Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là quyền chính trị cơ bản, thiêng liêng của công dân Việt Nam
Cuộc bầu cử diễn ra sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngày bầu cử cũng là dịp để Việt Nam tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bầu cử là thực hiện quyền chính trị cơ bản, thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam, là thành quả của quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh của cả dân tộc để giành lấy độc lập, tự do. Ngay trong những ngày đầu thành lập nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể Quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập ra thông qua chế độ bầu cử dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân.
Ngày bầu cử là dịp để thể hiện sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Việc tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp chính là thiết thực góp phần vào việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước, là yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, yếu tố quy định mối quan hệ quyền lực và pháp luật, yếu tố bảo đảm để ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước, thành các quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Hiến pháp và luật.
Quốc hội được giao quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, lập pháp là một trong những chức năng cơ bản nhất của Quốc hội, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoạt động này ngày càng được đổi mới, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ sau đổi mới đến nay, nước ta đã có Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013; Quốc hội đã thông qua hơn 300 luật, bộ luật và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua gần 200 pháp lệnh, tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần bảo đảm cho bộ máy nhà nước và các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm Hiến pháp, pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
Vai trò của Quốc hội còn được thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách nhà nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các cơ quan cấp cao nhà nước; bầu, phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ máy nhà nước và quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại của nước ta...
Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoạt động của Quốc hội Việt Nam đã và đang ngày càng được đổi mới, dân chủ, hiệu quả hơn, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu và mong mỏi của các tầng lớp nhân dân. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).
Bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có một số điểm mới về tiêu chuẩn để lựa chọn ĐBQH, HĐND đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Những điểm mới hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp.
Để chuẩn bị bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ở Trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thành lập và kiện toàn 4 Tiểu ban. Đó là Tiểu ban nhân sự; Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin tuyên truyền; Tiểu ban an ninh, trật tự và y tế và Văn phòng giúp việc Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Ở địa phương đã hoàn thành việc thành lập Ủy ban bầu cử các cấp, sau khi dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử ở Trung ương, các địa phương đã tích cực, khẩn trương tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai công tác bầu cử ở các cấp cơ sở.
Bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng diễn ra vào thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc thành công tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Đây là dịp để cử tri phát huy quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2021.
Kết quả của cuộc bầu cử sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết thống nhất, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
So với nhiệm kỳ trước, trình tự thủ tục trong quy trình bầu cử không có sự thay đổi nhiều vì vẫn áp dụng Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Tuy nhiên, do Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có sửa đổi nên ít nhiều có sự thay đổi có phần tác động đến công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đó là:
Một là, về tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND: Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), bên cạnh việc đảm bảo đúng quy trình giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử, việc lựa chọn người tham gia ứng cử ĐBQH còn phải đảm bảo trình độ, tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm kỳ này Luật đã quy định chặt chẽ, cụ thể hơn việc người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND là chỉ có 01 quốc tịch Việt Nam. Điểm mới này có tác động đến công tác rà soát hồ sơ ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND bảo đảm kỹ lưỡng, thận trọng, tránh để lọt những người không xứng đáng vào ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.
Hai là, về số lượng ĐBQH chuyên trách: Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định số ĐBQH chuyên trách ít nhất là 40% so với tổng số ĐBQH là 500 người (tăng 5% so với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014). Điểm mới này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, đồng thời là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về việc tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách trong các cơ quan của Quốc hội.
Ba là, về số lượng đại biểu HĐND các cấp: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi năm 2019, số lượng tổng thể đại biểu HĐND các cấp đều giảm từ 5 - 10 đại biểu tùy từng cấp. Do vậy, trong công tác chuẩn bị nhân sự phải giải quyết được yêu cầu lấy chất lượng bù số lượng để lựa chọn những ứng cử viên ưu tú, nhiệt huyết đảm bảo việc thực hiện quyền đại diện cho cử tri không bị ảnh hưởng. Trong đó, cần quan tâm lựa chọn ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách ở các cấp, đặc biệt những yêu cầu về trình độ, yêu cầu về tham gia cấp ủy đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND…
Với mong muốn xây dựng Quốc hội, HĐND hoạt động hiệu quả, chất lượng, xứng đáng với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và từng địa phương thì những điểm mới nêu trên được coi là có ý nghĩa, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp trong thời gian tới.
Một nhà nước của dân, do dân, vì dân theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà nước biết lắng nghe và học hỏi nhân dân, biết tôn trọng bồi dưỡng và nâng cao sức dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Nhà nước của dân, do dân không có mục đích tự thân, ý nghĩa, mục tiêu và sứ mệnh của Nhà nước là phụng sự hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân là tư tưởng nhất quán trong suốt cuộc đời của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương trong sáng thể hiện sinh động tư tưởng, đạo đức của một con người suốt đời vì dân, vì nước. Người nhắc nhở: “Việc gì lợi cho dân thì phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh...”.
Chúng ta tự hào hình ảnh Quốc hội và HĐND các cấp luôn luôn thể hiện niềm tin tưởng vào hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng mạnh mẽ, sôi động./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 05.2021
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
4
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
5
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
6
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chiều 12/03/2025, Chi bộ Phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đại hội có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Học viện; đồng chí Phạm Bình Dương, Phó Chánh Văn phòng Đảng - Hội đồng trường - Đoàn thể và toàn thể đảng viên Chi bộ phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận