Tự do ngôn luận - nhận thức thấu đáo, ứng xử chuẩn mực và trách nhiệm công dân - Bài 2: Cần hiểu đúng bản chất, nhận thức thấu đáo về tự do ngôn luận
Điều kiện cần và đủ về quyền tự do ngôn luận
Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí là những khái niệm chỉ các trạng thái và cấp độ khác nhau về cùng một vấn đề. Trong đó, tự do báo chí là vấn đề được nhiều người quan tâm và quan tâm từ các phương diện khác nhau. Vì báo chí, truyền thông là những kênh truyền dẫn thông điệp ngôn luận thường xuyên liên tục nhất, phong phú và đa dạng nhất, phổ cập rộng rãi nhất, tập trung nhất liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị hiện nay, trong môi trường truyền thông số, báo chí, truyền thông ngày càng thể hiện vai trò rất quan trọng, là mặt trận nóng bỏng và là hệ thống phương tiện hữu dụng nhất trong việc thể hiện quyền lực và sức mạnh chính trị - xã hội, kết nối và thể hiện sức mạnh mềm quốc gia.
Tự do và tự do ngôn luận là vấn đề vừa trừu tượng, vừa cụ thể, vừa thể hiện nhận thức và hành động lý trí, vừa bao hàm trạng thái tình cảm, cảm xúc, cảm nhận của con người trong các mối quan hệ có tính chất lịch sử. Do đó, muốn hiểu khái niệm “tự do”, cần đặt nó trong sự đối lập với “tất yếu”. Muốn chinh phục cái tất yếu, ngoài nhận thức được bản chất cái tất yếu ra, cần phải có năng lực và điều kiện chinh phục nó. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta có thể biết được cơn bão sẽ đi qua có khả năng uy hiếp như thế nào đối với cuộc sống cư dân cả một vùng, nhưng chỉ nhận thức được điều đó mà thiếu năng lực và điều kiện chinh phục nó, thì cũng chỉ ngồi yên để “chịu trận” khi cơn bão đến mà thôi.
Trong đời sống xã hội, tất yếu chính là môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế và môi trường văn hóa, hệ thống giá trị đạo đức do cộng đồng tạo dựng. Theo quan niệm của triết học, nhận thức của con người là vô hạn - nhận thức được thế giới vật chất vô hạn, nhưng đó là nhận thức của con người triết học - con người trừu tượng, của loài người nói chung; còn khả năng ấy tồn tại ở mỗi thế hệ, trong mỗi con người cụ thể, trong mỗi cá nhân thì luôn có giới hạn.

Do vậy, không thể khẳng định rằng, ở một nước có nền kinh tế giàu mạnh và xã hội phát triển ở trình độ cao là đã có tự do ngôn luận hoàn toàn và một nước có nền kinh tế phát triển trung bình thì còn hạn chế về tự do ngôn luận. Mọi sự ngộ nhận đều dẫn đến sai lầm và sẽ kìm hãm sự phát triển. Đồng thời, áp đặt quan niệm tự do ngôn luận của nước này lên nước khác là tư duy chính trị lỗi thời, cũng khó có thể chấp nhận được. Tính chất và mức độ tự do ngôn luận cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể của sự phát triển; nó biểu hiện nấc thang tiến hóa của xã hội.
Vậy thì, tự do ngôn luận là mục đích hay phương tiện? Tự do ngôn luận là quyền thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, mỗi dân tộc trong quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm cũng như chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng có được tự do ngôn luận để làm gì? Tự do ngôn luận có phải là đích cuối cùng cần đạt tới? Không phải, tự do ngôn luận chỉ là phương tiện, hay là phương thức; còn việc sử dụng phương tiện hay phương thức ấy để làm gì, đạt tới cái gì mới là đích đến của tự do. Sự nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện sẽ là sai lầm nghiêm trọng và sẽ gánh chịu hậu quả ngoài mong đợi.
Thời kỳ bắt đầu sự nghiệp cải tổ của Liên Xô giữa những năm 80 của thế kỷ trước, thông điệp đích của những người chủ trương cải tổ là “công khai và dân chủ hóa đời sống xã hội”. Trong điều kiện xã hội Xô viết lúc bấy giờ, việc nêu khẩu hiệu này đã như làn gió thổi bùng lên trạng thái tinh thần xã hội, nhưng “công khai và dân chủ hóa” để làm gì lại còn là ẩn số? Vấn đề không phải là công khai để mà công khai, dân chủ để mà dân chủ. Mỗi con người cần có tự do, mỗi dân tộc cần có độc lập và đích đến của mỗi con người và mỗi dân tộc nói chung phải là bảo đảm xã hội phát triển lành mạnh, văn minh và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao.
Vấn đề cơ bản nhất: Tự do cho ai và tự do để làm gì?
C.Mác từng khẳng định rằng, không nên bàn đến có hay không có tự do báo chí; tự do báo chí bao giờ cũng có; vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì. Bởi trong xã hội còn phân biệt và khác biệt lợi ích giữa các giai cấp và các nhóm xã hội, thì tự do cho giai cấp hay nhóm xã hội này, có thể là hạn chế tự do đối với giai cấp khác, nhóm xã hội khác. Và lẽ đương nhiên, đối với các giai cấp hay các nhóm xã hội khác nhau, sử dụng tự do ngôn luận như công cụ nhằm đạt tới những mục đích không giống nhau, chủ yếu vì lợi ích của giai cấp mình, nhóm xã hội do mình đại diện.
Từ thực tiễn đấu tranh, C.Mác tổng kết rằng, vũ khí phê phán quyết không thể thay thế việc phê phán bằng vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất, nhưng mỗi khi tinh thần đã thấm vào quần chúng thì chính nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất. Báo chí, truyền thông khi đã thâm nhập vào công chúng xã hội có thể làm thay đổi, thậm chí điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của hàng triệu người - khối vật chất khổng lồ tạo nên sức mạnh xã hội. Do đó, khi “ngai vàng thống trị” đã về tay giai cấp tư sản, tự do báo chí lại không dành cho số đông nhân dân lao động, những người trước đó đã đi theo ngọn cờ tự do của giai cấp tư sản, mà chỉ dành cho những người có tiền, có quyền lực nhằm lũng đoạn dư luận vì các mục đích của giai cấp và tầng lớp cầm quyền, trong đó chủ yếu là mục đích chính trị và siêu lợi nhuận. Như vậy, tự do báo chí luôn được xem xét trong tính lịch sử của nó - cả trên phương diện lịch đại cũng như đồng đại.
Trong biên bản trả lời phỏng vấn sâu qua email với tác giả bài viết vào tháng 4.2009, Tom McEnroy, Tổng biên tập một tờ báo ở Mỹ đã thừa nhận rằng, “báo chí Mỹ đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là bạn không thể xuất bản những điều có thể gây tổn hạn đến lợi ích của mình. Hoa Kỳ là một nước tư bản, và bất kỳ thực thể nào: Nhà thờ, bệnh viện, đài truyền hình, trước hết là một doanh nghiệp và phải tự nuôi sống mình. Nếu tôi cho đăng một quan điểm chống Chính phủ, một vài người sẽ không đồng ý và có thể sẽ áp đặt những hình phạt kinh tế đối với tờ báo của tôi để thể hiện sự không hài lòng của mình. Ví dụ, họ có thể kêu gọi những người ủng hộ họ không mua báo của tôi”.
Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng; nhưng các văn bản này cũng lưu ý rằng, các quyền này có thể chịu hạn chế do pháp luật nước sở tại đặt ra.
Do đó, trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, nên lưu ý đến mấy vấn đề sau đây.
Thứ nhất, thừa nhận quyền tự do ngôn luận, nhất là thể hiện quyền này trên báo chí và các phương tiện truyền thông, cũng đồng thời cần hiểu rằng, các quyền này đều được chế định bởi các yếu tố như môi trường pháp lý, môi trường văn hóa và chính năng lực nhận thức và thực thi quyền của công dân.
Thứ hai, mục đích của việc thừa nhận và thực hiện quyền công dân nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng là vì lợi ích công-lợi ích của cộng đồng vì sự phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chứ không phải để thỏa mãn “ngôn luận tự do” của cá nhân hay nhóm xã hội, không phải để “cá lớn nuốt cá bé”; mặt khác, kết quả của việc nhận thức và thực hiện quyền này là quá trình đánh dấu những nấc thang trong quá trình phát triển.
Thứ ba, đây là quá trình nỗ lực không ngừng từ nhiều phía, từ Nhà nước đến công dân và cộng đồng xã hội nhằm nỗ lực thống nhất cùng tạo điều kiện để mở mang hiểu biết, ngày càng tạo ra nhiều tương đồng trong nhận thức, giảm dần sự khác biệt; trong đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng như chủ thể thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm thiết lập quan điểm nền tảng xây dựng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cũng nhằm giúp cộng đồng và công dân có thêm điều kiện nâng cao nhận thức, mở mang hiểu biết và thay đổi hành vi trong thực hiện quyền tự do ngôn luận./.
(Còn nữa)
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 22.6.2021
Bài liên quan
- Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
- Bài học cho những kẻ ảo tưởng
- Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
Năm 2024 khép lại với nhiều biến động trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn vững bước, vượt qua thách thức để ghi dấu những thành tựu mới. Đó là kết quả của sự đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Hoà chung vào không khí đón Tết cổ truyền, Mạch Nguồn đã tái hiện một buổi họp làng cuối năm, nơi các nhân vật được nhân hóa như "Xuất khẩu," "AI," "Giá xăng," và "Bão Yagi" kể lại những thách thức và thành tựu nổi bật của Việt Nam trong năm 2024. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 65 với chủ đề - “Nhìn Lại 2024: Chuyện Làng, Chuyện Nước”.
Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực
Thực tế cho thấy, việc để lọt những người không đủ đức, đủ tài, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng vào cấp ủy, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số bộ, ngành, địa phương và Trung ương đã gây ra những hậu quả tai hại, hệ lụy khôn lường, làm suy giảm uy tín của Đảng, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây phương hại đến niềm tin của nhân dân. Do đó, vấn đề mấu chốt trong công tác nhân sự là kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Bình luận