Tư tưởng hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật – tính hợp lý và giá trị đạo đức
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay hối hả, tấp nập và vội vã. Đôi khi, chính sự bận rộn ấy khiến chúng ta lãng quên những giá trị tinh thần sâu sắc, tưởng chừng vô hình nhưng lại gắn bó mật thiết với đời sống đạo đức và hành vi của mỗi người. Phật giáo, từ lâu đã luôn nhấn mạnh và hướng con người đến những giá trị cao đẹp thông qua các khái niệm như “tu nhân tích đức” và hành động “hồi hướng công đức” hay “hồi hướng phúc đức”– một hành vi mang ý nghĩa cầu nguyện và chia sẻ năng lượng thiện lành đến một đối tượng cụ thể. Vậy hồi hướng công đức trong Phật giáo được định nghĩa như thế nào? Vì sao cần phải hồi hướng công đức? Hành động này có tính hợp lý hay không và giá trị đạo đức sâu xa của hành động này là gì? Đây chính là những nội dung trọng tâm mà bài viết này sẽ làm rõ.
1. Công đức và hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật
Trong Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa “Hồi hướng” được coi là một hành động mang ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu trong quá trình tu tập. Vì vậy, sau bất kỳ pháp hội nào hoặc sau khi tu tập các thiện pháp, những hành nghi như tụng kinh, trì chú, lễ Phật, lễ sám, niệm Phật, khóa tụng... đều cần phải thực hiện hồi hướng công đức. Thậm chí, trong các giai đoạn tu tập của Bồ-tát đạo, ở giai đoạn Thập Hồi Hướng, các Bồ-tát còn lấy hồi hướng làm đức hạnh tu tập chính yếu, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của sự hồi hướng.
Khi nhắc đến hành động hồi hướng, chúng ta thường nghĩ đến ba yếu tố cốt lõi đó là: chủ thể, nội dung và đối tượng hồi hướng. Chủ thể hồi hướng là chính bản thân người thực hiện việc hồi hướng; nội dung chính là “công đức” – những năng lượng tích cực được tạo nên từ các hành động thiện lành; còn đối tượng có thể là bản thân mình, hoặc người khác, mở rộng hơn là tất cả chúng sinh trong pháp giới. Những yếu tố này tạo nên ý nghĩa toàn diện của việc hồi hướng, vừa mang tính cá nhân vừa lan tỏa giá trị đạo đức đến cộng đồng và xã hội. Để hiểu rõ về hành động hồi hướng trong Đạo Phật, trước tiên cần nắm được khái niệm công đức trong Đạo Phật.
Công đức theo tiếng Phạn là puṇya mf(ā)n có nghĩa là: cát tường, thuận lợi, công bằng, thân thiện, tốt lành, đúng đắn,đạo đức, có công đức, thuần khiết, thánh thiện, thiêng liêng (auspicious, propitious, fair, pleasant, good, right, virtuous, meritorious, pure, holy, sacred) (1). Theo tiếng Pāli công đức là puñña có nghĩa là: có lợi, tốt, công đức, hành động có công đức (Vedic puṇya favourable,good, merit,meritorious action (2), Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 9 giải thích: “Công đức, Công là công năng thiện giúp cho thấm nhuần phúc lợi do đó gọi là công. Công này là đức của việc thiện gọi là công đức” (3). Ngài Khuy Cơ cho rằng : “công là công lao, đức là đạo đức, nhờ công tu tập mà đạt được đức này, nên gọi là công đức” (4).
Công đức được chia thành hữu lậu và vô lậu. Công đức hữu lậu thuộc về thiện nghiệp của cõi người và cõi trời, tức là làm công đức với tâm mong cầu, với cái “tôi” và tâm muốn được nhận lại điều gì đó. Ví dụ, khi dâng đèn cúng Phật, người ta thường cầu mong sống lâu, người bệnh cầu sức khỏe, những ai gặp khó khăn cầu tiêu trừ tai ách. Đây đều là những công đức mang tính trao đổi điều kiện. Điều này giống như vừa gửi tiền tiết kiệm, vừa rút tiền; hoặc như đổ nước vào bình nhưng lại mở một lỗ khác để nước chảy ra. Việc đổ nước vào là làm công đức, còn nước chảy ra là việc hưởng thụ công đức của chính mình, vì thế gọi là hữu lậu. Do đó, nếu làm công đức mà muốn hưởng lợi ích cho riêng mình, chẳng hạn nói rằng: “Đời này tôi làm việc thiện để đời sau tôi hưởng phúc”, hoặc “Tôi không cầu phúc báu ở nhân gian, tôi muốn hưởng phúc báu ở thiên đường”, hay “Dù không phải bản thân tôi hưởng, cũng để con cháu tôi được hưởng”, thì tất cả đều gọi là công đức hữu lậu. Tuy nhiên, không phải vì là hữu lậu mà không làm, bởi vì để người phàm không ích kỷ, không toan tính cho mình là điều rất khó.
