Tìm đường cứu nước - hành trình mang tầm thời đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Ý chí quyết định đi ra nước ngoài tự mình tìm con đường cứu nước, cứu dân đã hình thành trong tư tưởng của người thiếu niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Năm 1905, Nguyễn Tất Thành được cha là ông Nguyễn Sinh Huy (tức ông Nguyễn Sinh Sắc) xin cho theo học lớp dự bị Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Vinh. Tại ngôi trường này, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và tìm thấy sức hấp dẫn của những mỹ từ đó mà người Pháp đã tuyên truyền. Đi đâu, đến nước nào để tìm con đường cứu nước, cứu dân là những câu hỏi luôn đau đáu trong suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành. Và Người đã tìm được câu hỏi trả lời từ chính trong cuộc sống xã hội mà Người đã trải qua. Người muốn tìm hiểu xem cái gì ẩn giấu đằng sau nhiều mỹ từ ấy. Người đã nung nấu ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm ăn ra sao, nhất là xem họ “tổ chức và cai trị như thế nào” rồi sẽ về giúp dân, giúp nước. Độc lập cho Tổ quốc, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho Nhân dân là mục đích, là “ham muốn tột bậc” của Người, là nguồn gốc và động lực sâu xa để ngày 5.6.1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn ra nước ngoài, thực hiện cuộc hành trình vĩ đại tìm đường cứu nước, cứu dân.
Ngày 5.6.1911, Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Admiral Latouche-Tréville rời Sài Gòn đi Mác-xây (Pháp). Người đã đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ, hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.
Trong suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã trải qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm rất nhiều nghề cực nhọc khác nhau để kiếm sống, Người đã luôn tự học tập, học hỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn quan sát, độc lập suy nghĩ để tìm ra lời giải cho riêng mình. Hành trình tìm đường cứu nước của Người có những đặc điểm riêng biệt khác với các thế hệ tiền bối và cũng tạo lập ra những nét đặc sắc riêng trong nhận thức, tư tưởng so với các thanh niên, trí thức du học phương Tây cùng thời.
Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua thực tiễn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng phong phú ở nhiều nước, Người đã nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân lao động bị áp bức trên trên toàn thế giới.
Tháng 7.1920, Người được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của V.I.Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo (Pháp). Người lập tức đã bị cuốn hút và đã đọc đi, đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vì nó đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử và Người đã vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu phong kiến và các nhà hoạt động cách mạng có xu hướng tư sản đương thời.
Nhiều nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh đều có chung quan điểm, một trong những điểm nổi trội và độc đáo nhất của Người so với nhiều danh nhân văn hóa khác trên thế giới là ở chỗ Người đánh giá cao chủ nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa dân tộc là động lực của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam được sinh ra từ lòng yêu nước muôn đời, rồi qua hàng ngàn năm thử thách, kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một văn hóa vĩnh hằng của dân tộc.
Từ tình thương yêu con người đã trở thành khát vọng giải phóng con người, Nguyễn Ái Quốc luôn nung nấu và theo đuổi ý chí tìm đường giải phóng không chỉ cho dân tộc mình mà còn với mọi tầng lớp cùng khổ trên khắp các châu lục. Từ chủ nghĩa yêu nước dân tộc chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản.
Xác định con đường của cách mạng Việt Nam đi theo Chủ nghĩa Mác - Lênin là điểm khác về chất của Người so với nhiều nhân vật yêu nước cùng thời. Khi nước nhà mất độc lập cũng là truyền thống yêu nước có điều kiện thể hiện rõ ràng nhất, sinh động nhất, nhưng yêu nước nhiệt thành thì không chỉ có duy nhất là Nguyễn Ái Quốc. Có chí lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại đà chấn hưng cho dân tộc Việt Nam không phải chỉ có riêng ở Người. Bằng sự dấn thân và trải nghiệm của cá nhân Người, Người đã khước từ phong trào Đông Du, Duy Tân để tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác- Lênin con đường cứu nước và con đường phát triển cho dân tộc một cách đúng đắn.
Với ý chí kiên cường và nghị lực phi thường, sau 30 năm bôn ba vất vả để tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm được đường đi cho dân tộc theo đi, Người đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ một nước thuộc địa nửa thuộc địa không có tên trên bản đồ thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập và rèn luyện, dân tộc Việt Nam đã đứng lên làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám mùa Thu 1945, nở hoa, độc lập, kết trái tự do, làm nên thắng lợi của 2 cuộc khámg chiến trường chinh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất non sông.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ của lịch sử đã là thực tiễn sinh động minh chứng hùng hồn con đường mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra, giới thiệu cho lịch sử và để lịch sử lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng tính cách mạng và khoa học con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy không chỉ đã khai thông sự bế tắc đường lối giải phóng dân tộc mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng Việt Nam. Sứ mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trao cho Người với trách nhiệm là người tìm đường, người mở đường và là người dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam sau nhiều phen sóng gió, thăng trầm của lịch sử.
Tròn 110 năm (5.6.1911 – 5.6.2021) Ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rời Sài Gòn ra nước ngoài thực hiện cuộc hành trình vĩ đại mang tầm thời đại: cứu nước, cứu dân. Lịch sử ngày càng lùi xa nhưng với tất cả những cống hiến lớn lao của Người trong hành trình đặc biệt đó vì nước, vì dân đã trở thành một tài sản tinh thần to lớn và vô giá của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, lịch sử đã đặt ra cho dân tộc hai nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết là đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc và canh tân đất nước. Hai nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ biện chứng và hỗ trợ cho nhau không thể tách rời. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa 2 vấn đề này thì giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ cấp bách, phát triển đất nước là nội dung quan trọng nhưng mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả khi dân tộc được giải phóng, đất nước được độc lập, nhân dân được tự do. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đó có công lao vô cùng to lớn trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân Việt Nam kiên trì, kiên định con đường Người đã tìm ra và lựa chọn, ra sức vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người để đưa sự nghiệp cách mạng của Người để lại vươn những tầm cao mới, thực hiện mong muốn cuối cùng của Người là “đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 4.6.2021
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận