Trên cơ sở nhìn nhận các yếu tố nội dung và hình thức tác phẩm: Nhận diện quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS, TS Nguyễn Văn Dững nhận định về thế mạnh của báo in: “Báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc, với độ tin cậy cao; báo in tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm con người bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực”(1).
Nói cách khác, chính luận nói chung và bình luận nói riêng chính là một trong những thế mạnh vượt trội của báo in. Tuy nhiên, trong nghiên cứu và đào tạo báo chí chính luận, chưa công trình nào bàn sâu về quy trình và kỹ năng cơ bản trong sáng tạo tác phẩm bình luận. Bài viết này góp phần trao đổi về quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in hiện nay; hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến trao đổi cùng đồng nghiệp.

Quy trình sáng tạo tác phẩm báo in
Xét về nguồn gốc, báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất, nó là nền tảng của báo chí. Một số loại hình báo chí ra đời sau đã kế thừa và phát triển trên cơ sở những thành tựu của báo in. Chính vì thế, báo in trở thành trục trung tâm, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các loại hình báo chí khác. Và như một hệ quả tất yếu, quy trình sáng tạo tác phẩm báo in tuân theo quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung.
Nói về quy trình sáng tạo tác phẩm báo in, PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh trong cuốn “Nhà báo với trẻ em – Kiến thức và kỹ năng cơ bản” cho rằng: “Về cơ bản, quy trình sáng tạo tác phẩm báo in tuân thủ các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung”(2).
Và theo tác giả, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí gồm 6 bước cơ bản: “
(1). Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế;
(2). Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề;
(3). Thu thập và khai thác thông tin;
(4). Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức;
(5). Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng
(6). Lắng nghe thông tin phản hồi”(3)
Có thể nói đây là sự nhìn nhận quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí trên cơ sở tiếp thu những quan điểm trước đó nên hầu như mang đầy đủ các khía cạnh khác nhau mà các quan điểm trước đã đề cập. Tuy nhiên, quy trình này bỏ qua khâu hình thành đề cương tác phẩm.
PGS, TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận Báo chí” đã đưa ra quy trình khá toàn diện với 6 bước khái quát về toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm báo chí như sau: Một là nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động; hai là phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết; ba là tiếp cận nguồn tin, thu thập dữ liệu – thông tin, viết; bốn là biên tập lên trang (hay duyệt, in ấn); năm là tổ chức phát hành, lên sóng; sáu là theo dõi, xử lý phản hồi(4).
Trong cuốn “Lao động nhà báo”, TS Lê Thị Nhã nhận định: “Làm ra mỗi tác phẩm báo chí, phóng viên thường trải qua một quy trình sáng tạo nhất định. Quy trình đó gồm các khâu sau: Phát hiện chủ đề, đề tài; Dự kiến thể loại và thu thập tư liệu; Hình thành đề cương tác phẩm; Viết; Biên tập”(5) (tr.135). Quy trình tác giả đưa ra bỏ qua khâu nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động, phát hành và thu thập xử lý thông tin phản hồi.
Trên cơ sở những phân tích đã nêu, có thể khái quát quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và quy trình sáng tạo tác phẩm báo in nói riêng như sau: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; Phát hiện chủ đề, đề tài; Thu thập và khai tác thông tin, tư liệu; Dự kiến thể loại; Hình thành đề cương; Thể hiện tác phẩm; Biên tập, duyệt, đăng tải; Theo dõi, xử lý thông tin phản hồi.

Quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in
Quan niệm của các nhà nghiên cứu báo chí không hoàn toàn giống nhau ở cách diễn tả khái niệm thể loại bình luận nhưng có thể khái quát như sau: Tác phẩm bình luận báo in là những tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo in, luận bàn, đánh giá một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó mà xã hội quan tâm hay nhằm tác động đến nhận thức của công chúng để họ có những phản ứng hay những hoạt động thực tiễn sao cho phù hợp.
Tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” nhấn mạnh hai giai đoạn của hoạt động sáng tạo tác phẩm bình luận: “Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho một bài bình luận là lựa chọn đề tài và làm những việc liên quan đến đề tài đã chọn. Đó là thu thập những sự kiện cơ bản và các tư liệu cần thiết như tài liệu, thư từ,v.v… Tiếp theo là làm cho các sự kiện đó hoạt động một cách sinh động. Tất nhiên, để thu thập các sự kiện, để tái hiện thực tế đó trong một bức tranh toàn cảnh một cách thích hợp cần biết thu thập những sự việc gì và sử dụng chúng ra sao… Giai đoạn thứ hai là sắp xếp các tư liệu trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng”(6).
Tiếp tục xét trên phương diện nội dung của tác phẩm bình luận, PGS, TS Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm chính luận báo chí” cho rằng: “Các yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm chính luận là sản phẩm của hoạt động tư duy lý luận chặt chẽ, thể hiện qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng… Như vậy, nhìn một cách tổng thể, nội dung của một bài chính luận có thể xem là một tổ chức của các luận điểm, luận cứ thành một hệ thống, một cấu trúc chặt chẽ nhằm biểu đạt chủ đề chung”(7).
Có thể dễ dàng nhận thấy sự thống nhất trong hai quan điểm này về những khâu mấu chốt xây dựng nội dung tác phẩm chính luận nói chung và bình luận nói riêng, đó là phải hình thành nên được hệ thống luận điểm, luận cứ, dù phẩm bình luận ở dạng nào đi nữa. Chính điều này tạo nên đặc trưng riêng của thể loại bình luận. Và đó cũng chính là yếu tố cơ bản tạo nên điểm khác biệt trong quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in. Việc xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ là một trong số những yếu tố tiền đề, phải được thực hiện đồng thời khi xác định được đề tài. Nó tạo nên khung xương để từ đó hình thành nên toàn bộ tác phẩm. Cho nên, có thể coi đây là khâu then chốt tạo nên chất lượng của tác phẩm bình luận báo in cũng như thành công của người viết.

Qua so sánh với các khâu trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo in, có thể rút ra các đặc trưng của quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in như sau:
Một là, khâu dự kiến thể loại không còn cần thiết nữa vì thể loại đã được xác định ngay từ đầu là bình luận.
Hai là, việc xây dựng hệ thống các luận điểm, luận cứ, luận chứng là yếu tố then chốt và trở thành mục tiêu của hai khâu thu thập thông tin, tư liệu và hình thành đề cương tác phẩm.
Mặt khác, mục đích của hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí suy cho cùng là tạo ra được sản phẩm báo chí hoàn chỉnh; yếu tố nội dung và hình thức tác phẩm quyết định quy trình sáng tạo tác phẩm.
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh luôn mang yếu tố nội dung và hình thức. Chúng có mối quan hệ hai chiều, nội dung là cái có trước, đóng vai trò quyết định và được truyền tải bởi hình thức của tác phẩm; nội dung là cơ sở, nền tảng cho yếu tố hình thức. Vì thế quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và quy trình sáng tạo tác phẩm báo in nói riêng là những thao tác được thực hiện theo trình tự nhằm xây dựng, hiện thực hóa hai yếu tố này.
Quy trình sáng tạo tác phẩm gồm có những khâu nào, trình tự những khâu đó ra sao được quyết định bởi hai yếu tố nội dung và hình thức. Bản chất của hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí là tạo dựng nên hai thành tố này, vì thế, người viết phải hình thành nội dung rồi mới đi tìm một hình thức để thể hiện nội dung đó. Những bước xây dựng nội dung là những bước đóng vai trò làm cơ sở, nền tảng cho những bước xây dựng hình thức và cho toàn bộ quá trình sáng tạo tác phẩm.
Mặt khác, PGS, TS Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm chính luận báo chí” chỉ ra những yếu tố nội dung của một tác phẩm báo chí bao gồm: Đề tài, sự kiện, chi tiết, chính kiến, chủ đề, tư tưởng, vấn đề. Các yếu tố hình thức bao gồm: Loại – thể, kết cấu, giọng điệu, các hình thức thể hiện, ngôn ngữ(8).
Những khâu hình thành nên yếu tố nội dung của tác phẩm bình luận là: tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; phát hiện chủ đề, đề tài; xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ. Còn những khâu hình thành nên cả nội dung và hình thức của tác phẩm là: Viết bài; biên tập, duyệt, đăng tải; theo dõi, xử lý thông tin phản hồi. Như vậy, quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in có thể được khái quát theo mô hình sau:

Quy trình sáng tạo tác phẩm là một trong những yếu tố đầu tiên, quan trọng quyết định đến sự thành công của tác phẩm bình luận báo in. Do đó việc nhận thức, thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm là điều kiện tiên quyết giúp đạt được hiệu quả trong hoạt động sáng tạo tác phẩm bình luận báo in. Nó trở thành yếu tố trung tâm, nền móng mà trên cơ sở đó, những yếu tố khác như các kỹ năng, phẩm chất, phong cách… của người viết dần được hình thành. Chính vì vậy, nhận diện một cách chính xác quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận báo in có ý nghĩa quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ người viết bình luận và nâng cao chất lượng tác phẩm bình luận báo in ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề nhận diện quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động đào tạo báo chí, từng bước hình thành công nghệ đào tạo báo chí nói chung và đối với từng loại thể tác phẩm báo chí nói riêng./.
___________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1), (4) Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động, tr.108, tr.271.
(2), (3) Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nhà báo với trẻ em – Kiến thức và kỹ năng, Nxb. Thông tấn, tr.38, tr.34.
(5) Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo, Nxb. Chính trị - Hành chính, tr.135.
(6) Trần Quang (2000), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr.86.
(7), (8) Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm Chính luận báo chí, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr.85, tr.375.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 31.11.2018
Bài liên quan
- Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
- Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
- Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng trở thành kênh tiếp cận thông tin phổ biến, nghiên cứu này tập trung phân tích hành vi tiêu thụ tin tức của thế hệ Z tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ một cuộc khảo sát do tác giả thực hiện vào tháng 8/2024, trong khuôn khổ thực hiện luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam”. Khảo sát được tiến hành với 1.224 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21. Kết quả cho thấy, 97,2% người tham gia lựa chọn mạng xã hội là nguồn tin tức chính. Trong đó, các nền tảng được sử dụng phổ biến nhất gồm Facebook, TikTok và YouTube. Các chủ đề tin tức thu hút sự quan tâm nhiều nhất là giải trí, xã hội và kinh tế. Hơn 68% người được hỏi tích cực tham gia các hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội như đọc, chia sẻ và thảo luận; khoảng 61% chủ động kiểm tra nguồn tin khi tiêu thụ. Đáng chú ý, 80% số người tham gia nhận thức được rằng mạng xã hội sử dụng thuật toán để cá nhân hóa nội dung, nhưng phần lớn (68,9%) có đánh giá tiêu cực, đặc biệt là lo ngại về quyền riêng tư và thiên lệch nội dung dẫn đến nguy cơ tạo thành "bong bóng thông tin". Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ nhận thức và hành vi tiêu thụ tin tức có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Các kết quả đã gợi mở về nhu cầu giáo dục kiến thức truyền thông số cho nhóm công chúng này và đặt ra vấn đề về trách nhiệm của nền tảng trong điều chỉnh thuật toán nhằm tạo môi trường truyền thông tin tức hiệu quả và bền vững.
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên số ngày nay đang mở ra nhiều không gian hơn bao giờ hết cho sự giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa trên toàn cầu. Trong điều kiện đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, cách thức thực hiện. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa và các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho những giá trị ấy luôn có sức sống qua các thế hệ cộng đồng. Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi những phương thức truyền thông mới, có khả năng kết nối cảm xúc và thích ứng với thói quen tiếp nhận đa dạng của công chúng hiện đại. Chiến lược kể chuyện đa nền tảng (transmedia storytelling) nổi lên như một giải pháp hiệu quả, cho phép truyền tải giá trị văn hóa thông qua hệ sinh thái nội dung phong phú, kết nối nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau.
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra sâu rộng, báo chí cách mạng Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ vững bản chất cách mạng. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là đòi hỏi mang tính thời sự, mà còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, các câu lạc bộ sinh viên không chỉ là môi trường thực hành kỹ năng mà còn là kênh quan trọng để xây dựng và lan tỏa thương hiệu của cơ sở đào tạo. Hoạt động truyền thông của câu lạc bộ được triển khai qua nhiều hình thức tương tác trực tuyến và trực tiếp, đóng vai trò kết nối giữa sinh viên, giảng viên và các đối tác bên ngoài. Bài viết này phân tích hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ của sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao dựa trên các lý thuyết truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và quan hệ công chúng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể, nội dung và phương thức triển khai truyền thông. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phỏng vấn chuyên sâu, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường hợp tác liên tổ chức để nâng cao chất lượng thông điệp, mở rộng phạm vi tiếp cận và đảm bảo tính bền vững cho cộng đồng câu lạc bộ sinh viên.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Bình luận