Từ khoá : chủ nghĩa xã hội

44 bài viết

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng”, tăng cường xây dựng văn hoá Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng”, tăng cường xây dựng văn hoá Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, xây dựng và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giành độc lập, thống nhất nước nhà xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhấn mạnh đến sự lớn mạnh của Đảng, trong bài phát biểu kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát và khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”(1). Điều này có ý nghĩa khẳng định, rằng những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam giành được trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó, với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước 35 năm qua, cũng chính là thành tựu to lớn có được từ việc luôn củng cố và xây dựng một Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện trên cơ sở của việc không ngừng “đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng (2) nền tảng của xây dựng văn hoá Đảng, tạo nên sức mạnh nội sinh cho năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt chặng đường hơn 90 năm kể từ khi thành lập đến nay.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm nhất quán của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Lào, là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang và mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong thế kỷ XXI của Đảng và nhân dân Lào. Bài viết góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng trong lãnh đạo cách mạng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Tiếp cận từ phương diện đạo đức và sự vận dụng, phát triển của Đảng ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Tiếp cận từ phương diện đạo đức và sự vận dụng, phát triển của Đảng ta

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội từ tiếp cận đạo đức, bài viết tập trung làm rõ nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội là lý trưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; đặc trưng bao trùm là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân nhưng không phủ nhận cá nhân. Từ đó, bài viết khẳng định, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là công trình khoa học thể hiện sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác - Lênin. Bài viết phân tích việc Đảng ta vận dụng nghiêm túc và sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin trong xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện cô đọng trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kỳ 3: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ, hài hòa làm nền tảng vững bền cho xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Kỳ 3: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ, hài hòa làm nền tảng vững bền cho xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Định hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với các nhận thức về xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại mà Văn kiện Đại hội XIII đề cập có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay. Bởi, xây dựng và phát triển thành công nền văn hóa, phát triển toàn diện con người là nền tảng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, là cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, là đột phá(1) để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước trên chặng đường xây dựng CNXH ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT&TTĐT) Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và tiếp biến tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hệ thống những quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Hệ thống quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chưa phát triển lại bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986

Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện đất nước hòa bình, mục tiêu này được biểu hiện cụ thể là nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ 1975-1986, việc thực hiện đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã đạt nhiều thành tựu và cũng có một số hạn chế, để lại bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ về chủ nghĩa xã hội

Quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ về chủ nghĩa xã hội

Luận bàn về chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những chủ đề thời sự của các nhà lý luận khoa học chính trị trên thế giới nói chung, cũng như các nhà lý luận mácxít và những người cộng sản nói riêng. Cương lĩnh chính trị của các Đảng Cộng sản và cánh tả nói chung trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến chủ đề căn cốt đó là “Chủ nghĩa xã hội là gì”, “Đặc trưng về tầm nhìn, giá trị và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội?”,... Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn luôn cần được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo, nhất là tiếp cận từ quan điểm phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài viết khái quát về sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Mỹ, những nội dung và tầm nhìn của Đảng Cộng sản Mỹ về chủ nghĩa xã hội.

Lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trong chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trong chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”(1). Khẳng định của Tổng Bí thư là minh chứng rõ nét quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt, là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực, vị thế đất nước và lựa chọn kế sách phù hợp trong bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua 35 năm đổi mới với việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - thành tựu, hạn chế và giải pháp

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua 35 năm đổi mới với việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - thành tựu, hạn chế và giải pháp

(LLCT&TT) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng đã nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đống Đảng, đề ra nghị quyết đúng đắn, lãnh đạo thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đó, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới qua 35 năm đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới với “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1). Tuy nhiên, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ĐLDT và CNXH. Do đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện trọn vẹn mục tiêu ĐLDT và CNXH.

Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam

Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam

(LLCT&TTĐT) Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đây là chân lý đã được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những thành tựu to lớn đạt được trên các mặt của đất nước ta hiện nay đã khẳng định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn là đúng đắn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và sự kiên định của dân tộc ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”

Chiều 12.9.2022, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự, chủ trì và báo cáo tại Hội nghị.

Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố cơ bản bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố cơ bản bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Việc làm rõ các nguyên nhân và nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đưa đến những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử, sẽ góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố cơ bản bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố cơ bản bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Việc làm rõ các nguyên nhân và nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đưa đến những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử, sẽ góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

XEM THÊM TIN