Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với phát triển kinh tế
Trước hết, nói về khái niệm văn hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã đưa ra một khái niệm văn hoá rất rộng, rất khái quát đồng thời lại rất cụ thể, rất đời thường: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó là loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"(1).
Đặc biệt, trong khái niệm văn hoá của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy được mối quan hệ của văn hoá với các yếu tố khác như con người, truyền thống dân tộc, chính trị, kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị". Văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần của đời sống và xã hội, nó cùng với kinh tế, chính trị tạo nên nền tảng của dân tộc ta. Trong lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc phòng triển lãm văn hoá ở Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc tượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được"(2).
Khi nói chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá phải coi trọng như nhau, Hồ Chí Minh luôn cho rằng các quan hệ kinh tế, cơ cấu kinh tế là nền tảng để phát triển văn hoá, Người khẳng định: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá, vì sao không nói đến phát triển văn hoá, vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá của nhân dân ta".
Không chỉ thấy được sự tác động quyết định của kinh tế đối với văn hoá, Người còn nhận thức rất sâu sắc vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế, Bác khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Đó là quan niệm về một sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá trong sự phát triển.
Cốt lõi của văn hoá là đạo đức và là cốt lõi của con người. Bàn về văn hoá, về đạo đức là để nói đến con người, nói tới vai trò của văn hoá trong sự phát triển kinh tế trước hết là nói tới vai trò của con người - nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực, là đối tượng phục vụ cách mạng, việc giáo dục, bồi dưỡng và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh. Bởi theo Người: "Đầu tiên là công việc đối với con người" và "vì lợi ích trăm năm trồng người", Bác khẳng định: "Phải xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc"(3). Con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài, trong đó đức là nền tảng. Người đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng luôn luôn đề cao tài năng, Bác từng nói: Người có đức mà không có tài giống như ông bụt vậy; Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc.
Để xây dựng được con người mới xã hội chủ nghĩa thì công tác giáo dục - đào tạo phải được coi trọng đặc biệt. Sự nghiệp giáo dục con người được Hồ Chí Minh đánh giá rất cao, trong đó giáo dục nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật là yêu cầu hàng đầu. Theo Hồ Chí Minh, suy cho cùng công việc quyết định nhất của xã hội, chính là giáo dục mọi người "thành người, làm người và ở đời", làm cho mọi người thành nhân cách có văn hoá. Giáo dục và tự giáo dục thành người, làm người, trước hết là hình thành cho được ở mỗi người tư cách đạo đức, tính cách cùng năng lực và tài năng.
Để trở thành người xây dựng đất nước cần phải có kiến thức văn hoá, Bác chỉ rõ: "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà"(4). Học tập nâng cao kiến thức trình độ là điều kiện hàng đầu để đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Muốn vậy, chúng ta phải coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải xây dựng một hệ thống giáo dục từ thấp đến cao, từ mầm non, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học. Hồ Chí Minh khẳng định: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng"(5). Mục đích của giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới"(6).
Không chỉ nhấn mạnh vai trò của con người, của giáo dục đào tạo trong sự phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế. Là một bộ phận của văn hoá, khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, để phát triển kinh tế, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Bác cần phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên và người lao động. Phải biết phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào sản xuất, vào cuộc sống. Bác khẳng định: "Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân"(7). Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi vậy cần phải phát triển khoa học công nghệ coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khoa học công nghệ sẽ góp phần của tiến cách thức làm việc, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải tiến đời sống nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi"(8).
Với tư cách là một bộ phận của văn hoá, khoa học công nghệ có ảnh hưởng quan trọng đến lối sống, đến đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn minh tiến bộ của đất nước. Khoa học công nghệ có nhiệm vụ phục vụ sự phát triển của xã hội, phải góp phần bảo vệ đất nước và đặc biệt khoa học công nghệ phải liên kết chặt chẽ với sản xuất, với phát triển kinh tế, nó phục vụ sản xuất phát triển, đồng thời sản xuất lại cũng là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Khoa học công nghệ làm cho sản xuất phải triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra các điều kiện vật chất kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tìm hiểu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với phát triển kinh tế nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Văn kiện TW 5 khoá VIII nhấn mạnh: "làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và từng cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội"(9).
Khi coi văn hoá là động lực của sự phát triển, Văn kiện Đại hội IX chỉ rõ: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"(10). Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(11).
Như vậy, văn hoá có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nói tới vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế trước hết là vai trò của nguồn lực con người, vai trò của giáo dục - đào tạo, vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển kinh tế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ quan điểm này giúp chúng ta có những định hướng chiến lược trong lĩnh vực văn hoá trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực hiện mục tiên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
____________________________
(1), (2), (3), (5), Hồ Chí Minh Toàn tập (1995), Nxb. CTQG, Hà Nội, T.3, tr.431, tr.345, tr.173, tr.36,
(8), (9), Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), Nxb. CTQG, Hà Nội, T.3, tr.403, tr.183, tr.586, tr.78.
(4), (6), (10) Các Nghị quyết của TW Đảng 1996 - 1999, Nxb. CTQG, tr.167
(7) (11) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.108, tr.112.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
- Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Xem nhiều
-
1
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
2
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
3
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
4
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
5
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Chiều 14/03/2025, tại phòng họp số 1102, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy dân chủ của cấp ủy chi bộ và đảng viên.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng ta là một bộ phận rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng về chính trị; bao trùm, chi phối mạnh mẽ những nội dung khác của công tác xây dựng Đảng về chính trị, nhằm giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Để công việc này đạt hiệu quả, cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng, vận dụng tốt quan điểm ấy trong xác định giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay.
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta khối lượng đồ sộ, nhiều thể loại các tác phẩm báo chí; hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận toàn diện và sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam và phong cách nghề nghiệp của người làm báo. Bài viết khái quát những cống hiến chủ yếu của Người trên lĩnh vực báo chí nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, vị “cha già” của dân tộc, người dẫn lối, chỉ đường, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lập. Bác đã đi xa, nhưng di sản về lý luận Người để lại vẫn còn nguyên giá trị. Trong kho tàng di sản quý báu đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có giá trị soi đường trong hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng, tạo đà cho đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả không có tham vọng sẽ hệ thống hoá được toàn bộ các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mà chỉ trình bày khái quát những quan điểm cơ bản của Người, qua đó làm rõ thêm giá trị khi vận dụng vào thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh lựa chọn độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân theo con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, phù hợp với dân tộc và xu thế của thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng ta tiếp tục khẳng định và hiện thực hóa trong thực tiễn xây dựng đất nước.
Bình luận