Bế mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học
Dự Lễ Bế mạc có PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có PGS,TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh; PGS,TS Bùi Duy Cam, Trưởng đoàn đánh giá ngoài cùng các thành viên trong Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá 4 chương trình đào tạo; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; đại diện lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các đơn vị trực thuộc Học viện; Tham dự trực tuyến còn có các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và sinh viên Học viện.
Tại buổi Lễ, PGS,TS Bùi Duy Cam và TS Nguyễn Thị Thu Hà, Thành viên thường trực đoàn đã báo cáo kết quả khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học của Học viện dựa theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1) Bộ tiêu chuẩn bao gồm các mục: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. (2) Bản mô tả chương trình đào tạo. (3) Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học. (4) Phươn pháp tiếp cận trong dạy và học (5) Đánh giá kết quả học tập của người học. (6) Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. (7) Đội ngũ nhân viên. (8) Người học và hoạt động hỗ trợ người học. (9) Cơ sở vật chất và trang thiết bị. (10) Nâng cao chất lượng. (11) Kết quả đầu ra.
Theo đó, Đoàn chuyên gia đã khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức và tập trung nghiên cứu, thẩm định hồ sơ minh chứng của Nhà trường; phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài Học viện; khảo sát hệ thống cơ sở vật chất, vận hành các trang thiết bị; quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa của Học viện... để từ đó có những căn cứ thực tế giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng các mặt của Học viện.
Báo cáo của Đoàn đánh giá cho thấy sự tỉ mỉ, chi tiết của Đoàn trong từng tiêu chí đánh giá. Đoàn đã nêu ra cụ thể những ưu thế, điểm mạnh cũng như những hạn chế và đưa ra những khuyến nghị nhằm phục vụ tốt hơn quá trình thực hiện nhiệm vụ nhu cầu của người học, góp phần khẳng định chất lượng, uy tín của Học viện trong nước và quốc tế.
PGS,TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Lễ Bế mạc
Phát biểu tại Lễ Bế mạc, PGS,TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ghi nhận và biểu dương những đánh giá chất lượng của Đoàn đánh giá chất lượng trong thời gian làm việc tại Học viện. Đánh giá cao sự nỗ lực nâng cao uy tín, chất lượng giáo dục của Học viện trong thời gian qua. Đồng chí cho rằng, thời gian tới, Học viện cần tiếp tục tăng tốc đổi mới giáo dục theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng như cầu cao của xã hội; đổi mới việc kiểm tra và đánh giá mạnh mẽ hơn, áp dụng kết hợp phương pháp truyền thống và những phương pháp mới để mang lại lợi ích tốt nhất cho người học; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi nhằm đáp ứng những yêu cầu hiện nay.
Tại buổi Lễ, PGS,TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh đã nêu lên những điểm mạnh của 4 chương trình đào tạo tại Học viện, tiêu biểu như: Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, cơ bản phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường, được thế hiện cụ thể thông qua chuẩn đầu ra; nội dung và cấu trúc của chương trình đào tạo được thiết kế cơ bản phù hợp; các hoạt động dạy và học đa dạng; các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo; năng lực và kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên được quản lý và đánh giá tương đối rõ ràng; các chính sách và tiêu chí tuyển chọn người học được xác định cụ thể; người học được tư vấn, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho học tập, rèn luyện; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo có việc làm cao.
Thay mặt cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, học viên và sinh viên Học viện, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá 4 chương trình đào tạo gửi lời cảm ơn chân thành đến Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã làm việc rất khẩn trương, khách quan, minh bạch, chất lượng, hiệu quả. Đoàn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và có những khuyến nghị để Học viện cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Việc kiểm định chất lượng 4 chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng trong mọi hoạt động của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông qua đánh giá các chương trình đào tạo, các đơn vị, cá nhân trong Học viện nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Công tác kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của Học viện cũng được nâng lên rõ rệt, nhất là đối với 4 khoa được đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học lần này. Nhà trường trân trọng tiếp thu những nhận xét, góp ý của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. Từ đó, Học viện sẽ thực hiện tốt các khuyến nghị, cải tiến nâng cao chất lượng, phát huy hơn nữa các thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tiếp tục khẳng định giá trị, uy tín, thương hiệu của Nhà trường và của các khoa đào tạo đối với xã hội.
Tại Lễ Bế mạc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh đã ký kết Biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Các Nghị quyết của Bộ Chính trị mới ban hành gồm: Nghị quyết 57; Nghị quyết 59; Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 được xem là “bộ tứ trụ cột” đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân triển khai trong thực tiễn. Dư luận đánh giá rất cao việc Đảng ban hành các nghị quyết này và kỳ vọng vào sự phát triển của đất nước. Dù vậy, vẫn có những tiếng nói thiếu hiểu biết, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, phủ nhận những kết quả mà đất nước đã và đang đạt được.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận