Tin sâu trong phát thanh hiện đại
Khác với tin vắn và tin ngắn, tin sâu trên đài phát thanh trả lời nhiều câu hỏi mà công chúng muốn biết về sự kiện, cho phép phát triển và trả lời thêm những câu hỏi như thế nào, tại sao nên thời lượng thường dài hơn. Hiện nay, một tin ngắn trên đài phát thanh có thời lượng trung bình khoảng 30 giây, tin sâu có thể lên tới 2 phút, thậm chí dài hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Vì thời lượng dài, cách thể hiện đa dạng nên về hình thức có những nét tương đồng với một bài phóng sự ngắn.
Trên thực tế, hai thể loại này có nhiều điểm khác nhau. Trước hết về ngôn ngữ, tin sâu đề cao tính ngắn gọn, trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu. Trong mọi trường hợp, ngôn ngữ sử dụng trong tin sâu đều nhằm mục đích thông báo về sự kiện thời sự. Tin thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứ không phải bằng lý lẽ và ngôn ngữ có tính hình tượng, giàu cảm xúc như trong các bài phóng sự. Mặt khác, một tin sâu trên đài phát thanh thường được đọc lên bằng giọng điệu khách quan, trung tính, trong khi phóng sự lại cần phong cách thể hiện đầy cảm xúc với dấu ấn riêng của tác giả.
Mặc dù thời lượng dài, nhưng tin sâu không xuất hiện đơn lẻ trên sóng phát thanh mà thường nằm trong các bản tin ngắn 5 phút, 10 phút hoặc chương trình có thời lượng dài hơn. Dù trong trường hợp nào, tin sâu cũng phải thực hiện nhiệm vụ thông báo chi tiết về sự kiện thời sự, đồng thời tạo ra điểm nhấn trong mỗi bản tin. Do vậy, trong các bản tin phát thanh, nếu tin sâu không được tổ chức tốt sẽ khó thu hút của người nghe, ảnh hưởng đến chất lượng của bản tin vì thời lượng dàn trải. Làm thế nào để tin sâu hấp dẫn người nghe, là hạt nhân trong các bản tin phát thanh?
Thứ nhất, cần viết lời dẫn cho tin sâu.
Một nguyên tắc quan trọng là ở đâu có tin sâu, ở đó có lời dẫn. Để thu hút người nghe ngay từ những giây đầu tiên, tin sâu trong phát thanh cần có lời dẫn. Do cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng trên mỗi loại hình báo chí khác nhau nên lời dẫn cho tin sâu trong phát thanh không được ngắn như những dòng tít trên báo in và báo mạng điện tử. Lý luận và thực tiễn báo chí xưa nay đều khẳng định, tiêu chí quan trọng hàng đầu của tít trên báo chí là phải ngắn về hình thức. Điều này cho phép một tít trên báo chí đôi khi không nhất thiết phải là một câu văn hoàn chỉnh về ngữ pháp nhưng vẫn được sử dụng. Trong phát thanh, một tít tin như vậy khi đọc lên thành tiếng sẽ trở thành thách thức không nhỏ đối với người nghe. Ví dụ, cùng đưa tin về Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số báo đặt tít như sau:
Khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng (Nhandan. com.vn, Tuoitre.vn)
Sáng nay khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng (Hanoitv.vn)
Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu (Thanhnien.vn)
Khơi dậy khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước (Voh.com.vn).
Những dòng tít như trên tất nhiên sẽ xuất hiện trang trọng, với cỡ chữ lớn, nổi bật trên các trang báo. Chỉ cần vài giây độc giả có thể đọc hết dòng tít, nếu quan tâm sẽ tiếp tục đọc nội dung bài báo. Tuy nhiên, thính giả của đài phát thanh phần lớn là nghe trong trạng thái bị động, vừa nghe, vừa làm việc nên việc chuyển tải ngắn gọn, kiệm từ như tít trên báo in là chưa đủ thông tin cần thiết.
Trong phát thanh, tít không có nhiều ý nghĩa đối với tin sâu cũng như các thể loại khác. Chính vì vậy, cùng đưa tin về Khai mạc Đại hội Đảng, chương trình Thời sự 6 giờ ngày 25/01/2021 của Đài Tiếng nói Việt Nam viết lời dẫn chi tiết hơn như sau: “Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII bắt đầu diễn ra từ hôm nay 25/1 tại Thủ đô Hà Nội. Người dân cả nước cùng kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế bày tỏ tin vào Đại hội, sẽ đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới”.