Trong tam giới, chúng ta làm điều phúc gì thì sẽ nhận quả báo tương xứng. Đây chính là nhân quả hữu lậu. Vì vậy, nếu muốn sinh lên cõi trời, thì phải tu phúc đức của cõi trời; nếu tu phúc của cõi người, thì sẽ tái sinh làm người. Giữ năm giới và thực hành mười điều thiện chính là phúc báo của cõi người và cõi trời. Người làm điều tốt sẽ sống đời an vui ở nhân gian hoặc sẽ sinh lên cõi trời cấp thấp; làm tốt hơn nữa sẽ sinh lên cõi trời cao hơn. Cõi dục giới có sáu tầng trời, tất cả sáu cõi trời này đều là quả báo của cõi người và cõi trời. Sinh vào tầng trời nào tùy thuộc vào mức độ tu tập năm giới và mười điều thiện. Ít nhất, ở nhân gian, người đó sẽ được con cháu đầy đàn, khỏe mạnh, sống trong giàu sang phú quý. Còn kẻ tạo ác không chịu tu tập tích lũy công đức thì sẽ phải chịu quả báo đọa nơi ác thú.
Tuy nhiên, mọi công đức dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào tâm nguyện khi làm. Lương Vũ Đế được ghi nhận là vị vua có nhiều công lao trong sự phát triển của Phật giáo, nhưng trong một lần hội kiến với tổ Bồ Đề Đạt Ma vua đã hỏi ngài rằng: “Trẫm cả đời tạo tự viện, độ Tăng chúng, thiết trai bố thí, được bao nhiêu công đức? Tổ Đạt Ma đáp rằng : Không có công đức” (5). Lý giải câu nói này của Tổ Đạt Ma, Lục tổ Huệ Năng nói: “Thấy tính là công, bình đẳng là đức” (6). Tính là gì? Tính là tự tính, chân như Phật tính, ai ai cũng có Phật tính, thấy tính chính là nhận ra thân người vốn đã có Phật tính, điều quan trọng là làm sao để Phật tính được tỏ lộ. Bình đẳng là đức, mọi pháp đều bình đẳng không có sự phân biệt, không có cao thấp, tốt xấu, tất cả đều thể hiện bản chất của vũ trụ. Dù tu hành theo pháp môn nào, mục đích đều là để chứng minh Phật tính, chứ không phải vì tham dục của bản thân mà đạt được mục tiêu, hay tìm con đường tắt để thành Phật. Vì vậy, việc thiện mà Lương Võ Đế làm chỉ có thể đạt được “phúc đức” trong thế gian, nhưng không thể đạt được “công đức” xuất thế gian. Bởi vì công đức mà tổ Bồ Đề Đạt Ma muốn nói tới nằm trong “Pháp thân”, phải dựa vào tu hành để chứng đắc, không phải là hành động lợi lộc vật chất có thể dễ dàng có được.
Công đức vô lậu là việc tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo và thực hành lục độ vạn hạnh. Lục độ bao gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm: tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát thánh đạo. Trong đó, thất giác chi còn gọi là bảy yếu tố giác ngộ, và bát thánh đạo cũng chính là bát chính đạo. Thực chất, ở cõi Tây phương Cực Lạc, mọi âm thanh đều là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, đều là sự tuyên dương ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ở nhân gian, chúng ta cần tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thực hành lục độ. Lục độ chính là bao gồm tất cả các công đức, đó gọi là công đức vô lậu. Nếu chúng ta liên tục tu tập và khuyến khích người khác tu tập, chúng ta sẽ sống trong tịnh độ nhân gian, đồng thời giúp mọi người cảm nhận được tịnh độ tại nhân gian. Đây chính là việc tu tất cả công đức. Tu tất cả công đức là để hoàn thiện nhân cách của chúng ta. Như Đại sư Thái Hư nói: “Nhân thành Phật tức thành”. Nhân cách cao nhất và hoàn mỹ nhất chính là sự vận hành song song của từ bi và trí tuệ. Khi bi và trí cùng vận hành, phúc và tuệ đầy đủ, đó chính là quả vị Phật. Do đó có thể thấy công đức là yếu tố cần thiết để giúp bản thân tinh tấn dũng mãnh trong việc tu tập Phật pháp, từ đó thoát khỏi lục đạo, tiến vào Nhất Chân pháp giới hoặc vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc.
Hồi hướng công đức
Hồi hướng, tiếng Phạn là pariṇāmanā (pari +√nam (to bend, to turn towards) (7) mang các ý nghĩa như xoay chuyển, quay về, thay đổi, hướng tới, v.v.
Hồi hướng được hiểu theo nghĩa thông thường là hồi chuyển thiện pháp của mình, hướng đến một mục tiêu nào đó. Vậy hồi hướng công đức tức là đem tất cả thiện pháp và công đức tu tập của bản thân, hướng đến chúng sinh, khiến họ được an lạc; hoặc hướng đến mục tiêu mà bản thân mong đạt được, như Thanh Văn Bồ-đề, Phật Bồ-đề, hay pháp tính bình đẳng của thực tại. Như vậy, hồi hướng trong Phật giáo chủ yếu có thể chia thành hai khía cạnh: Tự lợi: Hồi hướng tới Niết-bàn của hàng Nhị thừa hoặc Vô thượng Bồ đề của Đại thừa. Lợi tha: Hồi hướng đến chúng sinh hoặc các cõi Phật thanh tịnh.
Trong Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 9, đã hệ thống hóa ba loại hồi hướng để bao hàm tất cả các hình thức hồi hướng, đó là: hồi hướng Bồ-đề , hồi hướng Chúng sinh, hồi hướng Thực tại.
1. Tu tập hồi hướng Bồ-đề: Là người hướng đến việc cầu đạt trí tuệ viên mãn (chính đẳng chính giác). Họ hồi hướng tất cả các công đức thiện pháp mà bản thân đã tu tập, mong cầu đạt được tất cả các công đức của Bồ-đề. Được gọi là Bồ-đề hồi hướng. Không để các thiện pháp đã tu tập bị trói buộc trong tam giới, nhờ đó có thể vượt thoát tam giới. Đồng thời, phúc đức được tăng trưởng và không mất đi.
2. Tu tập hồi hướng chúng sinh: Là người trong tâm luôn nghĩ đến chúng sinh. Do vì tâm tưởng đến chúng sinh, họ hồi hướng tất cả các công đức thiện pháp mà bản thân đã tu tập, mong muốn đem những công đức đó giúp đỡ cho chúng sinh. Được gọi là chúng sinh hồi hướng. Không để quả vui nhận được thuộc về riêng mình, luôn thương tưởng chúng sinh, nuôi dưỡng tâm đại bi và nhờ nguyện này mà thường ở trong thế gian để lợi ích chúng sinh, không hướng về tự chứng Niết-bàn.
3. Tu tập hồi hướng thực tế: hướng tâm đến việc tìm kiếm chân lý, từ bỏ những việc có điều kiện và hồi hướng công đức về pháp tính bình đẳng và chân thật. Được gọi là hồi hướng thực tế. Có thể không chấp trước vào các thiện pháp đã tu tập, rời xa mọi tạo tác hữu vi và hướng đến thực tế tối thượng.
Nếu dựa theo định nghĩa “hồi chuyển thiện pháp của mình, hướng đến một mục tiêu nào đó,” thì cũng có nhiều thuật ngữ khác (như bố thí, chúc phúc, phát nguyện...) có ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, xét về phạm vi tác dụng rộng hay hẹp, thì giữa chúng vẫn có sự khác biệt về mức độ.
Trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát phát đại nguyện cứu độ chúng sinh, và để thực hiện điều này, Bồ Tát cần phải tu hành những hạnh nguyện của ba đời chư Phật, hồi hướng công đức để đạt được mục tiêu cứu độ tất cả chúng sinh. Trong một số kinh điển, “hồi hướng” và “phát nguyện” được kết hợp chặt chẽ với nhau. Có Kinh điển cho rằng “hồi hướng” là hành động dựa trên phát nguyện, vì qua phát nguyện, Bồ Tát có thể chuyển hóa công đức của mình, để đạt được những mục tiêu cao cả. Ngược lại, cũng có những kinh điển cho rằng “hồi hướng” có thể đi trước “phát nguyện”, nhấn mạnh rằng việc hồi hướng công đức là để hoàn thành những nguyện vọng mà Bồ Tát đã phát. Như vậy, “hồi hướng” trong Phật giáo không chỉ đơn thuần là hành động trao tặng công đức mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về nguyện lực, sự phát tâm cứu độ chúng sinh và sự tiếp nối của con đường tu hành để đạt được Bồ-đề và cứu độ tất cả chúng sinh.
2. Tính hợp lý của tư tưởng “hồi hướng công đức” trong giáo lý của đạo Phật
Trong Phật giáo, thuật ngữ “hồi hướng” xuất hiện rất sớm từ thời kỳ Phật giáo sơ kỳ và càng trở nên quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Trong giai đoạn Phật giáo sơ kỳ, “hồi hướng” chủ yếu được thể hiện ở hồi hướng công đức để đạt được giải thoát và Niết-bàn. Thuật ngữ “hồi hướng” xuất hiện trong hệ thống kinh điển thời kỳ đầu như Kinh A Hàm, với nội dung Đức Phật giáo hóa chúng đệ tử thực hành pháp hồi hướng công đức để hướng đến quả vị cuối cùng là Niết Bàn, như bộ Kinh Tạp A Hàm gồm quyển 21 - kinh số 56, quyển 26 - kinh số 656, quyển 27 - kinh số 726,727,738,741,742.
Thời kỳ bộ phái Phật giáo, tư tưởng hồi hướng kế thừa nội dung tư tưởng thời sơ kỳ, trong Luận Đại Tỳ Sa, có đề cập đến việc nếu một người giữ giới hoặc thực hành bất kỳ thiện pháp nào mà không hồi hướng công đức cho giải thoát mà chỉ mong cầu được sinh lên thiên giới, thì họ sẽ không thể đạt được quả vị Niết-bàn. Điều này nhấn mạnh rằng hồi hướng công đức không chỉ là sự trao tặng công đức mà còn là điều kiện cần thiết để đạt được giải thoát.
Vào thời kỳ Phật giáo Đại thừa, tư tưởng “hồi hướng” đã phát triển sâu rộng hơn, với các Bồ Tát không chỉ hồi hướng công đức của mình cho việc đạt được Bồ-đề (quả vị Phật) mà còn vì lợi ích của chúng sinh. Họ phát nguyện làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, thể hiện qua việc thực hành “lục độ” và “tứ nhiếp pháp”. Các Bồ Tát cũng hồi hướng công đức của mình để trang nghiêm cảnh giới Cực Lạc, nơi mà sau khi thành Phật, họ có thể cứu độ chúng sinh và giúp họ đạt được giác ngộ.
Sở dĩ tư tưởng hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển là bởi nó chứa đựng những yếu tố hợp lý. Vậy tính hợp lý của hồi hướng là như thế nào?
Khi giáo lý nhân quả trong Đạo Phật luôn nhấn mạnh nhân quả tự làm tự chịu. Nói cách khác, thiện nghiệp do bản thân tạo ra theo lý duyên khởi không thể chuyển giao cho người khác, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng trái ngược, tức “tự mình làm, người khác được hưởng”. Đại Trí Độ Luận đưa ra câu hỏi: Nếu phúc đức có thể cho người khác, thì phải chăng các Đức Phật từ khi phát tâm ban đầu, tất cả phúc đức đã tích lũy đều có thể cho người khác? . Nhưng thực tế không phải như vậy, do đó luận này chỉ ra rằng chỉ có quả báo phúc đức mới có thể hồi hướng, còn bản thân công đức thì không thể hồi hướng. Ngài Bồ Tát Long Thụ cho rằng công đức không thể hồi hướng, mà phải đợi quả báo chín muồi rồi mới có thể chia sẻ cho chúng sinh. Như vậy, công đức không thể hồi hướng nhưng quả báo mà công đức mang lại (Phúc đức) thì có thể hồi hướng.
