Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết giữa các nhà báo Việt Nam và Cuba, thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa báo chí hai nước, Hội Nhà báo Việt Nam đã cử đoàn công tác gồm 12 thành viên do đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Cu Ba từ ngày 3 đến ngày 8/9/2024. Ông Ricardo Ronquillo, Chủ tịch Liên hiệp Nhà báo Cuba (UPEC); bà Bolivia Tamara, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Nhà báo Cuba, lãnh đạo Trung ương Liên hiệp Nhà báo Cuba, lãnh đạo Liên hiệp các địa phương, một số lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương Cuba và nhiều cơ quan báo chí, nhà báo Cuba đã đón tiếp, trao đổi thông tin, hội thảo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
1. Gặp gỡ hữu nghị và Hội thảo quốc tế về báo chí truyền thông đổi mới
Chương trình gặp gỡ hữu nghị, hội đàm chính thức giữa hai bên diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Nhà báo Cuba từ 9h ngày 03/9/2024, đã có những trao đổi, chia sẻ thiết thực về cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm hoạt động của báo chí Việt Nam – Cuba. Chương trình gặp gỡ cũng chia sẻ thông tin về lịch sử, thực trạng và triển vọng về hợp tác giữa báo chí hai nước. Trong khuôn khổ chương trình, Hội Nhà báo Việt Nam đã tặng quà cho Hội Nhà báo Cuba, đặc biệt là các thiết bị làm báo như máy laptop, máy tính bảng, USB, văn phòng phẩm và một số quà tặng khác là sản phẩm thương hiệu quốc gia Việt Nam. Tổng trị giá khoảng 10.000 USD.
Trong chương trình gặp gỡ hữu nghị, Bà Marydé Fernández López, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tư tưởng, (Phụ trách Ban) Đảng Cộng sản Cuba, cùng với Chủ tịch và Phó chủ tịch UPEC đã tiếp và làm việc với đoàn. Về phía Việt Nam có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long và 12 thành viên của Đoàn công tác. Phóng viên TTXVN tại Cuba tham dự lấy tư liệu để đưa tin. Đoàn báo cáo các hoạt động trong chuyến công tác, nêu đề xuất nhằm tăng cường hợp tác giữa báo chí hai nước. Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cho rằng việc báo đài hai nước trao đổi, chia sẻ thông tin nhiều hơn, thường xuyên hơn về tình hình mỗi nước sẽ giúp cho người dân hai nước hiểu nhau hơn khi tiếp cận những thông tin chính thống, chứ không chỉ qua các nguồn gián tiếp hay mạng xã hội. Bà Marydé Fernández López, Phó trưởng Ban Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, đã ghi nhận các ý kiến của đoàn nhà báo Việt Nam trong cuộc tiếp đón đoàn rất trọng thị tại trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Cuba.
Hội thảo quốc tế báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số: Thực tiễn và kinh nghiệm Cuba- Việt Nam” đã long trọng được tổ chức tại Trụ sở Liên hiệp Báo chí Cuba. Thời gian: từ 9h đến 13h30 ngày 5/9/2024. Địa điểm: Trụ sở UPEC - Havana, Cuba. Chủ trì Hội thảo: Ông Ricardo Ronquillo Bello, Chủ tịch Liên hiệp Nhà báo Cuba (UPEC), Ông Juan Calos, Phó Thường trực Liên hiệp Nhà báo Cuba (UPEC), Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (VJA),Nhà báo, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam (VJA),Tham gia Dẫn dắt Thảo luận: Nhà báo, TS Tạ Bích Loan, Trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3).
