Cảnh giác trước luận điệu cố tình xuyên tạc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trên tuyến đầu chống dịch
Phát huy truyền thống bộ đội cụ hồ
Trong những ngày vừa qua, diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam rất phức tạp. Quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng với các đơn vị đứng chân tại địa bàn, Bộ Quốc phòng đã huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ từ các cơ quan, đơn vị phía Bắc tăng cường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sự có mặt kịp thời của cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã góp phần quan trọng cùng các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương giải quyết nhiều vấn đề, từng bước đẩy lùi đại dịch tại từng địa bàn.
Nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh được xác định là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội thời bình. Thực tế cho thấy để hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng này, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải đổ biết bao mồ hôi, công sức và cả hy sinh tính mạng. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội lên đường làm nhiệm vụ không hề do dự, tính toán thiệt hơn. Mặc dù hậu phương, gia đình cũng ngổn ngang những vất vả, lo toan, nhưng cán bộ, chiến sĩ Quân đội vẫn để lại mẹ già, cha yếu, con thơ, gác quyền lợi riêng để lên đường vì nhiệm vụ chung, chiến đấu với đại dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.
Không quản ngại khó khăn, gian khổ, bất chấp hiểm nguy bất cứ ở đâu xuất hiện điểm nóng về dịch COVID-19 là cán bộ, chiến sĩ Quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội chẳng nề hà bất cứ công việc gì, từ truy vết, sàng lọc, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vaccine… đến cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân và người bệnh. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Quân đội đã thể hiện rõ phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ.
Trên khắp các ngả đường, tuyến phố, ngõ hẻm, khu dân cư thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam, hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ mang màu xanh quân phục đã trở nên thân quen với người dân. Sự có mặt kịp thời của các cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã tiếp thêm cho nhân dân niềm tin, nghị lực, quyết tâm để vượt qua khó khăn, đẩy lùi đại dịch COVID-19. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận trong và ngoài nước đã thấy rõ những hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam không nề hà bất cứ công việc gì dù khó khăn, gian khổ đến đâu. Nhiều cán bộ, chiến sĩ quân y thức trắng đêm, không kịp ăn, đói lả vì yêu cầu nhiệm vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân quá gấp gáp. Nhiều người cha, người mẹ là quân nhân suốt mấy tháng trời chỉ nghe tiếng, nhìn thấy mặt con qua điện thoại. Không ít cán bộ, chiến sĩ gia đình có người thân qua đời cũng không thể về chịu tang… Chứng kiến những hình ảnh, những câu chuyện cảm động ấy, nhiều người đã không cầm được nước mắt.
Những suy nghĩ, cử chỉ, hành động, việc làm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân phục vụ”, kế thừa và phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới.
Giọng điệu của những người mang tâm địa đen tối
Thế nhưng trên mạng xã hội, Internet, một số tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam móc nối với những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ bất mãn mang tâm địa đen tối cố tình cắt ghép, ngụy tạo những bức ảnh, những vidio, clip... bóp méo, xuyên tạc, chế nhạo những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Một số kẻ đã đăng phát trên mạng xã hội những bài viết có nội dung suy diễn, chủ quan, phiến diện cố tình xuyên tạc chủ trương đưa Quân đội, Công an vào tham gia phòng, chống đại dich COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đáng lưu ý, trong một bài viết trên BBC tiếng Việt, có kẻ vẫn nhai lại luận điệu cho rằng việc huy động Quân đội tham gia chống đại dịch COVID-19 là trái Hiến pháp, pháp luật. Từ những lập luận mù mờ, suy diễn một chiều chúng rêu rao rằng việc sử dụng Quân đội là vì “lý do an ninh, quốc phòng” chứ không vì nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
Khi quân đội huy động các loại phương tiện kể cả máy bay, tàu thủy để vận chuyển lương thực - thực phẩm vào phía Nam giúp nhân dân thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch, thì có kẻ lại hoài nghi nói rằng: số lương thực - thực phẩm ấy phục vụ cho mấy nghìn quân ăn còn chưa đủ lấy đâu ra mà cung ứng, hỗ trợ nhân dân… Trên RFA (Đài Á Châu Tự Do), trong bài viết: “Chống dịch như chống giặc: Kẽm gai, quân đội, công an, pháo đài … sẽ còn thêm gì nữa?” khi bàn về việc bộ đội đi chợ, đảm trách cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân, có kẻ cho rằng: “Quân đội đi chợ cho dân, dân sợ mất hồn!”. Tác giả bài viết này lý giải: “Bộ đội, công an vốn được huấn luyện, đào tạo để nhằm phục vụ cho sức mạnh trấn áp đối phương chứ nào phải để làm chuyện chi li nhỏ mọn là chợ búa…”. Khi xem những hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân, mang từng bao gạo, hộp mỳ tôm, chai dầu ăn, chai nước mắm.... đến trao tận tay từng nhà dân, có kẻ lại nói rằng quân đội “làm màu”, “đánh bóng”, “mị dân”...
Tất cả những giọng điệu, chiêu trò ấy không nhằm mục đích nào khác là bóp méo, xuyên tạc chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch của Đảng và Chính phủ ta; hạ thấp uy tín của Quân đội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Quân đội, chia rẽ tình đoàn kết giữa Quân đội với nhân dân.
Những hành động vi phạm pháp luật
Trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nêu rõ: thiên tai, dịch bệnh là những tình huống an ninh phi truyền thống, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt. Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta giao cho Quân đội là giúp dân phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh. Đảng và Nhà nước ta xác định rõ: Đây là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch COVID-19, việc huy động Quân đội xung kích trên tuyến đầu, kề vai sát cánh cùng các lực lượng chức năng và toàn dân chiến đấu với đại dịch là cần thiết và hoàn toàn đúng với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của Đảng. Chủ trương đưa Quân đội vào giúp nhân dân phòng, chống đại dịch COVID-19 là thể hiện sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Quân đội. Mặt khác Quân đội là lực lượng đặc thù được tổ chức chặt chẽ; huấn luyện, rèn luyện bài bản; có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn (nhất là lực lượng Quân y) và có truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Do đó việc đưa Quân đội vào giúp nhân dân phòng, chống đại dịch COVID-19 là hoàn toàn phù hợp và nhất định sẽ đạt hiệu quả cao. Mục tiêu trên hết, trước hết của chủ trương này không gì khác là bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta giao cho Quân đội là giúp dân phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh. Đây là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình.
Cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị được huy động giúp nhân dân phòng, chống dịch COVID-19 được quán triệt rất rõ nhiệm vụ, được tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chặt chẽ, thống nhất. Việc bảo đảm đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong thời gian làm nhiệm vụ được giao cho cơ quan hậu cần của các đơn vị phụ trách và đã được chuẩn bị chu đáo theo chế độ tiêu chuẩn quy định riêng. Việc vận chuyện lương thực, thực phẩm cung ứng giúp đỡ nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Quân đội chủ trì đảm nhiệm. Những chuyến hàng liên tiếp tới miền Nam trong những ngày qua là hoàn toàn phục vụ nhu cầu thiết yếu để người dân thực hiện nghiêm tinh thần “ai ở đâu ở đó” góp phần phòng, chống đại dịch. Ở đây không có chuyện vận chuyển lương thực - thực phẩm vào là để phục vụ cho lực lượng quân đội đang làm nhiệm vụ.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội lên đường làm nhiệm vụ họ không có động cơ, mục đích nào khác là phòng, chống đẩy lùi đại dịch COVID-19 để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân. Mọi hoạt động, từng việc làm của Quân đội đều có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương và được tổ chức chặt chẽ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, đến đúng địa chỉ cần giúp đỡ, hỗ trợ chứ không phải tùy hứng, làm theo phong trào, hô hào hình thức chung chung để “mỵ dân”, để “làm màu” hay “đánh bóng”… như một số kẻ “độc mồm, độc miệng” bóp méo, xuyên tạc.
Những kẻ cố tình thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 là vi phạm pháp luật.
Dư luận kiên quyết lên án và đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Chúng ta không vì những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt ấy mà giảm đi tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu chống dịch. Cùng với tuyên truyền đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân thù địch và kẻ xấu, thông qua hoạt động báo chí, truyền thông, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng, tạo sức lan tỏa những việc làm tốt, những nghĩa cử cao đẹp của các lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống dịch, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây vừa là việc làm cần thiết để xây dựng niềm tin cho nhân dân, tăng cường tình đoàn kết quân - dân, vừa là biện pháp dùng cái đẹp dẹp cái xấu, dùng dư luận tích cực để lên án, phản bác đấu tranh với những luận điệu tiêu cực, xấu độc, vô lương tâm của những kẻ mang tâm địa xấu xa trên không gian mạng ở cả trong và ngoài nước./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 26.8.2021
Bài liên quan
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
3
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
4
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
5
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
6
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu
Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Các thế lực thù địch không chỉ xuyên tạc, bôi nhọ mà còn công kích, phủ nhận sạch trơn vai trò của báo chí cách mạng và làm nao núng tinh thần công chúng của nền báo chí cách mạng. Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ. Thành quả cách mạng có dấu ấn đặc biệt của báo chí cách mạng là minh chứng rõ nét, không thế lực nào có thể phủ nhận.
Bình luận