Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Không thể phủ nhận rằng, các nền tảng truyền thông xã hội (mạng xã hội) đã và đang tạo nên sự ảnh hưởng nhất định và làm thay đổi thói quen tìm kiếm, tiếp nhận thông tin của công chúng, đồng thời cũng làm thay đổi cách thức, vai trò của báo chí trong truyền thông và truyền thông đại chúng. Mạng xã hội trở nên phổ biến nhờ công nghệ số và sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (bigdata), từ đó, các kênh truyền thông xã hội trở nên phổ biến, được đông đảo người dùng tại Việt Nam và trên thế giới quan tâm, tạo tài khoản, sáng tạo nội dung, tương tác hàng ngày, thậm chí hàng giờ trên các nền tảng đó.
Theo công bố của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tính đến đầu năm 2024 có 78.44 triệu người đang sử dụng internet tại Việt Nam tương ứng với 79.1% dân số tiếp cận với internet, trong đó có tới 72.70 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương với 73.3 tổng dân số và 168,5 triệu kết nối di động tại Việt Nam đầu năm 2024, con số này tương đương với 169,8% tổng dân số (1). Cụ thể hơn đối với mạng xã hội facebook tại Việt Nam năm 2024 có đến 72.70 triệu người, Youtube là 63.00 triệu người, Instagram là 10.9 triệu người, Tiktok là 67.72 triệu người trên tổng dân số là 99.19 triệu người (2). Có thể thấy, truyền thông xã hội trử nên phổ biến để truyền tải và thu hút công chúng đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đếu cả nội dung và cấu trúc của báo chí, của tác phẩm báo chí và quy trình sản xuất báo chí.
Nhìn từ góc độ báo chí cho thấy, truyền thông xã hội không đơn thuần là kênh phân phối tin tức, nó còn là nguồn tin rộng khắp, đa chiều và nhanh chóng, đặc tính tương tác cao do đó, cũng có khả năng mang tính xác thực, song cũng là “vấn nạn” khi tin giả, tin xấu độc tràn lan trên các nền tảng truyền thông xã hội. Do đó, báo chí và nhà báo cần thể hiện rõ vai trò và tìm cách thích ứng, chuyển hoá, đổi mới đảm bảo tính toàn vẹn, trung thực, độ tin cậy của báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số và truyền thông xã hội phát triển.
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động sản xuất báo chí
Khảo sát thực tiễn ở một số cơ quan báo chí cho thấy, sự phát triển của truyền thông xã hội đã làm thay đổi quy trình sản xuất tin tức một cách rõ rệt. Các thông tin được cập nhật nhanh chóng hơn, đa chiều hơn và mang tính “thời sự” cao hơn. Thay vì chỉ đưa vào nguồn tin do các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên tự khai thác, nhà báo, cơ quan báo chí giờ đây có thể sử dụng các nguồn tin từ truyền thông xã hội để thu thập tin tức và tiến hành sản xuất tin tức. Các nguồn tin này có thể được thu thập trực tiếp trên các kênh mạng xã hội, từ các thành viên, người dùng mạng xã hội, các nhân vật có sức ảnh hưởng hoặc cộng đồng trực tuyến nói chung. Mỗi ngày, mỗi giờ lại có thêm hàng trăm ngàn cộng đồng, hội nhóm kết nối trên các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tri thức hay các vấn đề mà họ quan tâm.
Có thể nhận thấy, truyền thông xã hội đã có những ảnh hưởng nhất định đến quy trình sản xuất báo chí, là cú hích, tác nhân trực tiếp tạo ra những thay đổi đột biến trong hoạt động sản xuất báo chí dựa trên các thuật toán, các tính năng của truyền thông xã hội như sau:
Nguồn tin đa dạng: Trên các nền tảng truyền thông xã hội, nhà báo có thể khai thác hàng triệu thông tin phong phú của người dùng trên toàn cầu. Hơn nữa, với sự phát triển của AI, các công cụ hỗ trợ trực tuyến thì rào cản ngôn ngữ cũng được tháo bỏ trên nền tảng truyền thông xã hội, các tính năng thông dịch cơ bản chuẩn xác cho những thông tin được đăng tải và người dùng dễ dàng sử dụng tính năng dịch sang ngôn ngữ mong muốn. Chính những kho thông tin rộng lớn, kết nối phẳng toàn cầu và các tiện ích của công nghệ số trong truyền thông xã hội có thể giúp các toà soạn, phóng viên nhanh chóng xác định và tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, cập nhật chính xác thông tin theo thời gian thực của diễn tiến sự kiện đang diễn ra trong điều kiện phi địa giới, địa lý, khoảng cách.
Gia tăng tốc độ đưa tin: là nền tảng mở, cho phép người dùng chủ động cập nhật tin tức, tổ chức phân phối nội dung tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo cùng khó dữ liệu lớn, truyền thông xã hội cung cấp thông tin rộng khắp, miễn là các thông tin này tuân thủ quy tắc người dùng do nền tảng đó quy định. Đây là lợi ích, nhưng cũng là áp lực cho các phóng viên, nhà báo và các cơ quan báo chí khi phải đảm bảo thông tin xuất bản trên sản phẩm của mình cạnh tranh được về tốc độ, tính chính xác và sự sâu sắc, chính thống. Đồng thời, ngoài tốc độ, báo chí còn phải khắc phục được những thách thức trong việc đảm bảo tính toàn diện, đa chiều của thông tin được cập nhật.
Tăng cường sự tham gia của công chúng trong tác phẩm báo chí: với đặc tính cho phép cá nhân tham gia sản xuất nội dung, trên truyền thông xã hội mỗi phút có hàng triệu thông tin được chia sẻ, đăng tải, lan truyền và đặc biệt là cho phép công chúng tương tác tức thì, theo thời gian thực với các thông tin đưa ra. Tính năng này tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của “báo chí công dân”, nơi mà công chúng đóng vai trò như những người thu thập, truyền tải, cập nhật tin tức để trở thành nguồn tin tin cậy cho phóng viên, nhà báo xây dựng tác phẩm báo chí dưới sự tham gia của công chúng trên truyền thông xã hội.
Ảnh hưởng đến cấu trúc nội dung báo chí
Tiêu đề ngắn gọn và hấp dẫn: Với tính năng và các thuật toán mới, các nền tảng mạng xã hội cho phép và ưu tiên phân phối những nội dung có tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn, khả năng hiện thị tiêu đề cũng ngắn (Twitter và Facebook… hiển thị tối đa 6 dòng đầu tiên của nội dung (content), ưu tiên phân phối hình ảnh kèm chữ chiếm khoảng 25%).
Do đó, để thu hút công chúng tiêu đề cần ngắn gọn và hấp dẫn, đi thẳng vào vấn đề. Với đặc tính này, báo chí truyền thống đã phải thích nghi bằng cách tạo ra những tiêu đề phù hợp với xu hướng này để đảm bảo tin tức được chia sẻ nhiều hơn. Sapo cũng được lựa chọn làm nội dung chính của tin bài và phần diễn giải, minh chứng được nằm trong bài viết. Các tiếp cận vấn đề của báo chí cũng mới mẻ hơn, hấp dẫn người đọc hơn bằng những câu chuyện, nhưng cách thức thể hiện đa dang, sinh động, rõ nét hơn ngay từ những dòng đầu tiên của bài báo.
Trên báo dantri.com.vn ngày 31/10/2024 đưa một loạt các tin ở trang thứ 2 gồm tiêu đề và trích sapo ngắn gọn, mạch lạc thẳng vào vấn đề giúp người đọc nắm bắt được ngay thông tin cần thiết. Cụ thể, tiêu đề bài viết “Bán hơn 44.000 ô tô VinFast, Vingroup lập kỷ lục mới về doanh thu”, trích sapo là: “Doanh thu thuần gần 63.000 tỷ đồng của Vingroup trong quý III vẫn chủ yếu từ bất động sản…”. Như vậy, chỉ cần thông qua tiêu đề và một đoạn ngắn của sapo, độc giả đã nắm bắt được các thông tin quan trọng là lập kỷ lục về doanh thu, bán được 44.000 chiếc xe ô tô, có tổng doanh thu thuần gần 63.000 tỷ và doanh thu này đến từ bất động sản. Tương tự ở các bài báo khác cũng được hiển thị với cách thức tương tự để thu hút sự quan tâm, tìm đọc của công chúng.
Nội dung trực quan: Định dạng báo chí đa phương tiện đã trở nên quan trọng hơn trong nội dung mỗi tác phẩm báo chí. Các bài báo không dừng lại ở phần text, hình ảnh mà còn được tích hợp video, đồ hoạ, voice, podcast, sơ đồ, infogaphic… đáp ứng nhu cầu nghe, xem, đọc, hiểu nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn của công chúng. Điều này cũng tạo nên các xu hướng mới, cập nhật liên tục thông tin toàn thế giới bởi lượng thông tin “va đập” vào thị giác, vào nhận thức của công chúng ngày một nhiều. Do đó, đã tạo ra một lớp người dùng truyền thông xã hội ưa thích các nội dung dễ tiêu thụ và truyền đạt nhanh chóng. Điều này buộc các tòa soạn phải điều chỉnh cách trình bày thông tin mới, lạ, cuốn hút, trực quan để đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Tương tác trực tiếp theo thời gian thực: Trước đây, báo chí truyền thống là kênh thông tin một chiều, không có sự tương tác, bình luận, phản biện theo thời gian thực của công chúng. Mạng xã hội thì khác, các nền tảng này cho phép, khuyến khích các bình luận trực tiếp theo thời gian thực với mỗi thông tin đưa ra một cách “tức thì”. Đây cũng là cách để truyền thông xã hội thu hút người dùng và quyết định có phân phối rộng rãi hơn các nội dung thông tin đăng tải hay không. Truyền thông xã hội cũng cho phép người dùng khoanh vùng, định dạng công chúng khi đưa ra các tính năng lựa chọn công chúng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính, địa điểm. Chính từ đó, báo chí đã mở ra những tính năng mới như đánh giá chất lượng bài báo, bình luận về nội dung, hình thức, thể hiện sự yêu thích, đồng tính hay phản bác lại quan điểm mà bài báo đưa ra. Bên cạnh đó, báo chí cũng có thể thực hiện định danh, đăng ký chân dung độc giả trên nền tảng phân phối nội dung của mình.
Đồng thời, khi phân phối nội dung báo chí trên truyền thông xã hội, các nền tảng này cũng sẽ cung cấp cơ hội cho nhà báo tương tác trực tiếp với độc giả thông qua bình luận, chia sẻ và phản hồi. Điều này không chỉ giúp tăng sự gắn kết với độc giả mà còn giúp các nhà báo hiểu rõ hơn về mối quan tâm của công chúng, từ đó định hướng nội dung phù hợp.
Hình thành các loại hình báo chí mới
Báo chí số: Là loại hình phát chí phát triển mạnh mẽ trên môi trường Internet, báo chí số xuất hiện khi các nền tảng kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, nội dung báo chí được sản xuất và phân phối trên các kênh số dưới hình thức điện tử thay vì các bản in truyền thống. Không dừng lại ở website, báo chí số còn được phân phối đa dạng trên các thiết bị di động và các kênh truyền thông xã hội. Do phân phối nội dung trên môi trường số, báo chí số dễ dàng ứng dụng các công cụ phân tích, tổng hợp, đánh giá thị hiếu công chúng để đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược phát triển, định vị công chúng, nội dung phục vụ mục đích của cơ quan báo chí, đặc biệt là hoạt động kinh tế báo chí. Quan sát cho thấy những tờ báo như The New York Times, The Guardian, hay tại Việt Nam là Zing News, VnExpress đều là những ví dụ tiêu biểu về việc phát triển báo chí số. Các bài báo không chỉ được xuất bản trên website mà còn được quảng bá qua mạng xã hội để tiếp cận lượng độc giả khổng lồ.
