Xây “thế trận lòng dân” trong đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Bài 1: Những "cán bộ trên cây" và bài học "dân là gốc"
Quá trình tìm hiểu tình hình ở cơ sở, chúng tôi biết thêm cụm từ khá mới, đó là “cán bộ trên cây”. Cụm từ mà đồng bào dùng để ám chỉ một số cán bộ làm công tác vận động tuyên truyền nhưng theo lối một chiều, nội dung chung chung, đại khái. Lối tuyên truyền "qua loa" đó khiến nhiều chủ trương, đường lối của Đảng không đến được với dân, các chính sách mới ưu tiên cho đồng bào DTTS chưa được giải thích rõ ràng, thấu đáo nên đồng bào DTTS băn khoăn, trăn trở, thậm chí bức xúc...
Đồng bào không tin “cán bộ trên cây”
Tháng 9, khí hậu Tây Nguyên mát lành, dễ chịu, bởi những cơn mưa. Trong ngôi nhà đơn sơ trên phố Trường Sơn (phường Yên Thế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), trò chuyện với chúng tôi, Trung tướng Nguyễn Thành Út, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 5 cho biết: “Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động ra sức chống phá bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm, thâm độc, chúng dùng kế lừa mị dân, kích động đồng bào DTTS tụ tập, gây rối, vượt biên trái phép... Tuy nhiên, công bằng mà nói một phần cũng do yếu kém từ trong nội bộ của chúng ta. Đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện xa dân, thiếu sâu sát bám nắm cơ sở...”.
Tây Nguyên có 54 dân tộc cùng sinh sống, dân số khoảng hơn 5,7 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS chiếm 33%. Các cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện KT - XH gặp nhiều khó khăn... Một bộ phận đồng bào DTTS còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa chịu khó lao động, sinh hoạt chưa tiết kiệm... Theo đó, Trung tướng Nguyễn Thành Út cho rằng: Một khi “cái chữ trong đầu” chưa nhiều, “hạt cơm trong bụng” có lúc còn thiếu, mà các cấp chính quyền chưa lo được cho dân, thì các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền “tấn công trực diện” vào cái bụng của đồng bào, thì đồng bào DTTS dễ nghe theo và làm theo để họ “có cái ăn, cái mặc” là điều dễ hiểu...
Trò chuyện với các đồng chí trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, chúng tôi được biết thêm một cụm từ khá mới, đó là “cán bộ trên cây”. Sở dĩ đồng bào DTTS gọi “cán bộ trên cây” là họ dùng để ám chỉ một số cán bộ ở cơ sở tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng thông qua hệ thống loa phát thanh, được treo trên những cây cao, trụ điện ở các buôn, làng... Thực chất, đây là một trong những phương pháp tuyên truyền cơ bản ở cơ sở, mà đến nay vẫn được các địa phương trong cả nước vận dụng.
Tuy nhiên, tại sao đồng bào DTTS Tây Nguyên lại gọi là “cán bộ trên cây”? Theo giải thích của một số cán bộ địa phương, cách gọi này thể hiện thái độ không hài lòng của đồng bào về thực trạng cán bộ làm công tác vận động tuyên truyền theo lối áp đặt một chiều. Cách tuyên truyền như vậy sẽ không trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với đồng bào để nghe họ nói gì, đề xuất những vấn đề gì? Mặt khác, cán bộ tuyên truyền phần lớn là người Kinh, không thông thạo tiếng đồng bào DTTS nên việc truyền tải nội dung tuyên truyền chung chung, qua loa, đại khái. Vì vậy, phần lớn đồng bào DTTS sẽ không hiểu; hoặc có hiểu thì cũng không tường tận. Chính cách tuyên truyền “qua loa” ấy mà nhiều chủ trương, đường lối của Đảng chưa đến được cụ thể với dân, nhiều chính sách mới ưu tiên cho đồng bào DTTS; nhiều chủ trương mới về giao đất, giao rừng, giao khoán sản phẩm... chưa được giải thích rõ ràng, thấu đáo nên đồng bào DTTS sinh ra băn khoăn, trăn trở.
Giải thích về vấn đề này, đồng chí Tống Thới Mốc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai cho rằng, khi đồng bào chưa có thông tin chính thống, cũng không có điều kiện bày tỏ, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, nên những trăn trở, bức xúc dần “tích tiểu thành đại”, sinh ra những phản ứng tiêu cực khó kiểm soát và dần hình thành các điểm nóng trong dư luận và cộng đồng. Thậm chí, ngay cả khi các thế lực phản động dùng nhiều thủ đoạn tinh vi mua chuộc, lôi kéo đồng bào, thì công tác tuyên truyền, giáo dục của hệ thống chính trị cơ sở cũng không kịp thời nhận diện những âm mưu, thủ đoạn ấy.
Bằng các chiêu trò bôi nhọ, kích động, các phần tử xấu hướng vào kích động mâu thuẫn giữa đồng bào DTTS với người Kinh, giữa đồng bào với chính quyền. Chúng tung “hỏa mù” rằng, Đảng giờ đã xa dân, Trung ương chỉ chăm lo đến người Kinh, mà quên đi công lao của đồng bào Tây Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Chính điều đó, tạo ra sự lệch chuẩn nghiêm trọng nhận thức của bà con đồng bào DTTS, nhen nhóm những ngọn lửa kích động chống phá chính quyền.
