Trách nhiệm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội
Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, không ít nhà báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông (TT - TT) thu hồi thẻ nhà báo vì những nội dung mà họ đăng tải, chia sẻ trên Facebook như trường hợp ông Đ.H - nguyên Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên, ông M.P.L - nguyên Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng, các sai phạm này dường như chưa mấy tác động đến một số người nấp sau danh nghĩa người làm báo để mưu cầu mục đích thiếu trong sáng trên mạng xã hội. Cá biệt, sau khi bị kỷ luật vì đăng tải nội dung sai trái trên mạng xã hội, có nhà báo còn cảm thấy “hãnh diện” vì facebook của mình “được quan tâm”.
Không chỉ dung chứa số nhà báo tồn tại theo lối “hai mặt”, mạng xã hội còn là nơi dung chứa một số người từng làm nghề báo nhưng đã bị cơ quan chủ quản thải hồi vì yếu kém trong đạo đức hoặc kỹ năng nghề nghiệp, nay bày trò “đánh lận con đen”. Và còn có một số đối tượng lên Facebook ngang nhiên sử dụng “danh xưng” nhà báo, khoe khoang từng làm việc tại tòa soạn nọ, đài truyền hình kia nhằm hù dọa, tạo ấn tượng về “tài năng, năng lực nghề nghiệp”. Chưa kể, một số người do yếu kém về nhận thức, về các vấn đề chính trị - xã hội, bị dư luận của mạng xã hội tạo áp lực để “dắt mũi”, đã vô tình “tiếp tay” cho các thế lực thù địch, cho đối tượng xấu qua việc tham gia ủng hộ xu hướng chống phá, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tham gia kiến nghị, và phản đối ban hành Luật An ninh mạng; kích động chống phá các trạm thu phí BOT giao thông; ngăn cản thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội; vào hùa tẩy chay một số doanh nghiệp trong nước...
Thông tin phản cảm như hình ảnh một nhà báo bên nhiều cọc tiền lẻ, trên một ô-tô chuẩn bị đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, đã tạo ra tác động và hệ lụy tiêu cực với những cái “like dạo” và comment (bình luận) ngợi ca từ người theo dõi trang cá nhân của anh ta. Trong bối cảnh các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam, đang ra sức tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, hình ảnh và nội dung xấu, độc, sai sự thật đăng tải trên facebook cá nhân của người làm báo không khác nào “miếng mồi ngon” để kẻ xấu lợi dụng. Bởi vậy, dễ hiểu tại sao, nhất cử nhất động trên một vài tài khoản Facebook của người làm báo lại luôn được BBC, RFA, SBTV, Người Việt... khai thác, tận dụng một cách tối đa.
Các sai phạm của một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực báo chí trên mạng xã hội gần đây cho thấy, đôi khi sự tiện dụng của trí tuệ nhân tạo bị lợi dụng, trở thành “sân chơi” cho những động cơ thiếu trong sáng: Sử dụng mạng xã hội, cụ thể là Facebook, Youtube như “sân sau”, rồi “bẻ cong bàn phím” để tiến hành hoạt động sai trái dưới danh nghĩa là “tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Trong số người làm báo suy thoái, biến chất này, có một số cây bút lâu năm, ít nhiều có uy tín, có kinh nghiệm, được dư luận trên mạng xã hội chú ý. Thậm chí, một số người từng nổi danh vì có những bài phóng sự điều tra chống tiêu cực. Song, thay vì sử dụng không gian mạng để chia sẻ thông tin, bài viết chất lượng cao, hay kinh nghiệm nghề báo với bạn bè, số nhà báo “hai mặt” này như muốn sử dụng uy tín nghề nghiệp, uy tín cơ quan chủ quản để biến trang mạng xã hội cá nhân của họ thành “chiến trường đánh đấm” theo đúng nghĩa đen, khi đăng tải vô số phát ngôn, thông tin tiêu cực, sai sự thật nhắm vào các tổ chức, tập đoàn kinh tế... nhằm mưu lợi cá nhân.
Đã có một số trang (fanpage), nhóm (group) được lập ra với mục đích để chia sẻ thông tin, kêu gọi sự đoàn kết của người làm báo vì mục tiêu cao cả là đi tìm sự thật cũng đã bị một số nhà báo lạm dụng để kết bè, kéo cánh và khủng bố, trù dập, công kích người không đáp ứng yêu cầu của họ, hoặc làm họ không vừa ý. Khi được thỏa mãn yêu sách, họ sẵn sàng “gỡ bài”, “xóa trạng thái”, thậm chí “trở bàn phím” ca tụng người trước đó còn bị họ hoạnh họe bằng thứ ngôn từ mạt sát nặng nề. Đáng quan ngại là trong khi mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin với tốc độ chóng mặt, thì khi cần, người tạo ra loại chủ đề đó lại có thể xóa bỏ dấu vết nhanh chóng. Cho nên, không ngẫu nhiên các mạng xã hội phổ biến hiện nay lại được mệnh danh như “con quái vật lan truyền tin giả”.
Trước những thách thức từ mạng xã hội đối với đạo đức báo chí, ngày 25.12.2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam (Quy tắc), có hiệu lực từ ngày 1.1.2019. Quy tắc được soạn thảo công phu, cẩn trọng, có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà báo, nhà nghiên cứu uy tín được xem như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của báo chí thời đại kỹ thuật số, là sự bổ sung cần thiết cho 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã được Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Đây là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp của Hội Nhà báo Việt Nam xử lý các hành vi sai phạm của người làm báo trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng. Trong đó, các khoản 02, 03, 04, 06 tại Điều 4 “Những việc/điều người làm báo không được làm khi tham gia mạng xã hội” là các quy tắc đặc biệt nghiêm minh, chặt chẽ, cần thiết.
Cụ thể, người làm báo Việt Nam tuyệt đối không được có những hành vi như: “Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác”; “Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác”; “Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội”; “Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ xúy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc”.
Trên thực tế, nếu người làm báo vi phạm các quy định nêu trên sẽ không chỉ vi phạm Luật Báo chí, mà còn vi phạm Bộ luật Hình sự, và Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra các quy định này là trực tiếp xác định tiêu chí đạo đức nghề nghiệp có tính chất răn đe, để hội viên không vi phạm. Có thể coi Quy tắc là văn bản đầu tiên mà một tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp ở Việt Nam đưa ra, để yêu cầu thành viên của mình thực hiện khi sử dụng mạng xã hội.
Không như những gì về Quy tắc mà các ý kiến thiếu thiện chí xuyên tạc, vu cáo đăng tải trên mạng xã hội, việc ban hành những quy định đối với phóng viên, nhà báo khi phát ngôn, thông tin trên mạng xã hội là công việc bình thường, quen thuộc với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Chưa kể, nếu đi sâu vào chi tiết, nội dung Quy tắc được xem là phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí kỹ thuật số, nhất là so sánh với các chuẩn mực, quy tắc đạo đức báo chí (Journalism ethics and standards) đang hiện hành tại nhiều nước. Như Tổ chức mạng lưới đạo đức báo chí đã công bố 5 nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của người làm báo bao gồm: 1 - Sự thật và tính chính xác, 2 - Tính độc lập, 3 - Thái độ công bằng và vô tư, 4 - Tính nhân văn, 5 - Trách nhiệm.
Hay báo Washington Post (Bưu điện Oa-sinh-tơn) cũng quy định rõ: “Khi sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter... để đưa tin hay đăng tải thông tin đời sống cá nhân, chúng ta vẫn phải bảo đảm tính liêm chính của mình và luôn nhớ rằng: chúng ta vẫn là những nhà báo của tờ Washington Post (dù ở bất kỳ đâu). Các thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của phóng viên tờ Washington Post cần phải được xác minh bởi phòng biên tập tin tức... Mỗi bình luận và liên kết do chúng ta chia sẻ đều được coi là phát ngôn chính thức, bất kể thông tin đó được cài đặt ở chế độ quyền riêng tư...”.
Tương tự, Hãng tin AFP cũng công bố bản Hướng dẫn phóng viên của AFP sử dụng truyền thông xã hội gồm 4 chương: 1 - Quản lý trang cá nhân, 2 - Hướng dẫn cách hành xử khi đăng nhập tài khoản trực tuyến, 3 - Những nội dung được phép đăng tải, 4 - Đăng tải các nội dung của AFP. Văn bản của AFP nhấn mạnh: các nhà báo cần hiểu rằng họ phải quản lý các thông tin đăng tải trên Facebook, Twitter cá nhân, chịu trách nhiệm pháp lý trước các vấn đề phát sinh từ nội dung đó...
Thực tế cho thấy, những quy định về trách nhiệm đối với người làm báo khi tham gia mạng xã hội mà Washington Post và AFP là hai thí dụ cụ thể đã thể hiện quan điểm của các cơ quan báo chí trên thế giới về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trước thách thức từ không gian mạng. Dù có những khác nhau về tổ chức, cơ quan quản lý, chủ quản, điều hành... giữa báo chí Việt Nam và báo chí các quốc gia trên thế giới, thì những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo khi tham gia mạng xã hội về cơ bản không có khác biệt.
Rõ ràng, trong thời đại số và xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, quyền thông tin, tự do thông tin là không thể ngăn cấm. Tuy nhiên với tư cách nhà báo, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ xã hội và đặc thù nghề nghiệp của mình, càng cần phải giữ gìn đạo đức, vững vàng quan điểm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và tham gia thông tin. Với người làm báo Việt Nam, cùng với đó còn cần nắm vững, thấm nhuần các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền đúng, không chỉ qua bài viết mà còn cả khi tham gia mạng xã hội. Hơn lúc nào hết, mỗi người làm báo Việt Nam cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức nghiêm túc về trách nhiệm xã hội của mình. Quá trình đổi mới toàn diện hoạt động báo chí Việt Nam chỉ có thể đạt được khi mỗi người làm báo thật sự là công dân gương mẫu, thật sự là người vừa có trình độ chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 22.3.2019
Bài liên quan
- Đào tạo nhân lực báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Báo chí Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ và thử thách mới
- Xu hướng cập nhật thông tin chính trị, xã hội của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, truyền thông
- Nhu cầu bồi dưỡng truyền thông chính sách của đội ngũ phóng viên hiện nay
- Mấy vấn đề về định hướng phát triển báo chí kiến tạo
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Ban Biên tập (BBT) Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia, nhà khoa học, CTV đã nhiệt tình đóng góp về nhiều phương diện để Tạp chí không ngừng phát triển. Hiện nay, Tạp chí xuất bản 05 sản phầm: Tạp chí in tiếng Việt thường kỳ (12 số/năm), Tạp chí in tiếng Việt – Chuyên đề (2 kỳ/năm), Tạp chí in tiếng Anh (2 kỳ/năm), Tạp chí điện tử tiếng Việt, Tạp chí điện tử tiếng Anh. Tất cả các sản phẩm đều đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN và được Hội đồng GSNN đưa vào danh mục tạp chí khoa học được tính điểm cho công trình, bài báo đăng trên tạp chí thuộc chuyên ngành Báo chí - Truyền thông, ngành Ngôn ngữ và Liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học. Do nhu cầu công bố bài báo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, học viên Cao học, NCS hiện nay là rất lớn nên ngoài các nhiệm vụ chính trị của Tạp chí được Ban Giám đốc (BGĐ) giao hàng năm, Thường trực Ban Biên tập đã báo cáo BGĐ Học viện cho phép áp dụng thực hiện cơ chế tác giả ký hợp đồng tự nguyện đóng góp kinh phí thẩm định, biên tập, xuất bản bài báo trên Tạp chí điện tử như đối với Tạp chí in số Chuyên đề. (Xin liên hệ trực tiếp đến bộ phận Tạp chí điện tử của Tòa soạn để biết thêm chi tiết).
Đào tạo nhân lực báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đào tạo nhân lực báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sự thay đổi của báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo nhân lực báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Báo chí Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ và thử thách mới
Báo chí Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ và thử thách mới
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu, 99 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, thể hiện rõ vai trò, sứ mệnh của mình trước vận mệnh của đất nước.
Xu hướng cập nhật thông tin chính trị, xã hội của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, truyền thông
Xu hướng cập nhật thông tin chính trị, xã hội của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, truyền thông
Bài viết tìm hiểu thực trạng cập nhật thông tin chính trị, xã hội của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí truyền thông trên các kênh thông tin truyền thông đại chúng (TTĐC) truyền thống và mạng xã hội (MXH). Kết quả phân tích cho thấy mức độ thường xuyên cập nhật thông tin trên MXH phổ biến hơn so với các kênh TTĐC. Đội ngũ cán bộ cũng có xu hướng cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin chuyên sâu về chính trị trên MXH, đặc biệt, thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thông tin về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả cập nhật và tuyên truyền các thông tin chính trị, xã hội trên các kênh, phương tiện TTĐC và MXH của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, truyền thông.
Nhu cầu bồi dưỡng truyền thông chính sách của đội ngũ phóng viên hiện nay
Nhu cầu bồi dưỡng truyền thông chính sách của đội ngũ phóng viên hiện nay
Truyền thông chính sách là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan báo chí - truyền thông nói chung và của đội ngũ phóng viên nói riêng. Việc truyền thông chính sách hiệu quả hay thất bại đều bắt đầu từ năng lực của lực lượng tham gia truyền thông chính sách. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực truyền thông chính sách còn chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ khi hiểu được nhu cầu bồi dưỡng truyền thông chính sách của đội ngũ phóng viên, các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông mới có thể xây dựng chương trình bồi dưỡng hợp lý, thiết thực và hiệu quả.
Bình luận