Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Sinh ra trong bối cảnh lịch sử nước mất, nhà tan, chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai, Hồ Chí Minh nhận thức được lúc này điều quan trọng nhất là cần phải giải phóng dân tộc, lật đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nền độc lập dân tộc phải gắn liền với quyền tự do, hạnh phúc cho mọi người dân. Thực hiện độc lập dân tộc là cơ sở, điều kiện tiên quyết để đi tới mục tiêu đem lại quyền tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì lẽ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc là tiêu chí căn cốt, thước đo giá trị của độc lập dân tộc.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề thực hiện tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Người trải qua 10 năm tìm tòi, nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới nhằm thực hiện sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917, tuy chưa có điều kiện tìm hiểu sâu về cuộc cách mạng này, nhưng những cảm tính ban đầu về cuộc cách mạng đó, đã cho Hồ Chí Minh thấy rằng chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga thì mới giành được độc lập dân tộc. Từ đây, Người nhiệt tình kêu gọi mọi người ủng hộ, đồng thời ra sức tuyên truyền cho cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga.
Năm 1920, tại Pháp, Người đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo L’Humanité. Luận cương của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hướng theo cuộc Cách mạng Tháng 10, tin theo Lênin. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII (12/1920), Hồ Chí Minh đã đưa ra yêu cầu Đảng Xã hội Pháp phải thực hiện công tác tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh nhấn mạnh những giá trị tốt đẹp của xã hội mới: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”(1). Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Người từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
Con đường cứu nước theo con đường cách mạng vô sản sau này được Hồ Chí Minh khẳng định nhất quán, rõ ràng trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng thông qua tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 2/1930. Cương lĩnh thể hiện mục tiêu của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(2). Quan điểm trên đây là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản ở một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Đó là con đường đấu tranh giải phóng dân tộc một cách triệt để, là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Có thể thấy, đây là kết quả tất yếu sau một quá trình bôn ba, khảo nghiệm tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Sự lựa chọn ấy vừa phù hợp với yêu cầu của dân tộc cũng như nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển mới của thời đại đã được mở ra từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Tư tưởng độc lập dân tộc đã được bàn đến rất nhiều trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh lại được Người bổ sung thêm những nội dung mới, được nâng lên một trình độ mới, một chất mới. Hồ Chí Minh từ chối thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc theo con đường phong kiến, tư sản; độc lập kiểu Cách mạng Mỹ năm 1776, hay kiểu độc lập giả hiệu, bánh vẽ. Hồ Chí Minh lựa chọn độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, đó là độc lập dân tộc gắn với hạnh phúc, tự do của nhân dân. Vì vậy, ngay từ sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản.
Hạnh phúc, tự do là giá trị cốt lõi và gắn chặt chẽ với độc lập dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong đó có Việt Nam, thì vấn đề đặt lên hàng đầu là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thêm nữa nước được độc lập nhưng độc lập ấy chưa triệt để, chưa đem lại hạnh phúc, tự do thực sự cho nhân dân thì độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ khi nào dân tộc được độc lập, tự do thực sự, hoàn toàn, triệt để thì nhân dân mới được thụ hưởng giá trị của độc lập - tự do - hạnh phúc thực sự. Cũng theo Hồ Chí Minh, muốn có hạnh phúc, tự do thực sự thì không có cách nào khác cần phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người và con người được giải phóng hoàn toàn để vươn tới cái tất yếu của tự do cũng chính là đích đến của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Từ thực tiễn khách quan và hiện thực vận động của lịch sử, đồng thời xuất phát từ đặc điểm Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn và gắn độc lập dân tộc với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội trong quan điểm Hồ Chí Minh không phải là nhận thức chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý chí mà là những quan điểm được Hồ Chí Minh kế thừa từ lý luận Mác - Lênin và vận dụng, xây dựng trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại. Vì thế, có thể khẳng định, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là cống hiến quý giá nhất cho cách mạng Việt Nam. Đó cũng là vấn đề cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người cũng như xuyên suốt trong đường lối và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội suy cho cùng là nhằm thay đổi đời sống của nhân dân, làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người ai cũng có công ăn việc làm, được sống ấm no và một đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là xã hội giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu; là chế độ xã hội không còn tồn tại người bóc lột người, một xã hội công bằng, bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng, tất nhiên trừ những người già và trẻ em. Hồ Chí Minh đã thiết kế đồng thời tiến hành xây dựng một xã hội đề cao và chứa đựng những giá trị tốt đẹp nhất, hướng tới phục vụ con người. Cũng theo Hồ Chí Minh, sống trong xã hội mới xã hội chủ nghĩa, nhân dân được hưởng đầy đủ về đời sống vật chất và tinh thần.
Để nâng cao đời sống vật chất cần phải dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện, từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống ngày càng sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất thì chủ nghĩa xã hội cũng phải không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Trong hoàn cảnh, điều kiện của nước ta, đời sống văn hóa, tinh thần nhiều khi phải đi trước để soi đường cho quốc dân đi; văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
Trong đời sống tinh thần, vấn đề hàng đầu là phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã tạo nên sức mạnh, động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi nói về quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân”(3). Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo Người, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo đấu tranh, đem lại cho quần chúng nhân dân. Có như vậy nhân dân mới được hưởng những giá trị tự do, hạnh phúc đúng nghĩa.
Với tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam không chỉ là tấm gương suốt đời đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, tấm gương mẫu mực về đạo đức mà còn là một kho tàng lý luận sâu sắc soi sáng cho cách mạng Việt Nam. Khát vọng của Hồ Chí Minh về lý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc đã trở thành động lực vĩ đại, nguồn sức mạnh vô cùng to lớn thúc đẩy nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh ham muốn tột bậc của Người là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(4), vì lẽ đó, cả cuộc đời Người luôn nguyện cùng Đảng và nhân dân kiên trì thực hiện “ham muốn tột bậc” ấy. Tuy nhiên, thành quả của thắng lợi từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã bị thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ dùng mọi âm mưu, thủ đoạn hòng phá bỏ. Với mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp và giải phóng con người, vì hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất, Hồ Chí Minh đã thể hiện lòng quyết tâm cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp với tinh thần và ý chí “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước”(5); đã tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khát vọng: “Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, nhưng hòa bình không thể tách rời độc lập dân tộc”(6) và niềm tin chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”...
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự hy sinh gian khổ nhưng đầy kiên cường của nhân dân Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc vào năm 1975. Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước tiếp tục đoàn kết, đồng lòng đồng sức, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn, thách thức, tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong thời đại mới, mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được sâu sắc hơn giá trị của độc lập, tự do, để tự mỗi người đều phải có trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn tất cả người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người; trong đó, có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền tự quyết của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, “độc lập - tự do - hạnh phúc” vừa phản ánh khát vọng vừa là hệ giá trị vô giá. Điều đó trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện. Cũng chính khát vọng, lý tưởng và niềm tin được sống độc lập - tự do - hạnh phúc với nền hòa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành động lực để nhân dân sát cánh cùng Ðảng, làm nên những thắng lợi to lớn trong lịch sử cũng như tạo nên sức mạnh để tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, sau hơn 90 năm dưới sự Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 75 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hơn 35 năm kiên trì thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v.. Những thành tựu này đã góp phần tạo nên diện mạo mới của đất nước Việt Nam, tạo nên một vị thế mới cho Việt Nam trên trường quốc tế. Các lĩnh vực đều phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Để có được những thành tựu đó, không thể không khẳng định năng lực lãnh đạo và sự nỗ lực hết sức của Đảng và Nhà nước Việt Nam để làm sao cho mỗi người dân được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân, quyền dân chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, trong các quan điểm và hoạt động của Đảng và Nhà nước còn coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết giữa các quốc gia, trong đó, có việc thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền con người.
Có thể khẳng định, độc lập, tự do, hạnh phúc vừa là khát vọng cháy bỏng, đồng thời là quyền của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Trong lịch sử xuyên suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, độc lập - tự do - hạnh phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam. Từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, cho đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa sâu sắc của 6 chữ quý báu này. Những tư tưởng đó tiếp tục được kế thừa và hiện thực hóa trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh mới của dân tộc và thời đại, có thể khẳng định rằng, ý chí, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập, tự do, hạnh phúc đã và sẽ tiếp tục được vận dụng và phát triển sáng tạo nhằm phát huy cao độ những giá trị truyền thống dân tộc, đó là yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, tinh thần tương thân tương ái... nhằm đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, vững bước trên con đường đổi mới và phát triển, vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
___________________________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, H., T.1, tr.496.
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.3, tr.1.
(3) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.7, tr.434.
(4), (5) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.4, tr.187, 534.
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.14, tr. 615.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 7/2023
Bài liên quan
- Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
- Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
- Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xem nhiều
-
1
Rạng rỡ Việt Nam
-
2
Thư chúc mừng năm mới của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
-
3
Mười sự kiện, hoạt động nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024
-
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
-
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: 95 năm tiên phong vì Tổ quốc và nhân dân
-
6
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thiệp chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thiệp chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta khối lượng đồ sộ, nhiều thể loại các tác phẩm báo chí; hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận toàn diện và sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam và phong cách nghề nghiệp của người làm báo. Bài viết khái quát những cống hiến chủ yếu của Người trên lĩnh vực báo chí nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, vị “cha già” của dân tộc, người dẫn lối, chỉ đường, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lập. Bác đã đi xa, nhưng di sản về lý luận Người để lại vẫn còn nguyên giá trị. Trong kho tàng di sản quý báu đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có giá trị soi đường trong hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng, tạo đà cho đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả không có tham vọng sẽ hệ thống hoá được toàn bộ các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mà chỉ trình bày khái quát những quan điểm cơ bản của Người, qua đó làm rõ thêm giá trị khi vận dụng vào thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh lựa chọn độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân theo con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, phù hợp với dân tộc và xu thế của thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng ta tiếp tục khẳng định và hiện thực hóa trong thực tiễn xây dựng đất nước.
Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Nhắc tới Hồ Chí Minh, ai cũng nghĩ ngay tới danh hiệu kép rất quen thuộc, đã được thế giới thừa nhận và tôn vinh - vừa là anh hùng giải phóng dân tộc vừa là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Bên cạnh đó, từ góc độ triết học, Hồ Chí Minh còn là một nhà biện chứng duy vật sắc sảo, luôn có sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực hành, giữa vai trò một nhà tư tưởng và một người lãnh đạo. Người luôn nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong trạng thái động, trong mối quan hệ tác động qua lại và sự tác động ấy còn dẫn tới sự thẩm thấu vào nhau, nằm trong nhau, chuyển hóa lẫn nhau tới mức khó có thể phân biệt rạch ròi giữa các sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng này được thể hiện rõ nét khi Hồ Chí Minh đề cập tới vấn đề động lực trong triết lý phát triển đất nước, thể hiện qua bốn nội dung cơ bản.
Bình luận