Từ khoá : Truyền thông

24 bài viết

Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng

Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng

Bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên số ngày nay đang mở ra nhiều không gian hơn bao giờ hết cho sự giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa trên toàn cầu. Trong điều kiện đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, cách thức thực hiện. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa và các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho những giá trị ấy luôn có sức sống qua các thế hệ cộng đồng. Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi những phương thức truyền thông mới, có khả năng kết nối cảm xúc và thích ứng với thói quen tiếp nhận đa dạng của công chúng hiện đại. Chiến lược kể chuyện đa nền tảng (transmedia storytelling) nổi lên như một giải pháp hiệu quả, cho phép truyền tải giá trị văn hóa thông qua hệ sinh thái nội dung phong phú, kết nối nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau.

Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay

Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay

Trong bối cảnh tin giả lan truyền mạnh mẽ qua mạng xã hội, học sinh trung học phổ thông (THPT) dễ bị ảnh hưởng do thiếu kỹ năng phản biện và nhận diện thông tin. Bài nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông phòng chống tin giả; phân tích thực trạng hoạt động truyền thông phòng chống tin giả tại các trường THPT. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng chống tin giả tại các trường THPT hiện nay.

Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao

Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao

Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, các câu lạc bộ sinh viên không chỉ là môi trường thực hành kỹ năng mà còn là kênh quan trọng để xây dựng và lan tỏa thương hiệu của cơ sở đào tạo. Hoạt động truyền thông của câu lạc bộ được triển khai qua nhiều hình thức tương tác trực tuyến và trực tiếp, đóng vai trò kết nối giữa sinh viên, giảng viên và các đối tác bên ngoài. Bài viết này phân tích hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ của sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao dựa trên các lý thuyết truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và quan hệ công chúng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể, nội dung và phương thức triển khai truyền thông. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phỏng vấn chuyên sâu, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường hợp tác liên tổ chức để nâng cao chất lượng thông điệp, mở rộng phạm vi tiếp cận và đảm bảo tính bền vững cho cộng đồng câu lạc bộ sinh viên.

Truyền thông về Môi trường - Xã hội và Quản trị (ESG) của các tập đoàn lớn tại Việt Nam hiện nay: Cơ hội và thách thức

Truyền thông về Môi trường - Xã hội và Quản trị (ESG) của các tập đoàn lớn tại Việt Nam hiện nay: Cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu và cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, truyền thông về ESG (Môi trường – Xã hội và Quản trị) tại các tập đoàn Việt Nam trở thành công cụ quan trọng để tiếp cận gần gũi với công chúng, thể hiện cam kết tạo ra tác động xã hội tích cực, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và thu hút khách hàng có trách nhiệm xã hội(1). Việc truyền thông hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, tạo niềm tin với nhà đầu tư và người tiêu dùng, đồng thời khai thác cơ hội phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, các tập đoàn cũng đối mặt với thách thức lớn về hiện tượng greenwashing gây mất niềm tin và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín doanh nghiệp; đồng thời, vấn đề minh bạch và xác thực trong công bố thông tin ESG vẫn còn hạn chế, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược truyền thông chặt chẽ, có chứng nhận uy tín và câu chuyện thực tế để tránh rủi ro pháp lý và mất lòng tin từ công chúng. Do đó, truyền thông về ESG tại các tập đoàn Việt Nam hiện nay vừa là cơ hội để khẳng định vị thế bền vững vừa là thách thức đòi hỏi sự cam kết minh bạch và trách nhiệm cao trong từng hành động và thông điệp truyền tải.

Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)

Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)

Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hóa trong thời đại dữ liệu lớn

Xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hóa trong thời đại dữ liệu lớn

Thời đại số với những đột phá trong thu thập dữ liệu đã nhanh chóng tạo ra dữ liệu lớn, cho phép các chủ thể truyền thông dễ dàng nhận diện công chúng. Đây là cơ sở để cá nhân hoá đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thông. Thời đại số vừa tạo ra cơ sở, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu tất yếu cho truyền thông chính trị ở Việt Nam phát triển theo xu hướng cá nhân hoá. Bài viết bước đầu nhận diện xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hoá dựa trên nền tảng dữ liệu lớn. Tác giả khảo sát một số chiến dịch truyền thông chính trị theo hướng cá nhân hoá thành công ở Việt Nam gần đây, từ đó, rút ra một số vấn đề đặt ra hoạt động cho truyền thông này ở Việt Nam.

Truyền thông và niềm tin xã hội trong giai đoạn hiện nay

Truyền thông và niềm tin xã hội trong giai đoạn hiện nay

(LLCT&TT) Niềm tin xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời đại bùng nổ truyền thông như hiện nay. Cá nhân chúng ta không thể thấy hạnh phúc với cuộc sống nếu nhìn xung quanh ai, thông tin nào cũng thấy không đáng tin cậy. Bài viết phân tích về vai trò của niềm tin xã hội, của truyền thông trong định hướng về nhận thức, thái độ, hành vi đối với các cá nhân, nhóm xã hội. Từ đó, đưa ra một số phân tích ảnh hưởng của truyền thông đến niềm tin xã hội của các nhóm xã hội.

Ứng dụng công cụ lắng nghe mạng xã hội trong đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông

Ứng dụng công cụ lắng nghe mạng xã hội trong đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông

(LLCT&TT) Một trong những ứng dụng phổ biến của công cụ lắng nghe mạng xã hội (social listening) là theo dõi diễn biến và đo lường hiệu quả trong và sau các chiến dịch truyền thông. Báo cáo lắng nghe mạng xã hội có thể cung cấp các thông tin về số lượng, diễn biến, sắc thái cảm xúc của các thảo luận; số lượng, chân dung người dùng thảo luận về chiến dịch. Việc phân tích các dữ liệu trên giúp người làm truyền thông bước đầu đánh giá được mức độ lan truyền (viral) của chiến dịch. Bên cạnh đó, các số liệu thu được cũng cung cấp những chỉ báo về tình hình cạnh tranh và hiệu quả đầu tư cho các kênh truyền thông trong chiến dịch.

Truyền thông về vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam hiện nay

Truyền thông về vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam hiện nay

(LLCT&TT) Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày người dân thải ra môi trường khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa (RTN), với khối lượng RTN ra biển dao động trong khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm(1). Hệ sinh thái hiện nay đang chịu ảnh hưởng trực tiếp đến từ ô nhiễm RTN. Truyền thông nâng cao kiến thức của cộng đồng, xã hội về mối liên quan giữa việc xả RTN và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe con người là nhiệm vụ cấp thiết lúc này. Dựa trên thông tin thực trạng về RTN và nhận thức của công chúng, tác giả khảo sát một số hoạt động truyền thông giảm thiểu RTN tiêu biểu vừa qua tại Việt Nam. Từ đó, bài viết cũng gợi mở một số thách thức và cơ hội can thiệp về mặt truyền thông liên quan đến vấn đề này.

Vấn đề truyền thông xây dựng thương hiệu nhân bản

Vấn đề truyền thông xây dựng thương hiệu nhân bản

Phương thức truyền thông mới sẽ hướng về nhân hoá thương hiệu, khách hàng sẽ lựa chọn những loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu theo sở thích, cá tính, phong cách phù hợp. Do đó, truyền thông cũng nhắm vào xây dựng chiến thuật truyền thông từng sản phẩm theo phong cách định hướng khác nhau, đáp ứng công chúng thời đại mới.

“Truyền thông tổ chức”- công cụ hiệu quả để phát triển của tổ chức

“Truyền thông tổ chức”- công cụ hiệu quả để phát triển của tổ chức

(LLCT&TT) Truyền thông, giao tiếp luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người cũng như sự phát triển của các tổ chức, và là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Chính nhờ có giao tiếp, truyền thông với nhau mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, thâm nhập vào cộng đồng. Sự giao tiếp của mỗi cá nhân hay của mỗi tổ chức phản ánh các quan hệ và kinh nghiệm xã hội, trở thành vốn văn hóa và tài sản vô hình của riêng họ. Ngày càng nhiều người nhận thức được rằng truyền thông là một phần rất quan trọng trong công việc, đặc biệt với các tổ chức áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại có quy trình sản xuất cần sự hợp tác và làm việc theo nhóm.

Sức mạnh của truyền thông trong bảo vệ bản quyền báo chí

Sức mạnh của truyền thông trong bảo vệ bản quyền báo chí

Cùng với sự phát triển của Internet, tình trạng vi phạm bản quyền sản phẩm báo chí ngày càng phức tạp. Ngăn ngừa vi phạm bản quyền là yêu cầu sống còn của các cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay.

Truyền thông: Không thể vô can trước những hành vi lệch chuẩn văn hóa

Truyền thông: Không thể vô can trước những hành vi lệch chuẩn văn hóa

Việc một bộ phận giới trẻ tung hô những “người hùng bất hảo”, coi họ như những “thần tượng” là một hành vi lệch lạc rất đáng báo động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự tiếp tay, “chống lưng” của một số công ty truyền thông.

Xử lý khủng hoảng truyền thông về đạo đức công vụ

Xử lý khủng hoảng truyền thông về đạo đức công vụ

Trong những năm gần đây, việc gia tăng các sự việc liên quan đến đạo đức công vụ “gây bão truyền thông” đã buộc các cơ quan, tổ chức phải quan tâm đến vấn đề quản trị truyền thông. Một trong những yêu cầu được đặt ra là truyền thông phải góp phần tăng cường giáo dục cán bộ, công chức, viên chức nhưng đồng thời cũng phải gìn giữ hình ảnh cho các cơ quan, tổ chức.

Truyền thông đối ngoại: Nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của Hà Nội

Truyền thông đối ngoại: Nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của Hà Nội

Truyền thông đối ngoại là hoạt động có chủ đích của một quốc gia hướng tới chính phủ và nhân dân các quốc gia khác để thông tin mọi mặt về quốc gia mình, nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn. Xác định truyền thông đối ngoại là kênh thông tin hiệu quả tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ra nước ngoài, thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn tăng cường các kênh thông tin tuyên truyền, nâng cao chất lượng những chương trình thông tin đối ngoại nhằm đưa Hà Nội ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế.

XEM THÊM TIN