Với chủ đề Hội thảo: báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số: Thực tiễn và kinh nghiệm Cuba - Việt Nam, các tham luận của các nhà báo và nhà nghiên cứu Cuba đã nêu bật bức tranh hiện thực về báo chí Cuba trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay. Các tham luận gồm: Tiến sĩ khoa học Rosa Miriam Elizalde, Điều phối viên trưởng của Hội thảo Quốc tế Patria. Chủ đề tham luận: Cuba: xã hội mạng đối mặt với cuộc chiến truyền thông. Nhà báo Onelio Castillo Corderí. Tổng Giám đốc Đài phát thanh Cuba, Phó Viện trưởng Viện Thông tin và Truyền thông xã hội. Chủ đề tham luận: Truyền thông như một nguồn lực chiến lược ở Cuba. Luật Truyền thông xã hội. Nhà báo Ricardo Ronquillo, Chủ tịch Liên hiệp Nhà báo Cuba. Chủ đề tham luận: Chuyển đổi mô hình báo chí. Nhà báo Ricardo Ronquillo Bello - Chủ tịch Hội Nhà báo Cuba cho biết các cơ quan báo chí Cuba đang tập trung chuyển đổi mô hình hoạt động cho phù hợp với thời đại số. Năm 2024 sẽ có 17 cơ quan báo chí được chọn vào chương trình thí điểm chuyển đổi về nội dung, công nghệ và tài chính; sau đó sẽ mở rộng ra các cơ quan báo chí khác. Việc chuyển đổi này được triển khai trong khuôn khổ Luật Truyền thông xã hội mới được Quốc hội Cuba thông qua, sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2024. Đây là đạo luật quy định toàn bộ hoạt động truyền thông nói chung, bao gồm cả lĩnh vực thông tin của các cơ quan ban ngành nhà nước, các hoạt động báo chí và truyền thông xã hội, đặc biệt lần đầu tiên có quy định cụ thể về quảng cáo trên báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình ở Cuba. Các nhà báo Cuba cho rằng việc chuyển đổi mô hình hoạt động sẽ giúp báo chí Cuba phát triển theo hướng truyền thông đa phương tiện, có thêm nguồn lực để đầu tư, cấu trúc lại bộ máy và chú trọng hơn đến truyền thông trên mạng xã hội. Bước đầu, một số cơ quan báo chí Cuba hiện đã thu hút thêm được nhiều quảng cáo và các hoạt động dịch vụ để tái đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho các nhà báo…
Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam, các tham luận chắt lọc thông tin đã tập trung vào một số chủ đề chính. Các tham luận gồm: PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Việt Nam. Chủ đề tham luận: Báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế trong kỷ nguyên số, thực hiện chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. Nhà báo Lê Xuân Trung, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ. Chủ đề tham luận: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển nội dung và quản trị tòa soạn, Nhà báo, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Chủ đề tham luận: Quy trình và kỹ năng báo chí xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc, tin xấu độc nhằm bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng, Nhà báo, TS Tạ Thị Bích Loan, Trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam Chủ đề tham luận: Chuyển đổi số báo chí, vấn đề tự chủ tài chính, mô hình kinh doanh, tạo nguồn thu quảng cáo: phương thức thực hiện, thành tựu và vấn đề đặt ra ở Đài Truyền hình Việt Nam.
Các diễn giả và nhà báo, nhà quản lý báo chí hai nước đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về báo chí hai nước, trao đổi và chia sẻ nhiều kiến thức lý luận được đúc rút từ quá trình nghiên cứu lý luận báo chí chuyên sâu. Đồng thời, nhiều kinh nghiệm quý báu của báo chí hai nước cũng được đem ra chia sẻ và thảo luận về những mặt tích cực và hạn chế của thực tiễn báo chí hai nước. Các câu hỏi và thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề đã được nêu ra và được trả lời xác đáng. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng và một số thành viên trong đoàn công tác như: Nhà báo Trương Văn Chuyển, Ủy viên Ban Thường vụ, Tổng biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ; Nhà báo Đoàn Minh Long, Ủy viên Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Khánh Hòa… đã đặt câu hỏi và có ý kiến thảo luận về nghiệp vụ báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số của báo chí hai nước.
2. Thăm và làm việc với Ideas Multimedios - Cơ quan truyền thông đa phương tiện và các chương trình truyền thông trọng yếu Cuba
Hai bên đã có những trao đổi, chia sẻ thiết thực về mô hình Ideas Multimedios - Cơ quan truyền thông đa phương tiện và các chương trình truyền thông trọng yếu Cuba, nơi sản xuất các chương trình truyền thông đa phương tiện trọng yếu quốc gia, được phát hành trên các Truyền hình và các nền tảng mạng xã hội khác, trong đó có chương trình nổi tiếng như Cuba Debate… Vấn đề trao đổi trọng tâm là nghiệp vụ báo chí cách mạng trong bối cảnh chuyển đổi số ở các cơ quan báo chí của tỉnh, thành công của Ideas Multimedios - như một mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện trọng yếu của đất nước Cuba. Đến thăm và làm việc với các cơ quan báo chí thuộc tỉnh Matanzas, các Lãnh đạo Liên đoàn Nhà báo Cuba, các cơ quan báo chí tỉnh Matanzas, bao gồm: báo Girón, Đài Truyền hình Yumurí và Đài phát thanh 26, hai bên đã có những trao đổi, chia sẻ thiết thực về mô hình báo chí địa phương Cuba trong bối cảnh phát triển mạng xã hội, mô hình kinh tế báo chí địa phương và sự thay đổi mô hình báo chí truyền thông số, điều kiện thực tiễn về nhân lực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và các sản phẩm của báo chí địa phương Cuba trong bối cảnh áp dụng Luật Truyền thông xã hội của Cuba vào tháng 10/2024. Các nhà báo trẻ ở cơ quan truyền thông đa phương tiện Ideas Multimedios chia sẻ: báo chí Cuba đang cần đầu tư công nghệ hiện đại theo xu thế chung của thế giới. Trang web "Cubadebate" (Cuba tranh luận) của họ ngày càng thu hút nhiều lượt xem trên mạng. Những nội dung từ đây còn được đưa lên Facebook, X (Twitter), YouTube… để cung cấp thông tin chính thống và phản bác thông tin sai lệch về đất nước này. Các lãnh đạo tờ báo cho biết: doanh thu quảng cáo 8 tháng đầu năm 2024 khá hơn năm ngoái, có tiền chi thêm thu nhập cho các phóng viên đạt năng suất cao. Trở ngại lớn nhất của họ hiện nay là Internet thường chập chờn vì lệnh cấm vận, không thể kết nối cáp quang thuận tiện như các nước khác. Vì vậy việc xử lý thông tin trên mạng không thể nhanh, hiệu quả như mong muốn. Có thể thấy rằng Cuba thật sự muốn hội nhập nhiều hơn với thế giới và cũng mong muốn thế giới đến với họ nhiều hơn để hiểu và chia sẻ hơn với người dân Cuba.
Làm việc với Viện Truyền thông xã hội, các chuyên gia cao cấp của Viện, lãnh đạo Đài Phát thanh Cuba, Đài Truyền hình Cuba, Đoàn công tác Việt Nam tìm hiểu sâu về mô hình Viện truyền thông xã hội, đơn vị thuộc chủ quản của Hội đồng Bộ trưởng Cuba, vừa có chức năng quản lý phát thanh truyền hình của đất nước Cuba, vừa có chức năng nghiên cứu chính sách, nghiên cứu chiến lược và phát triển báo chí truyền thông của đất nước. Viện Truyền thông xã hội là đơn vị đề xuất với Quốc hội Dự thảo Luật Truyền thông xã hội, đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/10/2024. Với Luật Truyền thông xã hội, lần đầu tiên quy định chính thức (lâu nay chỉ có quy định dưới luật) về quảng cáo và dịch vụ trên báo đài Cuba.
Báo in được quảng cáo không quá 30% số trang, chẳng hạn tờ báo có 12 trang không được quảng cáo quá 4 trang. Đài phát thanh, truyền hình không được quảng cáo quá 10% thời lượng chương trình…Nhà báo Ricardo Ronquillo Bello, Chủ tịch Hội Nhà báo Cuba, cho biết đã có nhiều ý kiến tranh luận khi Quốc hội thảo luận và thông qua đạo luật này. Đây là đạo luật quan trọng thứ ba ở Cuba, sau Hiến pháp và Luật Gia đình, nên việc tranh luận sôi nổi là đương nhiên. Một số nhà báo đề nghị cho phép quảng cáo nhiều hơn để báo đài có thêm doanh thu ngoài nguồn ngân sách cấp. Từ đó các cơ quan báo chí chủ động tái đầu tư cơ sở vật chất, chuyển đổi công nghệ, tăng thu nhập cho phóng viên…Tuy nhiên, phần lớn các cơ quan quản lý báo chí cho rằng không nên đăng/phát quá nhiều quảng cáo vì sẽ chiếm hết diện tích, liều lượng của báo đài mà nguồn thu có được cũng không đáng bao nhiêu. Các cuộc tranh luận vẫn còn sôi nổi dù luật đã được thông qua, chuẩn bị thực hiện. Hiện tại, đang có 17 báo đài ở trung ương và vài địa phương được chọn làm thí điểm đổi mới nội dung, công nghệ, tài chính… sau đó sẽ đánh giá, mở rộng nếu mọi chuyện suôn sẻ. Hội Nhà báo Cuba xem đây là thí điểm quan trọng của báo chí Cuba theo xu hướng thích ứng với thời đại số và tự chủ một phần tài chính.
Trong chuyến công tác, Đoàn đã đến đặt lẵng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tại tượng đài Hồ Chí Minh tại Havana, Cuba. Đoàn đã đến thăm Trung tâm Fidel Castro, Viện Vaccine, Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học (CIGB) của Cuba, Thăm quan Trung tâm Lịch sử Old Cuba, thăm và tặng quà Trường học mang tên Võ Thị Thắng tại Havana, Cuba.
Các hoạt động gặp gỡ, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm báo chí hai nước Việt Nam – Cuba đã góp phần thúc đẩy quan hệ báo chí giữa hai quốc gia và hứa hẹn triển vọng tương lai hợp tác báo chí hai nước. Kế thừa và phát huy giá trị của quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam - Cuba, trong thời gian tới, báo chí Việt Nam cần có giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn về báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế hướng tới tới các tầng lớp nhân dân Cuba, đặc biệt là giới trẻ Cuba./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 3 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 4 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 5 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- 6 Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Thời gian qua, đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang phát triển nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, tỉnh cần có những giải pháp hiệu quả, khả thi nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong giai đoạn mới.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay
Công tác tuyên giáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, thông qua định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong thời gian qua, Đảng bộ quận Nam Từ Liêm đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác tuyên giáo trên địa bàn, qua đó đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Bài viết phân tích thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận trong thời gian tới.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Bình luận