Xây dựng lược đồ chọn mẫu trong điều tra dư luận xã hội
Một số phương pháp chọn mẫu cơ bản được sử dụng trong các cuộc điều tra DLXH trong hệ thống ngành tuyên giáo gồm: lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống; lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng; lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm; lấy mẫu ngẫu nhiên theo nhiều nấc; cách lấy mẫu không theo nguyên tắc ngẫu nhiên... Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chọn mẫu trong điều tra DLXH đảm bảo được tính đại diện, chính xác, khách quan cần xây dựng lược đồ chọn mẫu phù hợp. Xây dựng lược đồ chọn mẫu trong điều tra DLXH bao gồm các công việc: xác định quy mô tổng thể chung, xác định cỡ mẫu, lựa chọn phương pháp tổ chức chọn mẫu, phân bổ mẫu và tiến hành chọn mẫu.
XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ CƠ CẤU CÁC ĐƠN VỊ CỦA TỔNG THỂ CHUNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
Trong điều tra DLXH, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của chủ đề nghiên cứu mà chúng ta xác định quy mô, cơ cấu của các đơn vị tổng thể chung thuộc đối tượng điều tra. Ví dụ: nếu điều tra dư luận về một vấn đề hay sự kiện nào đó đối với toàn thể người dân Việt Nam thì quy mô các đơn vị tổng thể chung bao gồm toàn bộ dân số từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại Việt Nam; nếu nội dung điều tra lấy ý kiến của các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam về tình hình tư tưởng của đảng viên hiện nay thì quy mô các đơn vị tổng thể chung bao gồm toàn bộ số đảng viên đang sinh hoạt ở các cơ sở, tổ chức Đảng.
Cách xác định quy mô và cơ cấu các đơn vị của tổng thể chung phục vụ cho nghiên cứu, điều tra DLXH có thể dựa vào số lượng và cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam. Số lượng dân số này được phân theo vùng kinh tế - xã hội và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi vùng được phân thành hai khu vực thành thị và nông thôn. Số liệu này có trong kết quả điều tra “Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình” hàng năm của Tổng cục Thống kê. Đây chính là cơ sở để xác định cỡ mẫu cho cả nước, từng vùng và phân bổ mẫu cho các tỉnh, thành phố và có thể phân bổ mẫu cho các khu vực thành thị, nông thôn khi cần thiết.
XÁC ĐỊNH CỠ MẪU ĐIỀU TRA
Xác định cỡ mẫu hay quy mô mẫu là xác định số đơn vị để đến đó trực tiếp thu thập thông tin của điều tra.
Yêu cầu số liệu điều tra chọn mẫu đại diện cho cấp độ nào thì cỡ mẫu thường xác định cho cấp độ đó. Với điều tra DLXH như nội dung đã đề cập thì cụ thể như sau: nếu số liệu điều tra chọn mẫu yêu cầu chỉ cần đại diện chung cho phạm vi cả nước thì sẽ xác định một cỡ mẫu chung cho cả nước. Nếu số liệu điều tra chọn mẫu cần đại diện đến vùng kinh tế - xã hội thì phải xác định cỡ mẫu cho các vùng. Nếu số liệu điều tra chọn mẫu cần đại diện đến cấp tỉnh, thì phải xác định cỡ mẫu cho các tỉnh (mỗi tỉnh một cỡ mẫu).
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU
Phương án thứ nhất: Nếu số liệu điều tra chỉ yêu cầu đại diện chung cho cả nước thì cỡ mẫu được phân cho 6 vùng và mỗi vùng chọn ra một số tỉnh, thành phố.
Cách tiến hành chọn mẫu như sau: 1) Chọn lấy một số quận và huyện của tỉnh, thành phố, mỗi quận được chọn sẽ tiến hành điều tra công chức của quận và tiếp tục chọn ra một số phường để điều tra những người làm kinh doanh và hưu trí cư trú tại phường. Còn với mỗi huyện được chọn sẽ tiến hành điều tra công chức của huyện và tiếp tục chọn ra một số xã để điều tra nông dân và hưu trí cư trú tại xã; 2) Chọn một số cơ quan của tỉnh, thành phố để điều tra công chức của tỉnh, thành phố; 3) Chọn một số cơ quan cấp Trung ương đóng tại thành phố để điều tra công chức cơ quan Trung ương (nếu là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); 4) Chọn một số trường cao đẳng, đại học để điều tra học sinh, sinh viên;
5) Chọn một số doanh nghiệp để điều tra công nhân của doanh nghiệp. Theo phương pháp trên đây thì tỉnh, thành phố là đơn vị mẫu cấp I; Quận, huyện, các cơ quan của tỉnh và cơ quan Trung ương đóng ở tỉnh, các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp là mẫu cấp II, riêng phường của các thành phố có cấp quận và xã là cấp mẫu trung gian. Còn những người cung cấp thông tin (đối tượng điều tra) thuộc các tầng lớp xã hội là mẫu cấp III, mẫu cấp cuối cùng của cuộc điều tra. Số lượng đơn vị mẫu các cấp do cơ quan tổ chức điều tra xác định.
Phương án thứ hai: Nếu số liệu cần đại diện cho từng vùng (6 vùng kinh tế - xã hội) thì cỡ mẫu sẽ xác định cho từng vùng và mỗi vùng sẽ chọn tỉnh, thành phố đại diện (chọn đơn vị mẫu cấp I) và trong mỗi tỉnh, thành phố được chọn lại tiếp tục chọn ra các quận, huyện, cơ quan, trường đại học và doanh nghiệp (chọn đơn vị mẫu cấp II) cũng như ở các quận, huyện được chọn tiếp tục chọn ra các phường, xã (phường, xã là đơn vị mẫu trung gian) để thu thập thông tin từ các đối tượng điều tra (đơn vị mẫu cấp III) được phân theo các tầng lớp xã hội như ở phương án một. Tuy nhiên, số lượng mẫu ở mỗi cấp điều tra ở phương án hai phải nhiều hơn ở phương án một.
PHÂN BỔ MẪU
Nếu theo phương án một (số liệu điều tra cần đại diện cho cấp độ cả nước) thì tiến hành như sau: 1) Số mẫu xác định cho cả nước được phân bổ cho cả 6 vùng theo một trong hai cách: phân bổ tỷ lệ thuận với quy mô tổng hoặc phân bổ tỷ lệ thuận với căn bậc hai quy mô tổng thể. Nếu phân bổ tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể thì các tham số bình quân và tỷ lệ chung của cả nước tính từ các vùng thực tế không phải tính lại mà lấy trực tiếp từ số liệu điều tra chọn mẫu. 2) Số mẫu của từng vùng phân đến các tỉnh, thành phố trong vùng có thể xác định như nhau hoặc phân theo tỷ lệ với quy mô tổng thể giữa các tỉnh được chọn trong vùng (trong các tỉnh của vùng được chọn, tỉnh nào có quy mô tổng thể lớn hơn thì sẽ có cỡ mẫu lớn hơn và ngược lại). 3) Khi có cỡ mẫu theo tổng số đơn vị chọn mẫu của từng tỉnh, thành phố thì tính ngược lại để xác định tỷ lệ mẫu của mỗi tỉnh, thành phố so với tổng số mẫu của cả nước được chọn để điều tra, rồi dùng tỷ lệ đó để phân bổ mẫu theo mỗi tầng lớp (nông dân, công nhân, hưu trí …) của cả nước cho các tỉnh, thành phố đó.
Trên cơ sở cỡ mẫu được xác định cho từng tỉnh, thành phố được chọn để điều tra có phân chia cho từng loại tầng lớp: nông dân, công nhân, kinh doanh… thì ở mỗi tỉnh sẽ xác định số quận huyện, số cơ quan, trường học và số doanh nghiệp (mẫu cấp II) cần thiết để tiếp tục lựa chọn số người thuộc mỗi tầng lớp đó để tiến hành thu thập thông tin về dư luận xã hội.
Nếu theo phương án hai (số liệu điều tra cần đại diện cho cấp độ từng vùng) cần tiến hành như sau: 1) Số mẫu của từng vùng được trực tiếp xác định cho từng vùng chứ không phải phân bổ mẫu như phương án một. 2) Tiến hành phân bổ mẫu đã xác định của từng vùng cho các tỉnh, thành phố được chọn trong vùng. Mẫu của vùng có thể phân đều cho là các tỉnh, thành phố hoặc phân theo tỷ lệ với quy mô các đơn vị tổng thể chung giữa các tỉnh, thành phố được chọn trong vùng (trong các tỉnh, thành phố được chọn vào mẫu, tỉnh, thành phố nào có quy mô tổng thể chung lớn hơn thì sẽ có quy mô mẫu lớn hơn và ngược lại). 3) Khi có cỡ mẫu của từng tỉnh, thành phố được chọn thì tiếp tục phân bổ cỡ mẫu theo từng loại tầng lớp xã hội như nông dân, công nhân, kinh doanh… chung của cả nước cho các tỉnh, thành phố tương tự như các phân bổ này theo phương án một. 4) Tiếp theo xác định các huyện, quận, cơ quan, doanh nghiệp… cũng tiến hành như phương án một.
Cần lưu ý, việc phân bổ mẫu các cấp đều do cơ quan tổ chức điều tra thực hiện.
TIẾN HÀNH CHỌN MẪU
Theo cả hai phương án điều tra chọn mẫu DLXH như đã nói ở trên đều phải chọn mẫu 3 cấp: trong từng vùng chọn tỉnh, thành phố (mẫu cấp I). Trong mỗi tỉnh, thành phố được chọn, tiếp tục chọn mẫu các quận huyện; Các cơ quan hành chính cấp trung ương đóng ở thành phố (nếu là thành phố Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh); Các cơ quan hành chính của tỉnh, thành phố; Các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp đóng ở tỉnh, thành phố (mẫu cấp II). Trong mỗi đơn vị mẫu cấp II được chọn lại tiếp tục chọn ra số người cần chọn để điều tra thu thập thông tin. Ngoài ra, ở các quận và huyện được chọn còn phải chọn các phường và xã (gọi là cấp chọn mẫu trung gian) để từ đó tiến hành chọn những người tự kinh doanh và hưu trí cư trú ở phường, chọn những người là nông dân và hưu trí cư trú ở xã.
Trên đây là những nội dung cơ bản của việc xây dựng lược đồ chọn mẫu trong điều tra dư luận xã hội. Tùy theo những yêu cầu và điều kiện của từng cuộc điều tra cụ thể mà vận dụng để xây dựng lược đồ điều tra cho phù hợp./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 28.09.2020
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ngày càng được nâng cao đã mang lại những kết quả tích cực trong bức tranh phát triển của tỉnh. Bài viết phác họa thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay, chỉ ra một số hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận