Chấn chỉnh hoạt động báo chí với phương châm chủ động, tích cực
Các cơ quan quản lý báo chí tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ đo lường hiệu quả trong chỉ đạo, quản lý báo chí; đổi mới, tăng cường giải pháp đấu tranh, xử lý thông tin sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng xuyên biên giới; quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, quảng cáo số, bảo vệ quyền lợi của báo chí.
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí của cơ quan báo chí, người làm báo; có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng "tư nhân hoá" báo chí, tư nhân "núp bóng" chi phối hoạt động báo chí; tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội; "thương mại hóa" báo chí…
Năm 2023, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp đẩy mạnh chấn chỉnh, thanh, kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí; bám sát Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan. Các cơ quan tập trung xử lý nghiêm những sai phạm liên quan việc không chấp hành chỉ đạo, định hướng thông tin đối với vấn đề "quan trọng, phức tạp, nhạy cảm"; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật; chuyển mạnh công tác thanh tra theo kế hoạch sang giám sát, kiểm tra và tập trung giải quyết căn bản các vấn đề "nóng", có tác động lớn trong xã hội.
Trong năm 2023, trong lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tiến hành 3 cuộc thanh tra, 7 cuộc kiểm tra, nhiều cuộc làm việc để xem xét, xử lý. Kết quả, đã xử phạt vi phạm hành chính 48 trường hợp với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng, trong đó, có 2 cơ quan báo chí bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí trong 3 tháng vì để xảy ra sai phạm nghiêm trọng; thu hồi thẻ nhà báo đối với 9 trường hợp sai phạm.
Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra trách nhiệm của cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí trực thuộc và lần đầu tiên tiến hành xử phạt cơ quan chủ quản báo chí (Viện Hỗ trợ Pháp lý và Bảo vệ môi trường) với tổng số tiền 335 triệu đồng; thu hồi giấy phép hoạt động của 2 tạp chí do tồn tại nhiều sai phạm, không bảo đảm điều kiện hoạt động.
Liên quan đến quản lý, chấn chỉnh tình trạng "báo hóa" tạp chí, các cơ quan quản lý tiếp tục công khai các tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, cập nhật thường xuyên tôn chỉ, mục đích các cơ quan báo chí trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để cơ quan, doanh nghiệp, địa phương cùng giám sát.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí ở Trung ương và địa phương, năm 2023, công tác chấn chỉnh, xử lý "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử, "báo hóa" mạng xã hội, biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí đã có kết quả chuyển biến tích cực, được dư luận xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp, địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Các đơn vị chức năng thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có dấu hiệu "báo hóa", hoạt động không đúng quy định pháp luật để giám sát, tập trung chấn chỉnh, xử lý nghiêm.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông có các văn bản gửi cơ quan, đơn vị để yêu cầu tăng cường quản lý, chấn chỉnh tình trạng "báo hóa" tạp chí, hoạt động sai tôn chỉ mục đích, biểu hiện sách nhiễu, vòi vĩnh tổ chức, cá nhân, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, giúp các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nhận biết, không vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến "báo hóa", bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật.
Kết quả, các đơn vị chức năng đã thanh, kiểm tra, chấn chỉnh 16 tạp chí, xử phạt 10 trường hợp với tổng số tiền hơn 733 triệu đồng; xử phạt 3 Tổng Biên tập tạp chí đã cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí; nhắc nhở, chấn chỉnh 8 cơ quan tạp chí. Các đơn vị thanh, kiểm tra, chấn chỉnh 19 tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, xử phạt 10 trường hợp với tổng số tiền 323 triệu đồng; thu hồi 16 giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; chuyển các Sở Thông tin và Truyền thông xử lý 54 trường hợp.
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xử phạt vi phạm hành chính 133 cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí, cung cấp, sử dụng dịch vụ mạng xã hội, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo, ngày 21/01/2024
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận