Thế giới này còn mãi ngợi ca
Trong tập thơ thế giới viết về Bác Hồ do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1974, với tựa đề “Tên Người là một niềm thơ”, nhiều tác giả thế giới đã viết rất hay, rất xúc động về lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Chúng ta hãy đọc lại để thấy được những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của những thi nhân thế giới dành cho Người con vĩ đại của dân tộc Việt mến yêu.
Nhà thơ Li–san-đơ-rơ Ô-te–rô (Cu Ba) ca ngợi:
“Ngoài lòng dũng cảm, Người chẳng thiếu quyết tâm: Bác vốn là người du kích.
Ngoài trí thông minh, Người chẳng thiếu gì cảm xúc: Bác vốn là nhà thơ.
Ngoài sự tinh anh, Người còn có tầm nhìn xa: Bác vốn là người thầy
và tất cả cùng chung đúc vào đây: Người du kích, nhà thơ, nhà chính trị, người thầy
Để làm nên một người cộng sản
Hồ Chí Minh, gốc của dân và cũng chính là dân
Vẫn hoà trong thác dân cuộn chảy …………………………
Người còn đây mãi mãi hãy còn đây
đã biến thành khí trời, đất nước của dân tộc do chính Người xây đắp”.
Nhà thơ Vích–to Ha–ra (Chi Lê), ca ngợi Người là biểu tượng của Hoà bình, người mang khát vọng hoà bình nhân loại, Người góp phần kiến tạo nền hoà bình thế giới.
“Nhà thơ Hồ Chí Minh
đưa quyền sống ra toàn nhân loại
Không một khẩu đại bác nào
Có thể xoá được quyền sống hoà bình
- Luống cày trên cánh đồng của Người”
…
Bác Hồ,
Là bài ca của chúng ta
là ngọn lửa tình yêu trong sáng
là chim bồ câu trắng
là cành ôliu
là tiếng hát của toàn thế giới
là chìa khoá mở ra chiến thắng cho quyền sống hoà bình”
Nhà thơ En–xơ-tơ-rơ Su–ma–Khơ (Cộng hoà dân chủ Đức cũ) ca ngợi ở sức mạnh của lòng nhân ái và ý chí mãnh liệt của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
“Đức vị tha của Người vạch mặt sự đớn hèn của quân thù nghịch
Chí kiên quyết của Người
Chuyển rung trái đất
Người là anh hùng chân chính của nhân dân”
Với nhà thơ Han–ri Chi–Len–Rê-va–mê (Cộng hoà dân chủ Đức cũ) ca ngợi rằng Hồ Chí Minh đã trở thành niềm vinh quang của cả nhân loại:
“Người đem ánh sáng cho đời
Để tên tuổi lại cho Người ghi chung …”
Nhà thơ Ha–Nam–Ra–Man (Inđônêxia)
Ca ngợi lòng nhân ái bao la, nhân sinh quan sâu rộng vô cùng nhưng khiêm tốn vô song của lãnh tụ Hồ Chí Minh
“một con người dáng hình nhỏ bé
Tình yêu thương rộng lớn mênh mông
Đôi mắt nhìn xuyên trời bể
Mà tấm lòng khiêm tốn vô song
Người đâu chỉ phải yêu đất mẹ
Nước Việt Nam xinh đẹp kiên cường
Người sống vì á - Phi non trẻ
Lửa tình yêu nối những đại dương”
In-đi-ô Na–bôi–ri (Cu Ba) ca ngợi Hồ Chí Minh trong hai từ giản dị nhưng thiêng liêng: Việt Nam.
“Ca ngợi Người không cần phải viết một bản Ô- đi–xê hay I–li-át
Cũng chẳng cần đâu một áng thơ dài
ca ngợi Người,
Bác Hồ ơi.
Là bản anh hùng ca của thời đại
gọn gàng trong hai chữ: Việt Nam”
Nhà thơ Tra–ba–ni A–khơ-mét (Angêri) ca ngợi tên Người đồng nghĩa với danh từ chống chủ nghĩa đế quốc, cái tên ấy sẽ mãi mãi được cất lên khắp nơi trên những con đường tranh đấu.
“Khắp nơi trên con đường tranh đấu
Những kẻ đói nghèo
cùng cất tiếng hát
bài ca chiến thắng
Bài ca mãi ngân vang
Với cái tên yêu dấu của Người: Hồ Chí Minh!”
Nhà thơ I–Xma–en Go–mét–Bra–ga (Braxin) chúc tụng, ca ngợi cuộc đời thanh cao, tâm hồn trong sáng, trí tuệ mẫn tiệp, có khả năng thấu suốt mọi âm mưu, bức màn giả tạo, che đậy của quân thù.
“Cuộc đời Người như bông huệ trắng
Như mặt gương càn ngắm càng trong
Quỷ Mỹ kia đỏ vỏ đen lòng
Không che nổi mặt Người toả sáng
Trái đất còn mây mù ảm đảm
vẫn không che nổi ánh mắt Người”
Trong một bài thơ gửi từ nhân dân Hi Lạp, bài thơ ca ngợi Hồ Chủ tịch như là một vi anh hùng dân tộc của họ, biểu tượng của tự do.
“Hồ Chí Minh – Người tượng trưng cho tự do
Người đã trở thành bất tử
Người đã đứng vào hàng ngũ
Những vị anh hùng của đền A–cô-rô-pôn”
Nhà thơ Ni–kô-lai–xu–na–ép (Liên Xô cũ) ca ngợi Hồ Chí Minh là con người bất chấp thời gian, bởi Người là hiện thân cho những giá trị bất diệt và sức sống của mùa Xuân.
“Hồ Chí Minh tuổi Người cao lắm
Tuổi Người cao, không bởi chòm râu và mái tóc Người bạc trắng
Người là hiện thân của mọi trí tuệ nhân tâm,….
Người là hiện thân của sức mạnh, niềm tin
Trong nụ cười của Người của người có tất thảy những mùa Xuân….
Hồ Chí Minh là con Người bất chấp thời gian”
Cùng với ý đó, nhà thơ A–min I-ê-men ca tụng:
“Người sẽ không bao giờ chết cả
cái chết của Người sẽ sống mãi
Cuộc đời và cái chết của Người đã trở nên rạng rỡ”
Đối với nhà thơ Phê-lích Pi-ta Rô-đơ-ri–ghét (Cu Ba) thì Hồ Chí Minh là một ngọn nguồn cảm hứng, là sự lãng mạn cao đẹp bởi “tên Người là cả một niềm thơ”.
Có một ý thơ ngày nay đọc lại ta thấy nhà thơ nổi tiếng Bargar Đi–mi–tơ-rô-va (Hungari) rất sâu sắc và triết lí, đã thấu hiểu được tình cảm gắn bó tha thiết của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình, ngay cả khi Người không còn ở trên đời nữa, thì tư tưởng của Người sống mãi với sự nghiệp của nhân dân.
“Nhưng cái chết không thể nào ngăn cách
Dân tộc Việt Nam với Bác Hồ
Bởi từ đây, Việt Nam cùng Bác
gắn bó với nhau, hơn cả bao giờ…”
Có dịp đọc lại gần sáu mươi bài thơ trong tập thơ thế giới viết về Người, ta mới thấy được tình cảm sâu sắc, sự mền mộ, niềm ngưỡng vọng của các nhà thơ - bè bạn khắp nơi trên thế giới. Tinh thần chủ đạo toát lên là ca ngợi phẩm chất, đức độ, ý chí, tài năng vượt trội phi thường của Hồ Chí Minh. Tất cả những gì thuộc về Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản quý giá của toàn nhân loại. Những giá trị mà Hồ Chí Minh theo đuổi sẽ sống mãi cùng tâm thức và đời sống thực tiễn của nhân loại tiến bộ./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận