Truyền hình thực tế “chờ đợi” sự bùng nổ ỏ Việt Nam
Họ được lựa chọn từ những người dân, người xem truyền hình… theo những tiêu chí riêng phù hợp với mục đích của từng chương trình. Mỗi chương trình truyền hình thực tế có cách tiếp cận nhân vật, lên kế hoạch kịch bản và tổ chức ê kíp sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.
Trên thế giới, khởi đầu cách làm truyền hình thực tế xuất phát từ ý tưởng một chương trình phát thanh của Đài CBS - Mỹ: Candid microphone (micro thu lén). Năm 1948, Allen Funt cho ra đời chương trình truyền hình Candid camera (Máy quay lén) ghi lại phản ứng của người chơi truyền hình khi họ dính phải những trò chơi khăm. Sau đó, vào những năm 1950, xuất hiện chương trình trò chơi Beat the Clock và Truth or Consequences với các đối thủ cạnh tranh trong các trò chơi nguy hiểm và trò chơi khăm.
Chương trình Nightwatch (Gác đêm) năm 1954 - 1955, ghi lại hoạt động thường ngày của các sỹ quan cảnh sát thành phố Culver, California đã mở thêm hướng đi mới cho truyền hình thực tế.
Năm 1964, chương trình truyền hình dài tập Seven up của hãng Granada TV đã phát sóng tại Anh. Chương trình này phỏng vấn 12 cậu bé (7 tuổi) trên khắp cả nước, tìm hiểu phản ứng của họ với cuộc sống hàng ngày và sau đó sản xuất các bộ phim tài liệu quay về cuộc sống của những cậu bé này trong những năm đó, với tựa đề 7 Plus Sevan, 21 Up…
Chương trình truyền hình thực tế đầu tiên theo hướng hiện đại có thể là chương trình An American Family (Một gia đình Mỹ) dài 12 kỳ của đài truyền hình PBS được phát sóng năm 1973. Loạt chương trình này cho thấy những cảnh sinh hoạt thật của một gia đình với những tình huống hàng ngày hay cả những cảnh làm thủ tục li hôn. Năm 1974, chương trình kiểu này cũng xuất hiện ở Anh với tên The Family, quay cảnh gia đình Wilkin thuộc tầng lớp lao động.
Những năm 1980 - 1990 một số chương trình truyền hình thực tế làm theo hướng ghi lại những gì đang diễn ra trong thực tế. Chương trình COPS (Cớm) phát sóng năm 1989 ở Mỹ mô tả cảnh các sỹ quan cảnh sát làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm. Ở Hà Lan vào năm 1991, show truyền hình Nummer 28 mô tả cảnh những con người khác nhau được đưa vào sống trong một môi trường, một thời gian nhất định, mọi hoạt động đều được ghi hình kỹ và dựng phim phát sóng. Một năm sau, MTV ra một loạt chương trình mới The Real World và tác giả của Nummer 28 cho rằng The Real World đã sao chép dựa trên phiên bản của ông. Tuy nhiên, nhà sản xuất The Real World thì cho rằng họ lấy nguồn cảm hứng sáng tác từ An American Family.
Chương trình truyền hình của Thụy Điển Expedition Robison (Robinson trên hoang đảo) đã được nhà sản xuất Charlie Parson phát sóng vào năm 1997 và sau này được phát sóng rộng rãi ở nhiều nước với tên gọi Survivor (Người sống sót). Đây là dạng chương trình mà các nhân vật phải cạnh tranh và loại bỏ nhau. Từng người sẽ bị loại dần và sau cùng còn lại người chiến thắng.
Năm 1996, ở Anh xuất hiện chương trình Changing rooms (Thay đổi các căn phòng), quay cảnh các cặp vợ chồng cùng nhau trang trí lại ngôi nhà và đây được coi là những chương trình truyền hình thực tế đầu tiên theo kiểu: “Vượt lên chính mình”.
Bước sang năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt chương trình lớn ra đời, hai chương trình luôn đứng vị trí hàng đầu là: Survivor (Người sống sót) và American Idol (Thần tượng Mỹ). Ở Mỹ, Survivor dẫn đầu bảng hâm mộ của công chúng năm 2001 - 2002, còn American Idol dẫn đầu tiếp 3 năm liên tiếp theo từ 2004 đến 2007. Nhiều quốc gia đã lập ra những kênh riêng chuyên phát chương trình truyền hình thực tế, như kênh Zone Reality (Anh) hay Fox Reality (Mỹ).
Có thể hiểu truyền hình thực tế là kiểu làm truyền hình người thật việc thật, máy quay ghi lại diễn biến câu chuyện, nhân vật và những người tham gia ít để ý tới người quay phim, thậm chí không biết mình đang bị ghi hình. Đó có thể là những con người trong một cuộc thi thể thao, sắc đẹp, giọng hát; trong các trò chơi trí não hay vận động; trong các chuyến phiêu lưu, khám phá thế giới hay trong những cuộc phỏng vấn nảy lửa, hoặc chỉ đơn thuần là vô tình rơi vào những tình huống dở khóc dở cười...
Truyền hình thực tế có thể chia ra rất nhiều kiểu khác nhau, trong đó có 7 kiểu làm tiêu biểu: Kiểu "Tư liệu" (Documentary), kiểu "Thi thố" (Elimination), kiểu "Tìm nghề" (Job search), kiểu "Vượt lên chính mình" (Self-improvement/makeover), kiểu "Trò chuyện" (Talk show), kiểu "Quay lén" (Hidden cameras), kiểu "Chơi khăm" (Hoaxes).
Các nhà nghiên cứu về truyền hình thực tế trên thế giới cho rằng truyền hình thực tế đã thành công ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên do khác biệt về văn hoá mà một số chương trình phù hợp ở quốc gia này lại không thích hợp ở quốc gia khác. Ví dụ, kiểu chương trình ghi hình bối cảnh người chơi là nam và nữ sống chung với nhau. Ở Trung Quốc, sau khi kết thúc mùa giải 2005, chương trình Super Girl đã thu hút khoảng 400 triệu người xem và 8 triệu lượt tin nhắn bình chọn. Tờ báo tiếng Anh Beijing Today đã viết: Liệu chương trình Super Girl có phải là thế lực của chủ nghĩa dân chủ? Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích chương trình này, phê phán sự thô tục, và cuối năm 2006 đã cấm hoàn toàn. Hay ở Ả Rập, một phiên bản của Big Brother mới phát sóng được 2 tuần thì đã bị công chúng phản đối trên đường phố và phải dừng phát sóng.
Cũng có ý kiến cho rằng, thành công của truyền hình thực tế là do khả năng “cười trên nỗi đau của người khác” thông qua việc thỏa mãn mong muốn của người xem được nhìn thấy người khác bị “làm nhục”. Tuy có những nhận xét khác nhau nhưng truyền hình thực tế vẫn đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kênh truyền hình. Các phiên bản truyền hình thực tế ăn khách đang được sản xuất ở nhiều quốc gia, mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
Truyền hình thực tế ở Việt Nam
Ngày nay, người xem truyền hình Việt Nam không còn xa lạ với truyền hình thực tế như kiểu: Khởi nghiệp, Phụ nữ thế kỷ 21, Như chưa hề có cuộc chia ly của Đài Truyền hình Việt Nam… Hành trình kết nối những trái tim, Kế hoạch gia đình hạnh phúc... của Đài Truyền hình TPHCM.
Truyền hình thực tế đang là “mảnh đất” rộng để các đài truyền hình sáng tạo những chương trình mới hấp dẫn người xem bởi yếu tố bất ngờ không có trong kịch bản. Kênh VTV6 (Đài Truyền hình Việt Nam) vừa sản xuất một số chương trình truyền hình thực tế: Sinh ra từ làng, Cầu vồng, Ngày mới…
Tuy truyền hình thực tế đang thu hút khán giả, nhưng những nhà sản xuất gặp không ít khó khăn khi phải thực hiện cảnh quay trong tình huống thật, thêm vào đó là khối lượng hình ảnh “khổng lồ” hàng trăm giờ quay phải xem băng và xử lý tại phòng dựng. Việc tốn kém thời gian và đòi hỏi quay phim liên tục tại hiện trường là một áp lực lớn với những người làm truyền hình thực tế.
Sự hấp dẫn của truyền hình thực tế chính là những tình huống đang diễn ra thật trong cuộc sống. Ví dụ, trong chương trình Sinh ra từ làng của VTV6 - Đài truyền hình Việt Nan, ê kíp làm phim đã gặp sự cố không ngờ. Hôm đó, nhóm làm phim theo chân nhân vật vào gặp gỡ một gia đình ở Đông Anh - Hà Nội, đã nhiều con gái nhưng ông chồng vẫn đòi đẻ con trai. Vừa gõ cửa giới thiệu, ông chồng đã đuổi đoàn ra và cầm gậy đòi đánh quay phim. Người vợ bị đuổi khỏi nhà, phải lấy xe đạp đèo hai đứa con về nhà mẹ đẻ. Hay ở một tình huống khác, nhân vật đã phải khóc nức nở khi đang bán hoa quả ở chợ quê thì bị một chủ hàng khác ra giằng co vứt hoa quả xuống đất để đòi chỗ ngồi. Đây là một trong nhiều tình huống thật không hề có trong kịch bản.
Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly của VTV1 cũng là những câu chuyện cảm động thực sự khi chương trình tìm kiếm người thân với những cuộc gặp gỡ bất ngờ, buồn vui tràn đầy nước mắt. Đây là một trong những chương trình truyền hình thực tế thành công và đang tiếp tục thu hút người xem bởi tính nhân văn và tình huống thật mà chương trình đem lại.
Có thể nhận ra xu hướng phát triển của truyền hình thực tế ở Việt Nam, khi những đài lớn như VTV, HTV (TPHCM), HTV (Hà Nội)… đầu tư ngày càng nhiều cho các chương trình truyền hình thực tế. Truyền hình thực tế được sản xuất phát sóng nhiều kỳ. Sự tham gia sản xuất chương trình của các công ty truyền thông cũng là một yếu tố làm cho diện mạo chương trình truyền hình thực tế có nhiều thay đổi, chẳng hạn chương trình Chinh phục Everest của HTV (TPHCM).
“Chờ đợi” sự bùng nổ …
Sau một thời gian phát triển mạnh chương trình Show games, ở Việt Nam, công chúng có vẻ đã “bão hòa” với trò chơi trên truyền hình. Các đài truyền hình đang tìm đến với những cách làm mới, trong đó có Truyền hình thực tế. Mua bản quyền những chương trình ăn khách của các nước, học tập và tạo ra những chương trình của Việt Nam. Truyền hình thực tế mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng những gì “thu hoạch” được ở Việt Nam đang làm nhiều nhà sản xuất quan tâm. Truyền hình Cáp (VTV) đang quảng cáo cho chương trình Reality TV phát sóng từ 20.7.2009. Nhiều công ty truyền thông đã bắt tay với các đài truyền hình địa phương để phát sóng các chương trình truyền hình thực tế chia sẻ lợi nhuận từ các nhà tài trợ và quảng cáo.
Kiểu chương trình truyền hình thực tế Vượt lên chính mình đang được sản xuất và phát sóng trên Đài Truyền hình TPHCM và một số đài địa phương, nhân vật là những người dân nghèo đang nợ ngân hàng, chương trình sẽ mời họ tham gia trò chơi để vượt qua và giành chiến thắng, họ sẽ được xóa nợ và nhận giải thưởng của chương trình.
Chương trình Ngày mới do VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất theo kiểu “tìm nghề”, chương trình tìm nhân vật trong hoàn cảnh phải tìm cho mình một nghề mới và họ phải trải nghiệm trong một không gian và thời gian nhất định để đạt được mục đích. Những trải nghiệm trên truyền hình cũng là bài học cho nhiều khán giả khi gặp tình huống tương tự.
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho những người sản xuất chương trình truyền hình thực tế tăng tính tương tác với khán giả. Kiểu chương trình “Thi thố” như Việt Nam Idol, Phụ nữ thế kỷ 21… một lượng lớn khán giả đã tham gia bầu chọn cho người mình yêu thích, giải thưởng của các nhà sản xuất không chỉ dành cho người thắng cuộc mà còn có phần thưởng cho khán giả.
Truyền hình thực tế có mặt ở Việt Nam chưa lâu nhưng những thành công ban đầu đã đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp. Năm 2009 sẽ là năm tiếp tục có thêm những chương trình truyền hình thực tế mới./.
____________________
Bài đăng trên Lý luận chính trị và Truyền thông 8.2009
ThS Đinh Ngọc Sơn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- (LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
Bình luận