Về lý do trong Đại Trí Độ Luận nhấn mạnh hơn vào việc hồi hướng quả báo phúc đức, có thể là do Phật pháp chú trọng vào việc thực hành tự thân. Nếu trực tiếp nói rằng công đức có thể hồi hướng mà không phân biệt các nhân duyên khác, có thể khiến người ta sinh tâm cầu may, chỉ mong được thánh nhân gia hộ phúc đức, từ đó bỏ bê việc tu tập các thiện pháp. Vì vậy, không trực tiếp nói rằng công đức có thể hồi hướng mà nói rằng phúc đức có thể hồi hướng.
Trong pháp Đại thừa, việc hồi hướng không thể thực hiện bằng tâm hữu vi, mà phải tương ứng với ba loại tâm Đại thừa để làm hồi hướng, đó là: Bồ-đề hồi hướng, chúng sinh hồi hướng, và thực tế hồi hướng như đã trình bày bên trên. Việc hồi hướng cũng phải xuất phát trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc.
Hồi hướng công đức hay sự trao tặng hoặc cho đi công đức của bản thân, điều này có vẻ giống như hành động bố thí vậy, nhưng hồi hướng là một dạng cảm hứng từ sức mạnh tâm linh, sức mạnh từ tâm của chính mình thông qua nguyện lực của chư Phật, Bồ Tát sẽ truyền đến đối tượng mà mình muốn hồi hướng. Điều này giống như ánh sáng mặt trời trên bầu trời, khi được phản chiếu qua một vật (như gương hoặc bề mặt kim loại), có thể chiếu sáng vào những nơi tối tăm trong nhà. Dù nơi đó không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhưng vẫn nhận được ánh sáng nhờ sự phản chiếu.
Đồng thời, dù hồi hướng công đức cho người khác, công đức của mình vẫn không hề suy giảm. Trong kinh Phật, có một ví dụ minh họa: một ngọn đèn có thể thắp sáng rất nhiều ngọn đèn khác, nhưng ánh sáng của ngọn đèn gốc không hề giảm đi dù đã thắp sáng cho nhiều đèn khác. Do đó, bất kỳ Phật tử nào có lòng tin chân chính, sau mỗi khi làm một việc công đức, đều phát nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sinh. Đây chính là sự thể hiện tự nhiên của lòng từ bi, mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác của đạo Phật.
3. Giá trị đạo đức của tư tưởng hồi hướng công đức
Hồi hướng công đức phản ánh niềm tin rằng những hành động thiện lành không chỉ mang lại phước báu cho bản thân mà còn có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực đến người khác. Theo lý duyên khởi, mọi hiện tượng đều liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Hồi hướng công đức cho thấy sự liên kết sâu sắc giữa cá nhân và cộng đồng. Việc hồi hướng không phân biệt giàu nghèo, thân sơ, hay người còn sống và người đã khuất. Điều này thể hiện lý tưởng từ bi và bình đẳng của Phật giáo. Việc hồi hướng công đức, chia sẻ những thiện lành mà mình đã tạo ra, không chỉ để mang lại lợi ích cho chính mình mà còn hướng đến hạnh phúc và sự giải thoát cho tất cả chúng sinh. Đây không chỉ là nghi thức tôn giáo mà còn là một phương tiện thực hành đạo đức, kết nối cá nhân với cộng đồng và khuyến khích con người mở rộng tâm vị tha, vượt qua sự ích kỷ và chấp ngã, nuôi dưỡng thiện căn, tạo duyên lành và tăng trưởng phước báu, hướng đến mục tiêu giác ngộ.
Hành động hồi hướng công đức xuất phát từ cá nhân mà có thể được chuyển hóa và chia sẻ cho người khác chính là dựa trên lòng từ bi và sự mong cầu lợi ích cho toàn thể chúng sinh. Như vậy, hồi hướng công đức là tối đa hóa sự thịnh vượng cá nhân và sự thịnh vượng cộng đồng.
Việc nguyện đem công đức hồi hướng giúp người đã khuất được siêu thoát hoặc tái sinh vào cảnh giới tốt hơn cũng thể hiện tinh thần gắn kết giữa người sống và người đã qua đời trong đạo Phật. Thông qua việc hồi hướng công đức là cách thực hành hạnh bố thí ba la mật (dāna pāramitā) còn giúp người thực hành tiến gần hơn đến quả vị Bồ-tát hoặc giác ngộ hoàn toàn. Tác giả cho rằng, công đức và quả báo phúc đức đều có thể hồi hướng. Dù là tự dụng hay người khác dụng, việc hồi hướng không những không đi ngược lại tư tưởng cơ bản của Phật pháp, mà còn phù hợp với nguyên tắc duyên khởi. Hồi hướng nên chú trọng vào việc hồi hướng công đức, bởi vì hồi hướng quả báo phúc đức tương tự như bố thí, chỉ thích hợp với việc hồi hướng cho chúng sinh, và không thể hiện được đặc trưng của hồi hướng. Trong khi đó, hồi hướng công đức lại có thể áp dụng cho mọi loại hồi hướng, hơn nữa công đức có khả năng sinh ra quả báo phúc đức. Đại thừa mới thiết lập hồi hướng công đức như một pháp môn tu tập trọng yếu và mang ý nghĩa sâu sắc.
4. Kết luận
Như vậy, hồi hướng công đức hiểu một cách đơn giản là việc chúng ta hướng những công đức đã tạo ra từ việc thiện lành đến một mục tiêu nào đó. Mục tiêu ấy có thể là vì bản thân, vì gia đình hay vì nhân loại. Hành động này xuất phát từ tâm từ bi, mong muốn được chia sẻ niềm vui và phước báu đến với tất cả mọi người, điều này thể hiện rất rõ nét tinh thần từ bi của đạo Phật với tất cả chúng sinh. Khi hồi hướng phước báu đến mọi người, chúng ta đang gieo duyên lành, đang tạo phước đức và góp phần mang đến niềm vui cũng như sự an lạc cho thế giới. Thông qua việc làm rõ quan niệm về hồi hướng công đức, có thể thấy, đây là một hành động đẹp, hành động này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn góp phần tạo nên một thế giới nhân văn, nhân ái và tốt đẹp hơn. Bằng cách thực hành hồi hướng công đức thường xuyên con người chúng ta đang gieo những hạt giống tốt lành trong tâm hồn mình và lan tỏa tình yêu thương đến với muôn loài. Đây chính là ý nghĩa nhân văn cao cả và giá trị đạo đức sâu sắc trong giáo lý đạo Phật./.
________________________
(1) Monier Williams (1899), “A Sanskrit-English Dictionary”, Oxford University Press, p.632.
(2) Davids,Thomas William Rhys (1921-1925), The Pali Text Society's Pali-English dictionary, Chipstead, London, p.646.
(3) Tuỳ Tuệ Viễn dịch (523-592), “Đại thừa nghĩa chương”, quyển 9, CBETA.R3, T44, No. 1851, p. 649c8-10.
(4) Đường Khuy Cơ, (632-682)“Du Già Sư Địa Luận Lược Soạn”, quyển 12, CBETA.R3, T43, No. 1829, p. 156c27-28.
(5) Tông Bảo (1290) ,“Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh”, quyển 1, CBETA.R3, T48, No. 2008, p. 351c25-27.
(6) Tông Bảo (1290), “Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh”, quyển 1, CBETA .R3, T48, No. 2008, pp. 351c27-352a13.
(7) Monier Williams (1899), “A Sanskrit-English Dictionary”, Oxford University Press, p.591.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sa Môn Thích Tịnh Hạnh (2000) chủ biên, Đại Tạng Kinh Tiếng Việt , Hội Văn Hoá Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc.
2. Hiệp hội Kinh điển Phật giáo Điện tử Trung Hoa (2024), Đại Tạng Kinh tiếng Hoa, bản điện tử (CBETA).
3. Davids,Thomas William Rhys, (1921-1925), The Pali Text Society's Pali-English dictionary, Chipstead, London.
4. Monier Williams (1899), “A Sanskrit-English Dictionary”, Oxford University Press.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
- Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
- Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
- Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Xem nhiều
-
1
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
-
4
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
-
5
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
6
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực thực hiện chức năng tham gia công tác xây dựng chính quyền cùng cấp, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng. Bài viết bàn về một số vấn đề lý luận về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay về nguyên tắc, nội dung, phương thức; từ đó, chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp.
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy. trong những năm gần đây, các trường đại học trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quá trình đổi mới phương pháp dạy và học các môn học lý luận chính trị ở các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học các môn học này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học
Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Giáo dục liêm chính có vai trò quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Những năm qua, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống giáo dục liêm chính vững mạnh, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy giáo dục liêm chính không chỉ giúp xây dựng nền tảng đạo đức cho công dân mà còn là công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng tham nhũng của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam.
Bình luận