Báo chí - Công cụ đắc lực trong thông tin phòng, chống Covid-19
Trong những ngày giãn cách xã hội trên cả nước, nhưng các nhà báo vẫn không được nghỉ. Họ vẫn phải tiếp tục dòng chảy thông tin để đáp ứng nhu cầu của công chúng muốn tìm hiểu về diễn biến của dịch bệnh, về các kết quả nghiên cứu y học chữa bệnh, về sự ứng phó của chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm như thế nào...
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các nhà báo đã thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc tác nghiệp nhanh nhạy, kịp thời, vừa bảo đảm an toàn cho chính họ và cho các đồng nghiệp. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự tích cực của báo chí trong việc hỗ trợ chính phủ truyền tải thông tin chính xác đến cho người dân, làm tăng niềm tin của xã hội, của người dân đối với báo chí trong mùa dịch. Ông cho biết mỗi ngày có từ 7-10 nghìn tin, bài trên báo chí với số lượng từ 20- 30 triệu lượt người đọc báo.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, giá trị căn bản của báo chí được thể hiện rất rõ nét như là thông tin có chứng thực và vì lợi ích cộng đồng. “Chỉ trong các tình huống đặc biệt, nhất là khi có khó khăn, các giá trị đích thực mới được nhìn thấy”(1) (Đức Huy 2020).
Để tìm hiểu về việc báo chí Việt Nam là công cụ đắc lực của chính phủ trong chiến dịch tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho toàn thể nhân dân, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung đối với các bài viết về Covid-19 có trên 3 tờ báo điện tử gồm: VnExpress, Vietnamnet và Tuổi Trẻ trong thời gian khảo sát từ đầu tháng 1-3/2020.
Lý do chọn 3 báo điện tử này vì đây là những tờ báo có số người truy cập lớn và trong mùa dịch số lượng người theo dõi báo điện tử tăng mạnh. Nhóm tác giả sử dụng công cụ Google Advanced Search và thu thập được 3.412 bài báo đưa tin về Covid-19 trên 3 tờ báo. Sau khi phân tích nội dung, có thể rút ra một số vấn đề sau:
Số lượng bài đưa tin về Covid-19 chiếm tỉ lệ rất cao. Trong 3 tháng đầu năm 2020, số bài đưa tin về Covid-19 trong tháng 1/2020 có tỉ lệ thấp hơn tháng 2 và 3/2020. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, do thời điểm tháng 1, dịch bệnh mới bắt đầu ở Việt Nam với tỉ lệ người nhiễm thấp, vì vậy thông tin về chủ đề này chưa cao.
Trong số 685 bài báo được lựa chọn, có 238 bài báo đưa tin về tình hình diễn biến dịch bệnh (số ca mắc mới, số ca tử vong); 317 bài đưa về sự ứng phó của Chính phủ và cơ quan của Chính phủ, còn lại là tin, bài đưa về thông tin y khoa của dịch bệnh và các thông tin liên quan khác. Trong nội dung đưa tin về diễn biến dịch, các báo chủ yếu tập trung đưa tin về các ca nhiễm mới hoặc các ca tử vong. Các thông báo về ca nhiễm mới tại Việt Nam đều là con số do Bộ Y tế chính thức công bố.
Ngay từ giai đoạn đầu khi có dịch, báo chí Việt Nam đã đưa tin kịp thời và chính xác về ca nhiễm mới và diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam. Việc cung cấp thông tin kịp thời và minh bạch của cơ quan chức năng đã giúp báo chí thông tin nhanh chóng tới người dân và tạo sự tin tưởng của người dân với thông tin của Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Bài báo “3 người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus corona” (Thu Hằng 2020)(2) là một ví dụ điển hình về việc Việt Nam công khai có ca nhiễm bệnh đầu tiên ngay từ những ngày đầu. Bài báo ghi rõ: “Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo, tính đến 15h20 hôm nay, theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đã phát hiện 3 người Việt Nam nhiễm Virus Corona”.
Ứng phó của Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ. Trong số 685 bài báo chọn lọc ngẫu nhiên có 317 bài về phản ứng của xã hội về Covid-19. Trong đó, có 124 bài (chiếm 59,9% ) thể hiện sự tích cực của báo chí trong việc đưa tin liên quan đến sự ứng phó của Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Các bài báo đưa tin về chỉ đạo, chính sách, quan điểm của Chính phủ, chủ yếu bàn đến các vấn đề sau:
Thứ nhất, các văn bản và phát ngôn chỉ đạo, các quyết định, chính sách của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ đối với việc phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, công bố dịch, cách ly và các khuyến cáo đối với người dân, bộ ngành để phòng chống dịch hiệu quả.
Ngoài ra, các văn bản và phát ngôn chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về việc khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, là tấm gương trường hợp điển hình phòng chống Covid-19 cũng như những văn bản, phát ngôn chỉ đạo xử lý cá nhân, tập thể có sai phạm trong dịch bệnh Covid-19.
Ví dụ: bài báo “Thủ tướng công bố dịch nCoV” (Viết Tuân 2020)(3) đưa thông tin: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona (nCoV) tại Việt Nam, chiều 1/2.” Ngoài ra, còn một số bài báo như: “Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Việt Nam đã kiểm soát được dịch”(4) (Lan Anh, Thùy Dương 2020) hay “Thủ tướng kêu gọi không kỳ thị người nhiễm nCoV” (5) (Viết Tuân 2020).
Thứ hai, các biện pháp ứng phó, các quy định cụ thể của các bộ ngành liên quan đối với dịch bệnh như các cơ quan bộ ngành ở cấp Trung ương gồm: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công An; ở cấp địa phương gồm: Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo... Đặc biệt, trong đó có các khuyến cáo y tế và biện pháp chống dịch của Bộ Y tế cũng như các chính sách thúc đẩy công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ví dụ: “Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần tích trữ lương thực”(6) (Thúy Hạnh, Nguyễn Liên 2020). “Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho học sinh 3 tỉnh nghỉ học”(7) (Dương Tâm 2020). “Một số đối tượng phản động xuyên tạc về dịch Virus Corona ở Việt Nam” (T. Nam 2020)(8)
Thứ ba, các biện pháp ứng phó của các tỉnh thành địa phương có dịch hoặc có người nhiễm bệnh. Cụ thể bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Thanh Hoá... Chủ yếu liên quan đến việc khoanh vùng, cách ly những người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Ví dụ bài “Chủ tịch Hà Nội: “Có lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện Bạch Mai’(9) (Xuân Long 2020).
Trong phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (CDC) tại cuộc họp giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch vào ngày 10/4/2020 đã được đăng tải rộng khắp trên các báo từ Trung ương và địa phương, nhấn mạnh báo chí góp một phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bởi chưa bao giờ thông tin về tình hình dịch bệnh đầy đủ, minh bạch, đồng loạt như lần này. Bên cạnh việc đưa tin, báo chí còn có nhiều bài phân tích sâu sắc, nhiều phóng sự đi vào lòng người.
Hầu hết các tin bài trên báo đều đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt và hiệu quả trong công tác chỉ đạo của Đảng và Chính phủ triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch; phản ánh khách quan sự chủ động, hiệu quả trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế và các cơ quan có trách nhiệm.
Qua đó, khích lệ được toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an và nhân dân đồng lòng, quyết tâm và trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ; tin tưởng vào công tác chỉ đạo và triển khai phòng chống dịch của các cấp chính quyền. Qua các kênh thông tin báo chí, nhân dân cả nước hiểu đầy đủ, đúng các chính sách của chính phủ để chia sẻ, chung tay cùng trong công tác phòng chống dịch.
Trong bài báo nhan đề “Cách Việt Nam nỗ lực để giữ không có ca tử vong do Virus Corona chủng mới(10) ” trên trang điện tử CNN, tác giả Nectar Gan đã ca ngợi những nỗ lực của lãnh đạo Việt Nam và toàn thể người dân Việt Nam trong cuộc phòng chống thành công dịch bệnh.
Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của hệ thống truyền thông Việt Nam đã rất hiệu quả trong việc tuyên truyền giải thích cho người dân. Bên cạnh hệ thông báo chí truyền thống, các loa đài phát thanh phường, xã, các tấm pano, biểu ngữ trên đường phố, các mạng xã hội ở Việt Nam đã đều tích cực truyền thông cho người dân nhằm nâng cao nhận thức phòng chống dịch bệnh lây lan nguy hiểm này.
Cần phải nói rằng, sự hoạt động tích cực và hiệu quả của báo chí trên cả nước trong mùa dịch bệnh có được là do công tác cung cấp và định hướng thông tin chính xác và kịp thời của các cơ quan trách nhiệm như CDC Việt Nam, Bộ Y tế, các cấp, các ngành từ Trung ương xuống tới các địa phương.
Đây chính là hoạt động truyền thông chính phủ với mục đích nhằm truyền đạt và chia sẻ thông tin, giải thích các quyết định và hành động của chính phủ, thúc đẩy tính hợp pháp, bảo vệ các giá trị được công nhận của xã hội. Trong mùa dịch Covid-19, truyền thông chính phủ đã thông qua các cơ quan báo chí lan tỏa thông tin chính thống và tạo luồng dư luận tích cực, giúp toàn dân vững tin để cùng chung tay chống dịch./.
___________________
Bài đăng trên tạp chí điện tử Người làm báo ngày 29.6.2020
(1) Đức Huy (2020), “Bộ TT&TT tích cực hỗ trợ báo chí trong mùa dịch Covid-19”, Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, 10/4. Truy cập ngày 9/6/2020 tại https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/141181/Bo-TT-TT-tich-cuc-ho-trobao-chi-trong-mua-dich-Covid-19.html
(2) Thu Hằng (2020), 3 người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus corona, Vietnamet, 30/1. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/3-nguoi-viet-nam-dau-tien-nhiem-virus-corona-612482.html
(3) Viết Tuân (2020), “Thủ tướng công bố dịch nCoV”, VnExpress 1/2. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vnexpress.net/dich-viem-phoi-corona/thu-tuong-cong-bo-dich-ncov-4048912.html
(4) Lan Anh, Thùy Dương (2020), “Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ‘Việt Nam đã kiểm soát được dịch”, Tuổi Trẻ 25/2. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-viet-nam-da-kiem-soat-duoc-dich20200225092847338.htm
(5) Viết Tuân (2020), “Thủ tưởng kêu gọi không kỳ thị người nhiễm nCoV”, VnExpress 16/3. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vnexpress.net/thoi-su/thu-tuong-keu-goi-khong-ky-thi-nguoi-nhiem-ncov-4070241.html
(6) Thúy Hạnh, Nguyễn Liên (2020), “Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần tích trữ lương thực”, Vietnamnet 5/2. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/bo-y-te-hop-bao-thong-tin-ve-dich-benh-dovirus-corona-614035.html
(7) Dương Tâm (2020), “Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho học sinh 3 tỉnh nghỉ học”, VnExpress 1 /2. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vnexpress.net/dich-viem-phoi-corona/bo-giao-duc-va-dao-tao-de-xuat-cho-hoc-sinh-3-tinh-nghi-hoc4048964.html
(8) T. Nam (2020), “Một số đối tượng phản động xuyên tạc về dịch virus corona ở Việt Nam”, Vietnamnet 29/1. Truy cập ngày 30/5/2020 tại https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/mot-so-doi-tuong-phan-dong-xuyen-tac-ve-dich-virus-corona-o-vietnam-612274.html
(9) Xuân Long (2020), “Chủ tịch Hà Nội: “Có lây nhiễm chéo COVID-19 trong bệnh viện Bạch Mai””, Tuổi trẻ 28/3. Truy cập ngày 1/6/2020 tại https://tuoitre.vn/chu-tich-ha-noi-co-lay-nhiem-cheo-covid-19-trong-benh-vien-bach-mai20200328092827797.htm
(10) Nectar Gan, (2020), “How Vietnam managed to keep its coronavirus death toll at zero”, CNN 30/5. Truy cập ngày 5/6/2020 tại https://edition.cnn.com/2020/05/29/asia/coronavirus-vietnam-intl-hnk/index.html.
PGS,TS Đinh Thị Thúy Hằng - TS Nguyễn Thị Minh Hiền
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận