Bảo đảm tính chân thật của báo chí - Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo
Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc sống đương đại đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng xảy ra lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa, như thế có phải là không chân thật, không khách quan? Có rất nhiều câu hỏi xung quanh tính chân thật của báo chí, nhiều khi không dễ trả lời. Nhưng nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải bảo đảm tính chân thật, khách quan. Bởi báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển.
Chân thật của báo chí là sự thật được nêu rõ bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết, rõ ràng, cụ thể, người đọc, người nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm…Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí mà không lĩnh vực nào có thể thay thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn toàn khác với tính hiện thực của văn học – nghệ thuật. Với tính chân thật, không cho phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy diễn… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn dặn người làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu? Ngày, tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chớ nói, chớ viết”(1).
Chính vì không nhận thức đầy đủ, rõ ràng về tính chân thật của báo chí nên thời gian qua đã có không ít nhà báo bị sai lệch trong hành nghề. Có nhà báo phải ra tòa vì cứ nghĩ do yêu cầu tuyên truyền có thể bịa ra một vài chi tiết cũng không sao, bèn cấu tạo bài viết của mình làm 2 phần. Phần trên có tên người, chức vụ, địa chỉ rõ ràng nhưng phần dưới bịa ra hành động của nhân vật. Thế là bài viết thuộc hai lĩnh vực: phần trên là báo chí, phần dưới là văn học, nhưng lại đăng trên báo đề là phóng sự. Thế là người viết bị bắt, bị khép vào tội vu cáo, bôi nhọ danh dự người được nêu tên trong đó. Cũng may, sau đó nhà báo này chỉ bị thu thẻ hành nghề, không bị truy cứu hình sự, vì động cơ viết không phải vì tiền hay thù oán gì, chỉ do sai sót về nghiệp vụ, nhận thức chưa đầy đủ về tính chân thật của báo chí.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức lập ra tờ báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử…để bất kỳ ai muốn viết gì, muốn nói gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp, tính chính trị của báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật của báo chí trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, của dân tộc. Người làm báo phải luôn ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng có sự kiện, sự việc, sự thật nhưng chưa thể viết, chưa thể nói ngay được do phải giữ bí mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao…hoặc vì lợi ích của đất nước, dân tộc, giai cấp…
Chân thật còn phải tuân thủ mức độ và chừng mực. Nói và viết trên báo chí phải trung thực, không phải vì yêu, ghét của cá nhân. Cố nhà báo Hữu Thọ cũng đã từng viết: “Bác Hồ dạy chúng ta rất nhiều, nhưng tôi tâm đắc nhất hai điều, một là trung thực, hai là chừng mực. Trung thực là có thế nào nói thế ấy, không vì yêu ghét, lợi ích mà bẻ cong ngòi bút. Còn chừng mực là khen chê phải đúng đắn, có mức độ. Và ở bất kỳ thời điểm nào cũng phải trung thực và giữ chừng mực(2).
Như vậy, để bảo đảm được tính chân thật của báo chí, liên quan tới rất nhiều vấn đề mà xuyên suốt, bao trùm lên tất thảy là liên quan đến năng lực, trình độ chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Có người không nói dối nhưng do trình độ chưa vươn lên được nên có khi viết sai sự thật. Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê phán đã biểu dương ca ngợi hoặc phê phán, đả kích…. Sự thật còn liên quan đến nhanh nhạy và kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên phải nhanh, nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó đòi hỏi lao động gian lao của người làm báo. Cũng vì thế mà người làm báo là người phải suy nghĩ suốt ngày đêm, nhanh nhưng thiếu chính xác, thiếu điều tra, kiểm chứng thì rất nguy hiểm. Điều này đã được những người làm báo rút kinh nghiệm nghiêm túc qua những vụ đưa tin trước đây như “Vải Lục Ngạn”; “ Rau Thanh Trì”;…và gần đây là một số thông tin sai sự thật trên mạng in-tơ-net khiến báo chí cũng bị ảnh hưởng như “vụ bắt cóc trẻ em” ở tỉnh Hải Dương dẫn tới việc người dân đốt xe của một nhóm người đến mua đồ nội thất ở tỉnh này hay “vụ tung tin máy bay rơi ở sân bay Nội Bài” mà thực tế không có như vậy, đây chỉ là cuộc diễn tập khẩn cấp hàng không. Các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc, truy tìm người tung tin giả…
Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng lại không nêu cao được đạo đức nghề nghiệp dẫn đến một số thông tin thổi phồng, bịa đặt, vi phạm pháp luật của một vài nhà báo trước đây cũng đã được nhiều người làm báo coi đó là bài học kinh nghiệm về thực hiện tính chân thật và giữ bí mật trong thông tin. Nhất là thông tin về những vụ án, những vụ đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực… , càng phải điều tra, nghiên cứu, có chứng cứ, bằng chứng rõ ràng, chính xác.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong “một thế giới phẳng”, nhu cầu truyền thông của công chúng hiện tại cũng thay đổi cả hình thức lẫn nội dung. Thông tin giả cũng đang trở thành vấn nạn trên mạng in-tơ-net, khiến báo chí bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhu cầu của công chúng với báo chí hiện nay không chỉ là nhu cầu biết nhanh các thông tin mà quan trọng hơn là nhu cầu được tiếp nhận thông tin chính thống, có kiểm định, kiểm chứng, đúng sự thật. Tính chính thống và có kiểm chứng đúng sự thật của thông tin báo chí vẫn là môt giá trị mà mạng xã hội khó có thể cạnh tranh được.
Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực hiện đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người làm báo hiện nay thực hiện được tính chân thật trong tác phẩm báo chí của mình, nâng cao uy tín của nhà báo và niềm tin nơi bạn đọc. Bên cạnh đó, họ cũng rút được nhiều bài học quý báu khi một số ít đồng nghiệp mắc phải sai sót về tính chân thật, để kịp thời chấn chỉnh, đấu tranh với thông tin giả nhất là thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch. Đi sâu vào thực tế cuộc sống, điều tra, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện làm cho thông tin ngày càng phong phú, chân thật, chính xác, góp phần đem lại sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đó cũng là đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo./.
_______________
(1) Bác Hồ - Nhà báo cách mạng vĩ đại, Nxb Sự thật, Hà Nội 1985 (tr.92).
(2) Nhà báo Hữu Thọ: “Thời điểm nào báo chí cũng phải trung thực”- Báo QĐND 20.4.2010.
Phạm Tài Nguyên
Nguyên Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam
Nguồn: http://xaydungdang.org.vn
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 19: Thanh niên với khát vọng phát triển đất nước
-
2
Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể
-
3
Học viện tổ chức Gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
-
4
Trao đổi tọa đàm giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị khu vực I về các mặt công tác
-
5
Mạch Nguồn số 18: 78 năm vững bước dưới cờ Đảng
-
6
Mạch nguồn số 17: Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch nguồn số 17: Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ
Thống kê đến tháng 02.2022, Việt Nam có 76.95 triệu người dùng mạng xã, tương đương 78% dân số. Việc ứng xử trên mạng xã hội của công chúng nói chung và của giới trí thức trẻ trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng đang là một chủ đề được báo chí và dư luận quan tâm. Chương trình Mạch nguồn số 17 với chủ đề "Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ" sẽ cùng các chuyên gia góp thêm một góc nhìn về nội dung này
Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
(LLCT&TTĐT) Biên tập là một công việc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động báo chí, xuất bản, nó quyết định đến chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm, công trình, tài liệu được công bố. Bài viết này nói về vai trò, nội dung của công tác biên tập trong bối cảnh hiện nay và đề xuất việc luật hóa hoạt động biên tập để hoạt động báo chí, xuất bản, trong đó có hoạt động quản lý được thuận lợi, được kiểm soát và được đảm bảo đúng định hướng.
Đảm bảo tính nhân văn trong ảnh báo chí
Đảm bảo tính nhân văn trong ảnh báo chí
(LLCT&TTĐT) Sau khi nữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nữ Tổng Giám đốc VTP Group bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngay lập tức, một loạt báo đưa tin, và hình ảnh của hai người phụ nữ cũng được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do có khả năng tác động tức thì vào cảm xúc của người xem, những bức ảnh này được quan tâm, trong đó, có những bức ảnh gây phản ứng trái chiều trong công chúng. Nhân việc sử dụng hình ảnh của hai người phụ nữ trong hoàn ảnh “nhạy cảm” nêu trên, một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để tuân thủ nguyên tắc tính nhân văn trong ảnh báo chí, đặc biệt là ảnh về những người trong tình huống nhạy cảm, yếu thế?
Không thể phủ nhận tính đảng trong nền báo chí cách mạng
Không thể phủ nhận tính đảng trong nền báo chí cách mạng
Không có một nền báo chí nào hoàn toàn đứng ngoài chính trị, vô chính trị như các luận điệu thù địch xuyên tạc, rêu rao.
Năng lực truyền thông của công chúng: Từ quan niệm chung đến tư duy giá trị
Năng lực truyền thông của công chúng: Từ quan niệm chung đến tư duy giá trị
(LLCT&TT) Năng lực truyền thông của công chúng là khái niệm tương đối mới mẻ trong nghiên cứu truyền thông tại Việt Nam. Năng lực truyền thông của công chúng được hiểu là khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá và sáng tạo nội dung truyền thông. Quan niệm này đề cao vai trò của công chúng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông vì sự phát triển của bản thân và xã hội. Khi công chúng biết cách sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hợp lý, trách nhiệm và có đạo đức thì năng lực ấy trở thành giá trị của công chúng.
Bình luận