Qua khảo sát, trao đổi trực tiếp với những người đứng đầu cấp xã, huyện của các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum... các ý kiến đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác tuyên truyền theo lối một chiều trước hết bắt đầu từ phía đội ngũ cán bộ cơ sở, nhưng phần khác lại xuất phát từ chính những yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Nhìn chung, công tác bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tiến hành công tác giáo dục, tuyên truyền nói riêng, công tác vận động quần chúng nói chung vẫn chưa được các cấp quan tâm đúng mức; nhiều nơi còn phó thác cho cán bộ cơ sở, bỏ ngỏ trận địa tư tưởng. Bởi thế, khi tình huống xảy ra, nhiều cán bộ ở các cấp gặp không ít lúng túng trong xử lý. Việc quan tâm, theo dõi, làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết đơn thư, khiếu nại; nhất là đôn đốc chỉ đạo xử lý vấn đề bức xúc trong đồng bào dân tộc còn chậm, thiếu dứt điểm, một số vụ việc còn để tồn đọng, kiến nghị vượt cấp, việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở hạn chế, tình hình an ninh nông thôn nói chung và trong vùng dân tộc nói riêng còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp...
Bài học từ đất, rừng và văn hóa
Làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắc Lắc, chúng tôi cứ nhớ mãi câu nói của đồng chí Nguyễn Cảnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắc Lắc: “Người cán bộ dù ở cương vị nào cũng phải thấm nhuần bài học “lấy dân làm gốc”, xa dân là mất tất cả. Chính tác phong xa dân đã tự nó tạo khoảng cách vô hình giữa cán bộ với đồng bào DTTS. Và như thế thì cán bộ sẽ không còn là điểm tựa, chỗ dựa niềm tin của đồng bào DTTS nữa”...
Trong những năm qua, việc triển khai các chính sách về giao đất, giao rừng, khoán sản phẩm, khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa đồng bào với cán bộ cơ sở, giữa người DTTS với người Kinh, giữa nhân dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã... nhưng chưa được giải quyết triệt để đã hình thành điểm nóng trong cộng đồng. Đất đai và tài nguyên rừng là những tư liệu sản xuất, nguồn sống đã gắn bó thiết yếu với đồng bào các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Thiếu đất sản xuất và nguồn sống từ rừng, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của đồng bào, do vậy sẽ có tác động trực tiếp đến tình hình an ninh nông thôn vùng DTTS ở Tây Nguyên, là nhân tố gây mất đoàn kết giữa các dân tộc.
Thời gian gần đây, tình trạng một số hộ dân đồng bào DTTS ở xã Nâm Nung, huyện Krông Nô (Đắc Nông) dựng lán trại đòi lại phần đất mà họ đã đóng góp vào Công ty TNHH MTV Nam Nung (Công ty Nam Nung) từ 20 năm trước khiến tình hình trở nên phức tạp. Thực chất, Công ty Nam Nung cũng có nhiều sai phạm; trong suốt thời gian dài, do sản xuất, kinh doanh thua lỗ và để xảy ra tranh chấp đất đai với hàng trăm hộ dân. Thực tế đó chứng tỏ, việc giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc về đất, rừng đối với đồng bào các DTTS có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giảm bớt các xung đột, tránh được nguy cơ tiềm ẩn, khó lường về các cuộc gây rối, chống đối chính quyền-mà còn tạo ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS ở Tây Nguyên nói riêng và đồng bào DTTS trên phạm vi cả nước nói chung.
Trân trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định cả trong nhận thức và hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Chính những hạn chế chủ quan này của cán bộ cùng với sự tác động của cơ chế thị trường khiến diện mạo của một số buôn, làng còn rất ít bóng dáng của nhà rông, các bản sắc văn hóa độc đáo và vốn quý có nguy cơ ngày càng mai một...
Tất cả những hiện tượng đó làm mất dần bản sắc văn hóa tộc người, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên. Một thực tế khác cũng cần nhận rõ, ấy là, việc quản lý, sử dụng các nhà văn hóa cộng đồng ở nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên rất lãng phí. Tỉnh Đắc Nông có 133 nhà văn hóa cộng đồng tại các thôn, buôn, bon song có đến 70/133 (chiếm 52,63%) nhà văn hóa xuống cấp, hư hỏng. Tương tự, tỉnh Đắc Lắc hiện đã xây dựng mới hơn 570 nhà văn hóa cộng đồng ở 605 buôn, bon, nhưng có tới gần 60% nhà văn hóa cộng đồng ở các thôn, buôn đồng bào DTTS hoạt động trung bình hoặc yếu kém.
Lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà văn hóa cộng đồng hoạt động kém hiệu quả như hiện nay, già làng Ama Ne, ở Buôn Mấp, thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắc Lắc) giải bày: “Nhà văn hóa cộng đồng ở các buôn làng, được Nhà nước đầu tư xây dựng thì to, đẹp đấy, nhưng không phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào Ê Đê nên bà con không ai đến sinh hoạt... ”.
Thực tế phần lớn các nhà văn hóa cộng đồng ở Tây Nguyên đều được đầu tư xây dựng khá rộng rãi, hoành tráng, nhưng thiếu các thiết chế, trang thiết bị... nên hoạt động kém hiệu quả, nhanh xuống cấp, hư hỏng nặng...
(Còn nữa)
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 16.9.2021
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận