Tọa đàm khoa học quốc tế “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và ý nghĩa đối với thế giới đương đại”
Tham dự Tọa đàm, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có: PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó Giám đốc Học viện.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trương Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học.
Về phía Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc có ông An Hiểu Vũ, Chủ nhiệm Trung tâm Các chương trình Ngôn ngữ Á Phi; ông Ngụy Vi, Trưởng Ban Việt ngữ, Trung tâm Các chương trình Ngôn ngữ Á Phi.
Về phía Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc có GS Trình Ân Phú, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, Ủy viên Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Y tế Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Chủ tịch Hội Kinh tế chính trị học thế giới; GS Tân Hướng Dương, Bí thư Đảng ủy Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác; GS Phan Kim Nga, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu Phong trào cộng sản quốc tế, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác.
Ngoài ra, tham dự tọa đàm còn có các chuyên gia, học giả và các phóng viên báo, đài của hai nước.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, buổi Toạ đàm khoa học được tổ chức trong không khí ấm nồng tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc.

PGS,TS Lê Văn Lợi khẳng định, chủ đề của cuộc Toạ đàm dựa trên chính tên cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và ý nghĩa đối với thế giới đương đại” được xuất bản bằng tiếng Việt, có nội dung nghiên cứu về sự kiên trì chủ nghĩa Mác trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới kể từ Đại hội XVIII đến nay. Điều có ý nghĩa quan trọng nữa, đây là cuốn sách có sự giúp đỡ to lớn của Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc để kết nối các nhà khoa học hai nước Trung - Việt. Vì vậy, nó còn kết tinh cả tình cảm hữu nghị giữa các học giả hai nước”.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, về phía Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc, ông An Hiểu Vũ, Chủ nhiệm Trung tâm Các chương trình Ngôn ngữ Á Phi nhấn mạnh: Xuất phát từ thực tế nước mình, Trung Quốc và Việt Nam thuận theo trào lưu thời đại, tìm ra con đường hiện đại hóa phù hợp tình hình ở mỗi nước, đưa sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ngày một toát lên sức sống bừng bừng. Chế độ chính trị hai nước Trung Quốc - Việt Nam giống nhau, con đường phát triển tương đồng, tiền đồ, vận mệnh tương quan. Sự thành công của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như cuộc gặp thành công giữa Tổng Bí thư hai Đảng đánh dấu quan hệ Trung - Việt bước sang giai đoạn mới then chốt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt không ngừng bước lên tầm cao mới.

Giới thiệu cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và ý nghĩa đối với thế giới đương đại”, PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, các học giả Trung Quốc và Việt Nam cùng tham gia nghiên cứu cuốn sách đều tin tưởng rằng, với sự tương đồng về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, được cộng hưởng dựa trên nền tảng của tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân gây dựng, một lần nữa lại được hai tổng bí thư tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc vừa rồi. Đây sẽ là một giá trị cốt lõi giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cùng nhân lên sức mạnh, động lực to lớn hơn nữa, không chỉ cho sự phát triển phồn vinh của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, mà hơn nữa sẽ cùng đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của thế giới đương đại.






Phát biểu tổng kết Tọa đàm, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, nội dung trao đổi của các học giả hai nước tại buổi tọa đàm chính là sự khái quát những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới nói chung, cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam qua những chặng đường nói riêng, để qua đó, càng thấy được sự đóng góp lớn lao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam cũng như tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đối với tương lai phát triển của nhân loại./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”
- Hội thảo khoa học quốc tế: “Nguồn lực cho truyền thông chính sách”
- Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
- Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
- Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 42: Phố sách Hà Nội - Điểm hẹn tri thức
-
2
Về tộc danh "Mán" trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 1946
-
3
Khoa Quan hệ quốc tế 40 năm xây dựng và phát triển
-
4
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
5
Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta
-
6
Vai trò của podcast quảng cáo đối với doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong phát triển văn hóa Việt Nam
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Từ các nguyên tắc trong bản Đề cương: “dân tộc, khoa học, đại chúng”, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa đã không ngừng được bổ sung, phát triển qua các giai đoạn cách mạng. Sau 80 năm, những nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Sáng 22/11/2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc tế: “Nguồn lực cho truyền thông chính sách”
Hội thảo khoa học quốc tế: “Nguồn lực cho truyền thông chính sách”
Sáng ngày 01/11/2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nguồn lực cho truyền thông chính sách”. Hội thảo góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của nguồn lực cho truyền thông chính sách, đánh giá nhận thức và thực trạng huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả cho công tác này.
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Đây là chủ đề Hội thảo khoa học cấp Bộ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng ngày 07/9/2023. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII đã được các nhà khoa học thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Chiều 29/8/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”. Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng tác động xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam hiện nay.
Bình luận