Ý định vào thăm miền Nam của Bác Hồ
“Ta hiểu: Miền Nam thương nhớ Bác
Tháng ngày mong đợi Bác vô thăm,
Ta hiểu: đêm nằm nghe gió gác
Bác thường trăn trở nhớ miền Nam”
(Tố Hữu)
Từ Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đau đáu nghĩ đến đồng bào miền Nam đau thương mà anh dũng. “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”. Đó là khẳng định, là tình cảm bất di bất dịch của Bác đối với miền Nam ruột thịt. Chính vì vậy, Bác đã nhiều lần dự định vào thăm mảnh đất thành đồng Tổ quốc.
Và đến giữa những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Bác lại tha thiết đề nghị Bộ chính trị bố trí cho Bác vào thăm miền Nam. Nhưng tình hình chiến sự và điều kiện sức khoẻ không cho phép Bác đi xa được. Bác lại đề nghị: “Đường xa, không vào Nam Bộ, thì tôi vào Khu Năm cũng được.”
Đến đầu tháng 3.1968, Bác Hồ đã gửi thư cho đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trao đổi về cách đi vào Nam bằng đường thuỷ như sau:
“10.3.1968
Tuyệt đối bí mật
Chú Duẩn kính mến,
Nhớ lại hồi Nô-en năm ngoái, chú có ý khuyên Bác đi thăm miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn, Bác rất tán thành. Nhưng nay chỉ đổi chữ “sau” thành chữ trước ngày thắng lợi hoàn toàn, tức là đi thăm khi anh em trỏng đang chuẩn bị mở màn thứ ba. Đi thăm đúng lúc đó mới có tác dụng khuyến khích thêm anh em.
Cách đi: Bác sẽ làm công trên một chiếc tàu thuỷ. Cùng đi sẽ có hai chú Bảo và Kỳ. Việc này Bác tự thu xếp, dễ thôi. Lúc đến, anh em trỏng chỉ phụ trách đón khi tàu cập bến thôi và đưa Bác đến nhà anh Sáu, anh Bảy(1), (2).
ở lại: Tuỳ điều kiện mà quyết định, ít nhất là mấy ngày, nhiều nhất cũng chỉ trong một tháng, hoạt động thế nào, sẽ cùng anh em trỏng bàn định…
Có lẽ chú và đồng chí khác e rằng sức khoẻ của Bác không cho phép Bác đi nơi xa. Nhưng thay đổi không khí, hô hấp gió biển và sinh hoạt quần chúng trong hoàn cảnh chiến đấu sẽ giúp sức khoẻ tiến bộ mau hơn.
Lịch trình đi thăm – cần mười ngày để chuẩn bị.
Vượt biển độ sáu ngày.
Từ bến tàu đến địa điểm độ dăm hôm.
Vậy nhờ chú tính ngày cho khớp, một mặt cho Bác biết trước để chuẩn bị, một mặt cho anh em trỏng biết để chờ đón.
Để bảo đảm thật bí mật, chú chỉ nên bàn việc này với một số ít đồng chí trong Bộ chính trị…
Mong chờ chú trả lời.
Chào thân ái và quyết thắng.
B.”
ôi cảm động biết bao! Hồi ấy, bộ đội ta “đi B” theo đường Trường Sơn phải mất bốn, năm tháng mới đến được miền Đông Nam bộ. Vậy mà, Bác đã dự định “vượt biển độ 6 ngày” và cũng tương tự như cách Bác đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Đặc biệt, trong thư, Bác dùng từ “trỏng” (tức là trong ấy – tiếng miền Nam) một cách tự nhiên như là một điều hết sức quen thuộc, gần gũi!
Nhưng rồi, cuộc chiến ngày càng khốc liệt và sức khoẻ bị giảm sút, nên ý định vào thăm miền Nam của Bác không thực hiện được. Trong một bức thư gửi Trung ương Cục và Quân uỷ miền Nam (năm 1968), đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Các anh sắp bước vào giai đoạn chiến đấu chưa từng có trong cuộc chiến tranh giải phóng này. Đồng bào miền Nam đau khổ đã nhiều. Bác Hồ hết sức quan tâm theo dõi đợt chiến đấu sắp tới. Bác muốn đích thân vào miền Nam để động viên chiến sĩ, đồng bào, nhưng Bộ chính trị đề nghị Bác chưa nên đi vì cần giữ gìn sức khoẻ cho Bác. Tôi tha thiết mong rằng các đồng chí, cùng chiến sĩ, đồng bào miền Nam sẽ đem hết tinh thần và lực lượng vào trận đánh chiến lược này, giành thắng lợi to lớn nhất để sớm đón Bác vào thăm.”
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trên toàn miền Nam đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Quân và dân ta đã giáng những đòn sấm sét vào nhiều cơ quan đầu não của Mỹ – Nguỵ, “làm chấn động cả Lầu Năm Góc”, buộc địch phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pari. Năm đó, Bác không được vô thăm miền Nam và đến năm sau thì Người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng.
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không còn nữa, nhưng ngọn cờ của Bác, tư tưởng của Bác, thiên tài và đức độ của Bác vẫn đang từng ngày, từng giờ soi đường chỉ lối, dẫn dắt chúng ta đi. Trong tâm khảm của muôn triệu con Hồng cháu Lạc nói chung và của đồng bào miền Nam nói riêng vẫn mãi mãi ngân vang những câu hát của một thời đấu tranh oanh liệt: “Ai yêu miền Nam như tấm lòng của Bác/ Có mối tình nào thuỷ chung, son sắt như tấm lòng của Bác đối với đồng bào miền Nam…”./.
_________________________________
(1) Anh Sáu, tức đồng chí Lê Đức Thọ, Uỷ viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
(2) Anh Bảy, tức đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận