Chủ nhật, 01:59 24-11-2024

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử

Phùng Thị Hà

Lớp Cao học K28.2 Quản trị truyền thông Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo

Xem nhiều

Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu

Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.

Nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí - truyền thông trong bối cảnh thông tin hiện nay

Nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí - truyền thông trong bối cảnh thông tin hiện nay

Kỷ nguyên số đã tạo ra một bối cảnh thông tin phức tạp chưa từng có, đặt ra những thách thức sâu sắc đối với báo chí - truyền thông Việt Nam. Sự bùng nổ của nội dung do Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, tin giả, và thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội sẽ làm xói mòn lòng tin công chúng và uy tín của báo chí. Trong bối cảnh này, việc nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông trở thành yêu cầu cấp thiết, không chỉ để duy trì chất lượng thông tin mà còn để bảo vệ nền tảng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội và góp phần vào sự ổn định quốc gia. Bài viết phân tích, đề cập về vấn đề tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp trong báo chí Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện tích cực, các hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý, các tổ chức báo chí và sự tự thân rèn luyện của mỗi nhà báo, hướng tới xây dựng một nền báo chí vững mạnh, bản lĩnh và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học

Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại với công nghệ phát triển mạnh mẽ, AI vừa là đối tượng để học tập, vừa là yếu tố thúc đẩy học tập chủ động và kiến tạo tri thức thông qua quá trình học. Dựa trên khảo sát về nhu cầu, nhận thức, năng lực sử dụng AI và kỳ vọng về các kỹ năng mong muốn được đào tạo của sinh viên báo chí và truyền thông, bài viết đưa ra các đề xuất chính về phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục báo chí truyền thông Việt Nam hiện nay.

Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử

Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử

Truyền thông hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần thể hiện sinh động uy tín, phong cách và hoạt động lãnh đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân, củng cố sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024, hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm được thể hiện trên báo Nhân Dân điện tử một cách trang trọng, nhất quán, phù hợp với định hướng chính trị – tư tưởng, phản ánh đầy đủ các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong nước và đối ngoại. Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng truyền thông hình ảnh về lãnh đạo cấp cao cần tiếp tục được quan tâm toàn diện cả về nội dung, hình thức, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa hình ảnh lãnh đạo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới.

Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng

Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng

Bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên số ngày nay đang mở ra nhiều không gian hơn bao giờ hết cho sự giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa trên toàn cầu. Trong điều kiện đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, cách thức thực hiện. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa và các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho những giá trị ấy luôn có sức sống qua các thế hệ cộng đồng. Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi những phương thức truyền thông mới, có khả năng kết nối cảm xúc và thích ứng với thói quen tiếp nhận đa dạng của công chúng hiện đại. Chiến lược kể chuyện đa nền tảng (transmedia storytelling) nổi lên như một giải pháp hiệu quả, cho phép truyền tải giá trị văn hóa thông qua hệ sinh thái nội dung phong phú, kết nối nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau.

XEM THÊM TIN