Chân dung Nhà báo - Phó giáo sư 46 tuổi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Ông Đỗ Chí Nghĩa sinh năm 1975 (46 tuổi), quê Duy Tiên, Hà Nam. Ông là PGS -TS chuyên ngành báo chí; lý luận chính trị cao cấp.
Ông vào Đảng năm 20 tuổi, có nhiều năm công tác tại Học viện Báo chí Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Năm 2015, ở tuổi 40, ông có học hàm PGS.
Ông từng giữ chức Phó trưởng khoa Phát thanh truyền hình; Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo. Bên cạnh nghề giáo, PGS, TS Đỗ Chí Nghĩa còn là Tổng biên tập Thời báo Doanh nhân. Sau đó ông chuyển về Báo Đại biểu Nhân dân công tác. Vào tháng 6/2020, ông được bổ nhiệm lại chức Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân.
Trước đó, trong chương trình hành động khi vận động bầu cử, nhà báo Đỗ Chí Nghĩa cho biết: Thực hiện chủ trương tăng cường Đại biểu Quốc hội chuyên trách là những người có kinh nghiệm và am hiểu ở các lĩnh vực, tôi được Hội đồng Bầu cử quốc gia phân công về ứng cử Đại biểu Quốc hội tại Phú Yên. Với tôi, đây vừa là niềm vinh dự, tự hào vừa là trách nhiệm to lớn trước nhân dân, cử tri tỉnh nhà. Với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi chủ động thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, xứng đáng với sự tin tưởng, tín nhiệm cử tri tỉnh nhà.
Nhà báo Đỗ Chí Nghĩa cho biết, là Đại biểu Quốc hội chuyên trách, ông sẽ dành toàn bộ thời gian cho hoạt động của Quốc hội, tôi sẽ chủ động, tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc với cử tri, nhất là cử tri nơi bầu ra mình để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ các vấn đề về quốc kế dân sinh, đặc biệt là những vấn đề mà đồng bào, cử tri tỉnh nhà quan tâm.
Ông hứa sẽ tích cực tham gia các kỳ họp HĐND tỉnh để nắm bắt sâu sát nhất những vấn đề đặt ra trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên cũng như nguyện vọng của cử tri.
"Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, với vai trò ĐBQH, tôi sẽ nỗ lực chuyển tải tâm nguyện của cử tri tỉnh nhà đến với các cơ quan hữu quan và kiên trì theo đuổi tận gốc vấn đề, để có câu trả lời đầy đủ và thuyết phục nhất", nhà báo Đỗ Chí Nghĩa cho biết.
Về quyết định những vấn đề quan trọng, nhà báo Đỗ Chí Nghĩa hứa sẽ phấn đấu làm tròn trách nhiệm người đại biểu, thận trọng, kỹ lưỡng và trách nhiệm. Trong đó, đặc biệt quan tâm và dành thời gian thích đáng thực hiện các công việc sau:
Kiến nghị Nhà nước có cơ chế tổ chức thực hiện hiệu quả "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi" theo nghị quyết của Quốc hội. Đây là một dấu son của Quốc hội khóa XIV mà các khóa tiếp theo phải thúc đẩy triển khai thực hiện.
Kiến nghị Quốc hội tập trung ngân sách để ưu tiên xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông, ưu tiên phát triển du lịch, cung cấp nước sạch ở các tỉnh còn khó khăn, đầu tư thủy lợi cho các khu vực trọng điểm nông nghiệp như Phú Yên.
Kiến nghị Nhà nước thúc đẩy các chương trình xóa đói, giảm nghèo, có chính sách hỗ trợ trồng và khai thác rừng hợp lý để người dân sống và gắn bó với rừng; ưu tiên hỗ trợ các gia đình nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam - dioxin một cách thiết thực và đồng bộ hơn nữa...
Về hoạt động giám sát, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội tập trung giám sát có hiệu quả những vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm như: phòng chống tham nhũng, nâng cao đạo đức thực thi công vụ; đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, hoàn thiện cơ chế phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm như dịch Covid-19; thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, về quản lý đất đai, chống biến đổi khí hậu./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo ngày 13.06.2021
Bài liên quan
- Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
- Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
- Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
- Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Xem nhiều
-
1
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
-
4
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
-
5
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
6
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực thực hiện chức năng tham gia công tác xây dựng chính quyền cùng cấp, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng. Bài viết bàn về một số vấn đề lý luận về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay về nguyên tắc, nội dung, phương thức; từ đó, chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp.
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy. trong những năm gần đây, các trường đại học trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quá trình đổi mới phương pháp dạy và học các môn học lý luận chính trị ở các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học các môn học này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học
Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng - kinh nghiệm của Hàn Quốc và gợi mở cho Việt Nam
Giáo dục liêm chính có vai trò quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Những năm qua, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống giáo dục liêm chính vững mạnh, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy giáo dục liêm chính không chỉ giúp xây dựng nền tảng đạo đức cho công dân mà còn là công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm giáo dục liêm chính, phòng chống tham nhũng tham nhũng của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam.
Bình luận