Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Năm 2024 là năm thứ 7 tổ chức Giải, Ban Giám khảo đã lựa chọn từ hơn 800 tác phẩm dự thi 81 tác phẩm vào chung khảo. Từ đó, tiếp tục lựa chọn ra 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải, bao gồm: 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.
Giải đặc biệt của năm nay thuộc về tác phẩm: Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên "Cung" hào hứng - "Cầu" thờ ơ, của nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường - Ban Thời sự (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bốn giải Nhất thuộc về bốn tác phẩm: “Để nhà giáo dám nghĩ, dám làm” (loại hình Báo in) của nhóm tác giả Ngô Sỹ Điền, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Ngữ, Hà Ánh Ngọc - Báo Giáo dục và Thời đại; “Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc và đưa tiếng Việt hội nhập với thế giới” (loại hình Báo Điện tử) của nhóm tác giả Kiều Phương Giang, Trần Thị Tuyết Lan, Nguyễn Hoài Hà, Hoàng Thị Phương Thanh - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; “Văn hóa ứng xử học đường” (loại hình Phát thanh) của nhóm tác giả Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; “Hạt mầm tri thức” (loại hình Truyền hình) của nhóm tác giả Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long.
Các nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm được trao giải gồm: Thầy giáo Đỗ Đức Thuần, thầy giáo Hoàng Đức Hòa, nhân vật trong tác phẩm "Lửa" từ tâm!, của báo Quảng Bình; nhà giáo Đỗ Thị Hồi, nhân vật trong tác phẩm “Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi - 32 năm tận tâm cống hiến nơi vùng khó” của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam là dịp ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong việc lan tỏa giá trị tốt đẹp của giáo dục, phản ánh chân thực những thách thức và thành tựu của ngành. Đồng thời, đây cũng là lời tri ân sâu sắc gửi tới các nhà báo, phóng viên những người đã luôn đồng hành, chia sẻ và góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển.
Qua 7 năm tổ chức, Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam đã trở thành sự kiện uy tín, thu hút sự tham gia của đông đảo các phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí từ địa phương đến Trung ương. Hơn 800 tác phẩm dự thi năm nay tiếp tục chứng minh sức hút và ý nghĩa sâu sắc của giải thưởng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan báo chí nói riêng, toàn xã hội nói chung đối với lĩnh vực giáo dục, đối với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo trong bối cảnh mới của đất nước.
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các tác phẩm dự thi năm nay đã phản ánh sống động bức tranh toàn cảnh của ngành Giáo dục, từ những thách thức trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa; từ những hình ảnh học sinh, sinh viên hiếu học, vượt khó cho đến những tấm gương nhà giáo tận tâm cống hiến và các câu chuyện truyền cảm hứng về sự sáng tạo, đổi mới trong dạy học. Những bài viết không chỉ làm sáng tỏ các vấn đề tồn tại mà còn đưa ra giải pháp, góp phần tạo nên diễn đàn trao đổi ý nghĩa giữa ngành Giáo dục và xã hội. Báo chí không chỉ đóng vai trò là người đồng hành, mà còn là cầu nối quan trọng giúp ngành Giáo dục nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ xã hội; đồng thời là kênh phản biện quan trọng để xây dựng chính sách phù hợp hơn với thực tiễn.
Nhân dịp này, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2025 và mong rằng, Giải sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí, các phóng viên, nhà báo; từ đó có thêm nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về giáo dục. Đồng thời, Ban tổ chức tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để việc tổ chức giải thưởng ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo ngày 17/11/2024
Bài liên quan
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)
- Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 4 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 5 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Toàn văn Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII do Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì.
Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức ngày16/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
Chiều ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu tại buổi Lễ.
Bình luận