Báo chí đa phương tiện: Báo chí đa phương tiện với sự kết hợp văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và đồ hoạ trong việc trình bày nội dung thông tin của báo chí là bước đi mạnh mẽ của báo chí để thích ứng với sự phát triển của Internet, mạng xã hội. Báo chí đa phương tiện xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Instagram, facebook đã thu hút rộng rãi công chúng… Thay vì chỉ dựa vào văn bản, các bài báo giờ đây còn được nhúng các video phóng sự, podcast, đồ hoà, bản đồ tương tác, thể hiện quan điểm, cảm xúc độc giả cuối bài… cung cấp cái nhìn trực quan, đa chiều hơn, kéo công chúng gần hơn với báo chí.
Báo chí đa phương tiện giúp công chúng có thể tiêu thụ thông tin khi di chuyển trên phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.
Báo chí dữ liệu: Là loại hình báo chí tập trung vào việc thu thập, phân tích đánh giá và trực quan hóa dữ liệu để kể các câu chuyện phức tạp, đưa các con số, các dữ liệu thô cứng trở nên cuốn hút hơn thông qua các câu chuyện thực tế, các phân tích của chuyên gia.
Loại hình báo chí dữ liệu đưa ra góc nhìn và phản ánh chi tiết, đa chiều về các vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị và môi trường, khoa học kỹ thuật, đời sống, giáo dục, văn hoá, tri thức nhân loại… dựa trên những con số, số liệu và thống kê thực tế.
Báo chí dữ liệu sử dụng hiệu quả các công cụ như biểu đồ, các thông số, các bảng thông tin theo thời gian thực… được chia sẻ nhanh chóng giúp độc giả, công chúng nắm bắt, tiếp nhận và cảm thụ thông tin phức tạp một cách đơn giản hơn, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, thu hút hơn sự quan tâm của công chúng.
Trong các cuộc bầu cử, các cơn bão, các hoạt động dự báo thị trường chứng khoán hay trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 hoăc các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu… báo chí dữ liệu đóng vai trò quan trọng giúp công chúng dễ dàng tiếp cận các vấn đề, các khả năng khủng hoảng hay kết quả theo diễn tiến sự kiện. Các bài viết thường đi kèm biểu đồ, bản đồ, và các công cụ phân tích tương tác để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bối cảnh và các xu hướng đang diễn ra.
Báo chí tri thức: Đây là khái niệm mới xuất hiện gần đây. Báo chí tri thức tập trung vào những thông tin phân tích chuyên sâu, những kiến thức chuyên môn, những thành tựu mới, những bài viết có tính bao quát, toàn diện về các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội và rút ngắn khoảng cách tiếp cận tri thức nhân loại, phố biến rộng rãi tri thức nhân loại trên môi trường báo chí, đặc biệt là báo chí số. Ở báo chí tri thức, thay vì công bố các kết quả nghiên cứu, phản ánh các sự kiện bài báo sẽ giải thích rõ các hiện tượng, các kiến thức, giúp công chúng hiểu về quá trình, tiến trình diễn biến sự việc, từ đó hiểu sâu sắc các sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Trong khi truyền thông xã hội thực hiện vai trò phản ánh tin tức, truyền thông tin nhanh về các sự kiện diễn ra đến công chúng qua các nền tảng số cũng như các thuật toán và công nghệ trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu lớn để tối ưu hoá quá trình tiếp cận, cá nhân hoá thông tin, thực hiện các hoạt động đo kiểm thông tin, thì báo chí tri thức là dạng báo chí chuyên sâu, chất lượng cao để thu hút độc giả chuyên biệt.
Có thể trong tương lai, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, AI báo chí còn có thể tự động xây dựng tin bài đa phương tiện dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo và các thuật toán tự động. Khi đó, phóng viên trở thành những nhà kiểm duyệt nội dung; những bài tường thuật sự kiện, những video trực tiếp phản ánh các giải thể thao, các hội nghị… có thể được AI xử lý nhanh gọn, đưa đến công chúng với chất lượng như của báo chí đương đai.
Truyền thông xã hội tạo nên những thách thức đối với báo chí truyền thống
Các nền tảng truyền thông xã hội có cơ hội phát triển mạnh ở Việt Nam, thu hút đông đảo người dùng và mang lại nhiều cơ hội mới cho báo chí phát triển, song, truyền thông xã hội cũng mang đến nhiều thách thức cho báo chí.
Tin giả (fake news): Đây được coi là vấn nạn trên các nền tảng truyền thông xã hội. Từ những tính năng, những thuật toán trong truyền thông xã hội khiến các thông tin giả mạo có cơ hội lan truyền nhanh chóng, gây nhiễu loạn dư luận xã hội và đánh mất sự tin cậy của công chúng vào thông tin. Đây là thách thức lớn cho các toà soạn, các cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo khi tìm kiếm, lựa chọn thông tin, nguồn tin chính xác từ truyền thông xã hội để làm cơ sở xây dựng tin bài cho báo chí.
Chống phá của thế lực thù địch: Những thông tin sai lệch, xuyên tạc hoặc nhạy cảm bị lan truyền rộng rãi, gây hoang mang dư luận và tạo ra những hệ quả tiêu cực đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân liên quan. Truyền thông xã hội là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch, chống phái tạo ra các nguy cơ khủng hoảng. Qua mạng xã hội, các thông tin này dễ dàng bùng phát và lan rộng chỉ trong vài giờ, hoặc thậm chí vài phút, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, TikTok, YouTube và các ứng dụng nhắn tin. Truyền thông xã hội vừa là công cụ hữu ích trong kết nối, tương tác, tiếp nhận phản biện xã hội nhưng cũng là nơi thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Bằng những thủ đoạn mới tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn chúng có thể xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng của Nhà nước gây hoang mang dư luận, mất niềm tin cho người dân. Từ những hành vi này, đòi hỏi báo chí phải tỉnh táo, cân nhắc khi tiếp cận thông tin, phân tích và tăng cường vai trò định hướng dư luận cho công chúng.
Kinh tế báo chí: Trong điều kiện truyền thông xã hội nở rộ, tạo ra các công cụ trong tiếp cận khách hàng mới cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, với những tính năng được trí tuệ nhân tạo AI tiếp nhận, xử lý và phát triển phục vụ ngành công nghệ quảng cáo, maketing số, quan hệ công chúng. Các mô hình kinh doanh, hoạt động kinh tế báo chí bị tác động trực tiếp. Do đó, báo chí phải thay đổi toàn diện để tăng khả năng tiếp cận, duy trì, phát huy thế mạnh, thu hút độc giả bằng nội dung chuẩn xác, hình thức mới lạ, hiện đại và lợi thế riêng có, như vậy mới có thể đảm bảo độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh tế báo chí.
Sự phụ thuộc vào nền tảng truyền thông xã hội: Các tòa soạn báo chí ngày nay phụ thuộc nhiều vào các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Google để tiếp cận độc giả. Nhiều cơ quan báo chí, truyền hình tổ chức livestream, phát các nội dung trực tuyến, trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút công chúng. Đây cũng được coi là sáng tạo và đổi mới, song nếu không thông thái và ứng dụng linh hoạt, có thể dẫn đến các nội dung trên truyền thông xã hội làm mờ kênh báo chí “gốc” của toà soạn và giảm tính độc lập, giảm khả năng kiểm soát nội dung báo chí, tăng sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội trong phân phối nội dung và tiếp cận công chúng.
Giải pháp và thích ứng
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ, báo chí truyền thống cần thực hiện một số giải pháp:
Đảm bảo nguồn lực: Nhân sự báo chí phải đủ giỏi, đủ mạnh, đủ sáng suốt để thực hiện các nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Các toà soạn cần có lực lượng phóng viên, nhà báo có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số, độc lập trong tác nghiệp và sáng tạo tác phẩm, có tư duy nhạy bén, sẵn sàng học tập, tiếp thu để trở thành nhà báo số, nhà báo đa phương tiện, biết cách lựa chọn, phát triển tác phẩm báo chí đa phương tiện trên môi trường số.
Phát triển nội dung chất lượng: Nội dung chất lượng cao, câu chuyện báo chí hấp dẫn với dữ kiện, số liệu tin cậy, mang hàm lượng thông tin tốt, khả năng phân tích, đánh giá sự kiện sắc bén của báo chí là sự thu hút mãnh liệt nhất với công chúng. Việc phát triển và đổi mới nội dung báo chí luôn là cần thiết để tiếp cận đa dạng công chúng cũng như gia tăng khả năng phát triển của tờ báo.
Đảm bảo nguồn lực tài chính trong bối cảnh tự chủ: Kinh tế báo chí và nguồn lực tài chính là một trong các vấn đề trụ cột cho việc thực hiện đổi mới, nâng cao năng lực phóng viên, hạ tầng công nghệ và các điều kiện kỹ thuật nhằm xây dựng nội dung, hình thức báo chí bắt kịp xu hướng thế giới và có khả năng cạnh tranh vượt trội so với truyền thông xã hội.
Tăng cường kiểm soát và kiểm chứng thông tin: Khi truyền thông xã hội trở thành nguồn tin đa dạng, được nhiều công chúng đón đọc thì các tòa soạn cần chú trọng vào việc xác thực thông tin, sử dụng các công cụ và quy trình kiểm chứng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của tin tức, tránh bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch. Phân biệt rõ ràng các thông tin chất lượng và thông tin xấu độc trong bối cảnh tình hình an ninh phi truyền thống và an ninh mạng trở nên ngày càng phức tạp. Nhà báo chí cần tỉnh táo, tránh bị lợi dụng bởi các thông tin xấu độc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Đẩy mạnh phát triển các nền tảng số chuyên biệt điều này giúp phục vụ phát triển báo chí số, báo chí đa phương tiện, báo chí dữ liệu, báo chí tri thức, đồng thời giúp giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội và tự chủ trong sản xuất, phân phối nội dung đa dạng, sáng tạo, hợp thị hiếu, nhu cầu của công chúng số.
Kết luận
Truyền thông xã hội đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến nội dung báo chí, thay đổi cách thức thu thập, sản xuất, và phân phối tin tức. Dù mang lại nhiều lợi ích và cơ hội mới, nó cũng tạo ra không ít thách thức đối với báo chí truyền thống. Để thích ứng, các tòa soạn và nhà báo cần nâng cao kỹ năng, phát triển chiến lược mới, và chú trọng hơn đến trách nhiệm xã hội trong việc cung cấp thông tin chính xác và có trách nhiệm. Sự hợp tác giữa truyền thông xã hội và báo chí truyền thống có thể mở ra những hướng đi mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí trong kỷ nghiên công nghệ số, mở ra những cơ hội mới cho báo chí phát triển mạnh mẽ và kiến tạo giá trị cho xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, tri thức, văn hoá và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng, của Nhà nước và của Nhân dân./.
____________________________________
(1), (2) Những con số về Digital tại Việt Nam năm 2024 mà bạn phải biết, công bố ngày 29/05/2024 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) https://vecom.vn/nhung-con-so-ve-digital-tai-viet-nam-2024-ma-ban-phai-biet
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang. Bài báo khoa học: Một số yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó và giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia trong thời gian tới. Trích từ kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”, mã số KX.04.32/21-25, thuộc Chương trình Nghiên cứu Khoa học Lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị chủ trì.
2. Tạ Ngọc Tấn (2020), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
3. Phan Văn Kiềm, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu (2016), Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
- Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kỷ niệm 70 năm Báo ảnh Việt Nam (15/10/1954 - 15/10/2014): Chuyện phiếm với nhóm "G7" làm Báo ảnh Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
- 4 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 5 Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
- 6 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng được quan tâm. Công nghệ AI tăng khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành báo chí, truyền hình. Các đơn vị sản xuất truyền hình hiện nay đang phải nhanh chóng thích ứng với môi trường số, chuyển từ sản xuất truyền thống sang các quy trình hiện đại và hiệu quả hơn. Công nghệ AI không chỉ mang lại tốc độ và hiệu quả trong sản xuất chương trình truyền hình mà còn mở ra cơ hội sáng tạo và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ người làm báo chí.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Bình luận