Rõ ràng, để người nghe hình dung rõ hơn về sự kiện thời sự, từ đó quyết định có nghe hết tin đó hay không, lời dẫn vào tin sâu trong phát thanh cần nhiều thông tin hơn. Do vậy, trước mỗi tin sâu, nhà báo phát thanh cần đầu tư viết lời dẫn thật cuốn hút. Lời dẫn có thể gói gọn trong một hoặc hai câu nhưng phải nêu bật được thông tin cốt lõi, thông tin có tính thời sự. Ví dụ:
(1) Lời dẫn chứa thông tin thời sự: “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng ngài Joseph Biden - Tổng thống thứ 46 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” (VOV1 - Thời sự 18h 21/01/2021); “Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng” (VOV1 - Thời sự 6h 07/1/2021); “Từ hôm nay đến hết năm, cảnh sát giao thông cả nước tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề nhằm kiểm soát tình trạng lái xe sử dụng ma túy, vi phạm nồng độ cồn” (VOV1 - Thời sự 6h 15/3/2021).
(2) Lời dẫn chứa thông tin thời sự và thông tin bổ sung: “Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng tiếp tục dịch chuyển vào Việt Nam. Dự báo năm 2021, nước ta sẽ thu hút dòng vốn này cao hơn năm qua” (VOV1 - Thời sự 12h 25/1/2021); “Lo ngại biến thể Virus Sars-CoV2 có thể khiến tỷ lệ tử vong cao hơn, hàng loạt các quốc gia đồng loạt đưa ra thêm nhiều biện pháp hạn chế mới nhằm siết chặt kiểm soát dịch Covid-19” (VOV1 - Thời sự 12h 24/1/2021); “Từ ngày mai, tỉnh Hải Dương sẽ kết thúc 14 ngày thực hiện cách ly xã hội, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng; trong khi đó, từ sáng nay, hơn hai triệu học sinh Hà Nội đã trở lại trường học.” (VOV1 - Thời sự 12h 2/3/2021).
(3) Lời dẫn giới thiệu góc độ của đề tài: “Hôm nay, khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 50 năm, Diễn đàn Kinh tế thế giới không diễn ra tại Thụy Sỹ” (VOV1 - Thời sự 18h 25/1/2021); “Gần 70 tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ 5 năm 2020. Lần đầu tiên, giải đặc biệt được trao cho nhóm tác giả của Hãng phim tài liệu và điện ảnh, Báo Nhân Dân với tác phẩm “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình”” (VOV1 - Thời sự 6h 14/01/2021); “Tình hình Myanmar sẽ là nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN diễn ra chiều nay. Singapore đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á nên thẳng thắn bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực tại đây với đại diện chính quyền quân sự nước này” (VOV1 - Thời sự 12h 2/3/2021)…
Thứ hai, cần trích dẫn lời phát biểu của nhân vật vào tin.
Phát thanh là “tờ báo nói”, trong đó lời nói là ngôn ngữ đặc trưng, đồng thời là thế mạnh của loại hình báo chí này. Để phát huy thế mạnh của loại hình, các đài phát thanh hiện nay đều rất coi trọng việc trích dẫn lời phát biểu của nhân vật đưa vào tác phẩm. Tin sâu trên phát thanh không nên làm theo cách viết hết ra giấy rồi đọc “chay” trong chương trình.
Ngoài phần thông tin trên văn bản để đọc, tin sâu phát thanh cần có thêm tiếng nói của nhân vật để tăng sức hấp dẫn và tính xác thực của nguồn tin. Muốn vậy, tiếng nói của nhân vật đưa vào tin phải được chọn lọc, là đoạn âm thanh hay nhất, có nhiều thông tin nhất, được sử dụng như một minh chứng sinh động cho mục đích thông tin. Nhiệm vụ của nhà báo phát thanh là lắng nghe, phát hiện ra đoạn phát biểu của nhân vật có giá trị nhất để đưa vào tin sâu, chứ không phải là soạn thảo, chuyển đoạn âm thanh thành văn bản để đọc cho thính giả nghe.
Ví dụ, trong chương trình Thời sự 18 giờ ngày 26/2/2021 của Đài Tiếng nói Việt Nam, phóng viên Lại Hoa đưa tin: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị hướng dẫn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV của các cơ quan Trung ương, thời lượng hơn 2 phút.
Trong tin này, phóng viên trích lời phát biểu của Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Hầu A Lềnh có thời lượng 37 giây, nói về quy trình tổ chức và thời gian kết thúc thủ tục ứng cử: “Từ nay đến hết ngày 14/3 các hội nghị, các cơ quan đơn vị sẽ giới thiệu người tham gia ứng cử. Các đại biểu không phải ở các cơ quan đơn vị tự ứng cử thì sẽ tiến hành làm hồ sơ, nộp hồ sơ đến các Ủy ban bầu cử. Trên cơ sở kết quả của các hội nghị, đến ngày 14/3 kết thúc, Mặt trận Tổ quốc các địa phương và Trung ương sẽ tiến hành tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2. Đây là khối lượng công việc hết sức lớn nhưng hết sức quan trọng để lựa chọn được danh sách sơ bộ các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, làm cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo”.
Theo quan điểm của các phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những phát biểu đưa vào tin sâu phải đảm bảo tính chân thực, có thông tin, nội dung không được trùng lặp với văn bản, âm thanh phải nghe rõ, nghe tự nhiên và độ dài phù hợp. Độ dài của một phát biểu trong tin sâu nên trong khoảng 20 – 30 giây. Trường hợp ngoại lệ có thể dài hơn, nhưng để tránh quá tải với người nghe không nên dài hơn 60 giây. Với những tin đặc biệt quan trọng, vì lý do khách quan, buộc phải sử dụng đoạn phát biểu dài nên tách thành những đoạn ngắn, sử dụng xen kẽ vào tin để thính giả dễ tiếp nhận hơn.
Thứ ba, cần đưa tiếng động hiện trường vào tin.
Theo các chuyên gia ở Đài phát thanh Làn sóng Đức, tiếng động là thành phần quan trọng, không thể thiếu trong phát thanh. Để hấp dẫn người nghe, nhà báo phát thanh cần khai thác tiếng động hiện trường đưa vào tin. Tiếng động được sử dụng trong tin phải là tiếng động có thật, nghe rõ, có thông tin, có khả năng tạo được sự liên tưởng về bối cảnh, không gian, thời gian, đồng thời giúp khắc họa rõ nét tâm trạng, tính cách, chân dung nhân vật.
Chúng ta thử tưởng tượng khi nghe thông tin về một vụ cháy hoặc tai nạn giao thông, chắc chắn người nghe sẽ cảm thấy nhạt nhẽo khi tin đó được đọc lên trong phòng kín. Tuy nhiên, sẽ cuốn hút người nghe hơn nhiều nếu tin này được phóng viên thực hiện trên nền tiếng động của đám đông, tiếng xe chữa cháy, xe cứu thương hay tiếng còi của cảnh sát... Âm thanh ngoài hiện trường, tự nó đã cho thấy mức độ, tính chất của vụ việc. Điều này không chỉ tác động mạnh tại thời điểm nghe mà còn giúp ghi sâu hơn vào tâm trí của người nghe.
Tiếng động trong tin sâu có thể xuất hiện trên nền tiếng nói của phóng viên ngoài hiện trường một cách tự nhiên. Trong trường hợp này, tiếng động nền sẽ là minh chứng sống động, cho thấy phóng viên đã kịp thời có mặt, đúng vào thời điểm sự kiện đang diễn ra. Phóng viên phát thanh cần chọn vị trí phù hợp để đưa tin, đảm bảo tiếng nói phải được nghe rõ trên nền tiếng động trực tiếp từ hiện trường.
Trường hợp một tin sâu được đọc, dựng trong studio, tiếng động được sử dụng không được quá dài, chỉ nên từ 10 - 20 giây. Khác với tiếng động trên nền tiếng nói phóng viên đưa tin ngoài hiện trường, để tạo được hiệu ứng tốt, khi lồng ghép nên đưa tiếng động vào trước, sau đó giảm dần âm lượng xuống trên nền tiếng nói của phóng viên. Trước khi kết thúc, tiếng động cần điều chỉnh giảm dần xuống thật tự nhiên, tránh kết thúc đột ngột như bị cắt cụt…
Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí và truyền thông hiện đại, tin càng chứng tỏ là thể loại mũi nhọn, phổ biến, không thể thiếu, nhất là với các đài phát thanh. Để khai thác và phát huy tốt thế mạnh của thể loại này trong các bản tin phát thanh, tin sâu cần được đầu tư bài bản hơn. Đó cũng là một trong những cách thức để thu hút thính giả trở lại nhiều hơn với làn sóng phát thanh./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 12.05.2021
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- (LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách trên nền tảng Internet ở Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
(LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
(LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
(LLCT&TT) Ngày 13.2 hàng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lựa chọn là ngày Phát thanh thế giới. Chủ đề của ngày Phát thanh thế giới năm 2022 mà UNESCO đưa ra là“Phát thanh và sự tin cậy” (To radio to trust). Tại sao UNESCO nhấn mạnh vào“sự tin cậy” và giải pháp nào để phát thanh hiện đại duy trì được sự tin cậy, đó là những câu hỏi lớn đối với ngành phát thanh ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận