Bảo vệ Đảng - vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử dân tộc ta sang trang mới với tiền đồ huy hoàng và rực rỡ. Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, dù phải trải qua nhiều hy sinh, gian khổ, song nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam. Đảng lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bất chấp sự thật hiển nhiên đó, các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá, xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu vĩ đại mà đất nước ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những luận điệu đó hoàn toàn sai trái, lạc lõng, bị chính lịch sử và thực tiễn bóc trần, phủ nhận.
Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến lên xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa - xã hội thật sự vì con người, giải phóng con người toàn diện và triệt để. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bởi vì, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã có những sự điều chỉnh, nhưng nó không thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại và che đậy được bản chất bóc lột của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và rõ ràng, chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Nó chỉ thay hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác xảo quyệt và tinh vi hơn.
Phấn đấu đi tới một xã hội công bằng, bình đẳng, không còn chế độ người bóc lột người là mơ ước ngàn đời của nhân dân Việt Nam, của nhân loại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ đến khi xuất hiện lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì chủ nghĩa xã hội khoa học mới ra đời và trở thành hiện thực, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam và toàn thế giới mới tìm thấy con đường đấu tranh để giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, thực hiện triệt để mục tiêu tiến bộ xã hội đó. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng, trong đó có mục tiêu con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… Trải qua những khúc quanh của lịch sử, với bản lĩnh và trí tuệ vững vàng, Đảng ta đã khẳng định, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Trải qua quá trình cách mạng, Đảng đã dẫn dắt nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược đã khiến nhân dân ta chịu kiếp lầm than, nô lệ. Nhân dân ta với truyền thống yêu nước nồng nàn đã kiên cường đấu tranh chống ách áp bức đô hộ. Từ con đường cứu nước của các sĩ phu, khởi nghĩa nông dân đến cách mạng tư sản đều thất bại, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu một đường lối đúng đắn. Chỉ trong vòng 15 năm từ khi ra đời, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Việt Nam non trẻ mới ra đời cùng lúc phải đối mặt với “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Với đường lối đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, âm mưu chia cắt nước ta lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng nhất trong tâm thức của mọi người dân Việt Nam. Nhân dân ta “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không chỉ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn bảo vệ lương tri, phẩm giá con người. Thắng lợi đó không chỉ của nhân dân Việt Nam, mà còn là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, giáng đòn mạnh mẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược là kết tinh bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, được phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh. Dù phải trải qua gian khổ và trường kỳ nhưng rất vẻ vang, thế hệ cha ông sẵn sàng hy sinh để con cháu muôn đời Việt Nam được hưởng tự do, hòa bình, được ngẩng cao đầu với thế giới, tự hào về dòng dõi Lạc Hồng anh hùng, bất khuất, không chịu cúi đầu trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. Vừa trải qua chiến tranh với những hậu quả nặng nề, Đảng ta lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh đất nước. Rõ ràng, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, kiên cường của Đảng đã làm nên thắng lợi vẻ vang, to lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.
Với đường lối đổi mới năm 1986, Đảng ta đã mở ra giai đoạn phát triển toàn diện đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị bao vây cấm vận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vô cùng khó khăn, đến nay, nước ta đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 1986, GDP của nước ta đạt khoảng 8 tỷ USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN. Từ giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới(1). Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02% với quy mô đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, bình quân GDP đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2019(2). Mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo, “trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp từng bước được phục hồi, quý sau cao hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước. Dự báo đến hết năm 2023, tăng trưởng GDP của cả nước đạt khoảng trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 3,5% (thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 4,5%). An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,8% so với cùng kỳ. Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước G20”(3).
“Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ bao gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ cũng như những tiêu chuẩn về chăm sóc y tế cộng đồng”(4). So với nhiều nước có cùng quy mô kinh tế, Việt Nam đã giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội tốt hơn, tăng trưởng kinh tế luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Thành quả của sự nghiệp cách mạng hôm nay là kết tinh truyền thống từ mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta với biết bao hy sinh, gian khổ. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đại hội XIII của Đảng khẳng định, “sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”(5); đồng thời, đưa ra tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc: “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(6). Mặc dù còn muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng với bản lĩnh chính trị, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín của mình, được nhân dân hết lòng ủng hộ, Đảng ta nhất định chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang.
Xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, để Đảng mạnh từ bên trong, là một cách bảo vệ Đảng hữu hiệu nhất; theo đó, cần thực hiện một số yêu cầu, nhiệm vụ sau:
Một là, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(7). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không tránh khỏi có những lúc mắc sai lầm, khuyết điểm; nhưng, mỗi lần Đảng công khai tự chỉ rõ sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa, khắc phục, thì uy tín của Đảng càng tăng, nhân dân càng thêm tin yêu Đảng. Việc Đảng tự chỉnh đốn là quá trình khó khăn, phức tạp, song Đảng luôn ý thức được rằng, nhiệm vụ đó có vai trò, ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng nên phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì và bền bỉ.
Việc ban hành, thực hiện Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng cho thấy sự cương quyết trong “phòng, chống, ngăn ngừa và đặc trị các loại bệnh tật phát sinh trong cơ thể của Đảng và hệ thống chính trị”(8) để giúp Đảng ta mạnh thêm, được nhân dân hoàn toàn ủng hộ, đồng tình với Đảng. Kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã phát huy tác dụng tích cực; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố.
Đảng phải luôn tự đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, kịp thời đề ra đường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ đưa nước ta vững bước phát triển.
Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh vẻ vang khi là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng phải luôn giữ vững bản chất cách mạng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhân dân, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. Khi Đảng là của nhân dân, hết lòng vì lợi ích của nhân dân thì không kẻ thù nào phá hoại được sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Hai là, Đảng phải xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức và tài vì sự nghiệp cách mạng.
Lịch sử cách mạng đã chứng minh, trong hoàn cảnh khó khăn, đảng viên của Đảng đã nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, gương mẫu, tiên phong, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Bài học từ sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã cảnh tỉnh rằng, khi đội ngũ cán bộ, đảng viên quan liêu, xa dân, suy thoái đạo đức, lối sống thì Đảng sẽ mất năng lực lãnh đạo, cầm quyền. Một chính đảng chỉ làm tròn vai trò dẫn dắt quần chúng nhân dân khi mỗi cán bộ, đảng viên của đảng nêu cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương; ngược lại, sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo khi cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, không nêu cao tinh thần gương mẫu, xa rời quần chúng, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(9).
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, do đó “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Sự nghiệp cách mạng mỗi giai đoạn đều đặt ra những nhiệm vụ khác nhau, song để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, mỗi cán bộ, đảng viên phải đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Đức là gốc của người cách mạng, nếu không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi đến đâu cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ; thậm chí, còn có hại cho sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, hiện nay, Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc rèn luyện đạo đức cách mạng lại càng trở nên quan trọng, bức thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có đức chưa đủ, mà mỗi cán bộ, đảng viên còn phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần xứng đáng vào việc tham mưu hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Cần tập trung xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, uy tín và năng lực, ngang tầm nhiệm vụ. Tạo cơ chế, chính sách để cán bộ, đảng viên có điều kiện để phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đồng thời, cương quyết loại bỏ khỏi hàng ngũ của Đảng những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, không đủ tư cách. Thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong Đảng, để mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tiến bộ và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; lòng dạ trong sáng, đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích cá nhân, thật sự nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe ý kiến phê bình.
Ba là, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu,/ Khó trăm lần dân liệu cũng xong”(10). Được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ thì dù khó khăn đến đâu cũng làm được; ngược lại, mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả. Sự nghiệp cách mạng của Đảng là vì nhân dân; do đó, Đảng phải vận động, đoàn kết toàn dân thành một khối thống nhất.
Kịp thời đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch hòng chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền để nhân dân thực sự hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Khi “ý Đảng” hợp “lòng dân” sẽ tạo ra sức mạnh vô địch. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương để nhân dân hiểu và tin vào chủ trương, đường lối của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”(11). Khi cán bộ, đảng viên gương mẫu, đặc biệt là những người đứng đầu, người giữ cương vị lãnh đạo quan trọng, sẽ là nhân cách đẹp để nhân dân thêm tin yêu Đảng và sẵn sàng che chở, đùm bọc và bảo vệ Đảng./.
_________________________________
(1) “Sau 36 năm đổi mới, GDP Việt Nam tăng gấp 50 lần, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới”, https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/sau-36-nam-doi-moi-gdp-viet-nam-tang-gap-50-lan-lot-top-5-nuoc-co-quy-mo-kinh-te-tang-nhieu-nhat-the-gioi..html#:~:text=Ngu%E1%BB%93n%3A%20Qu%E1%BB%B9%20Ti%E1%BB%81n%20t%E1%BB%87%20Qu%E1%BB%91c,t%C4%83ng%20nhi%E1%BB%81u%20nh%E1%BA%A5t%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi, ngày 17/8/2023.
(2) Tổng cục Thống kê, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022”, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/.
(3) “Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, https://xaydungchinhsach. chinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-trung-uong-8-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-11923100816244722. htm, ngày 9/10/2023.
(4) Châu Anh, “Việt Nam là thành viên tiên phong đạt các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc”, Báo Điện tử VOV, ngày 15/9/2022, https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-la-thanh-vien-tien-phong-dat-cac-muc-tieu-phat-trien-cua-lien-hop-quoc-post9 55892.vov.
(5), (6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T. I, tr. 26, 112.
(7) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T. 5, tr. 301.
(8) Nguyễn Phú Trọng, “Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới”, Tạp chí Cộng sản, số 980, tháng 12/2021, tr. 11.
(9), (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.15, tr. 672, 280.
(11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.14, tr. 223.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 29/10/2023
Bài liên quan
- Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bình luận