu rõ hơn về Học viện Báo chí và Tuyên truyền - một cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; đồng thời, giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Bình luận