Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và kết nối trực tuyến tới toàn bộ hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc.
Tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dự hội nghị có PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện; PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Lê Quốc Lý, nguyên Phó Giám đốc Học viện; cùng toàn thể cán bộ, đảng viên.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm tập hợp hệ thống 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến cuối năm 2021. Qua đó, Tổng Bí thư đã tập trung lý giải các câu hỏi lớn của đất nước như:
CNXH là gì?
Vì sao Việt Nam lại lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa?
Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam?
Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở Việt Nam trong thời gian qua có có ý nghĩa và đặt ra vấn đề gì?
Đồng thời, Tổng Bí thư cũng nêu vấn đề: “Chúng ta phải định hình CNXH thế nào và định hướng đi lên CNXH thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?”…
Đây là tài liệu quý, vừa có giá trị lý luận, vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc, nhất là tổng kết lý luận về đường lối đổi mới, những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng Cộng sản Việt Nam về mô hình CNXH Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung tác phẩm trở thành kim chỉ nam, định hướng quan trọng giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, tạo nên sự thống nhất tư tưởng trong toàn xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện những mục tiêu chiến lược mà Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân đã lựa chọn.
Tại hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đã dành thời gian trao đổi, trình bày phân tích sâu sắc những nội dung, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong cuốn sách và bài viết của Tổng Bí thư; nhấn mạnh cuốn sách là kết tinh trí tuệ, kế thừa tư tưởng qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu Đảng ta.
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng dành thời gian chia sẻ, phân tích về các vấn đề lớn đặt ra: về CNXH và việc Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH cũng như về mô hình CNXH của Việt Nam, trong đó nhận định rõ bối cảnh tình hình bên ngoài, cơ hội và thách thức đối với đất nước, xác định nền tảng và cách tiếp cận mới về tầm nhìn, mục tiêu phát triển của đất nước sau 35 năm đổi mới...
Nhấn mạnh phương pháp luận và cách tiếp cận những vấn đề có tính nguyên tắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết đó chính là sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự kế thừa và phát triển, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn; khẳng định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại, luôn lấy mục tiêu con người làm trung tâm, với những đặc trưng cơ bản là dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh...
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh hai nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng và việc lấy dân làm gốc, Nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là cội nguồn sức mạnh của công cuộc Đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí cũng chỉ ra 3 trụ cột quan trọng trên con đường đi lên CNXH của Việt Nam là: kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và nền dân chủ XHCN Việt Nam.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ Học viện nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thực tiễn sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong hơn 90 năm qua, nhất là qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới.
Hội nghị nhằm nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định và vận dụng, bổ sung phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của Việt Nam; tăng cường củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, sự thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động trong toàn quân và xã hội./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)
- Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
- Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
- Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2027
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)
Hòa trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 18/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ.
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Nhân dịp Kỷ niệm và Hội thảo khoa học 30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, PGS, TS. Tô Huy Rứa, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã gửi thư chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Chúc mừng của đồng chí PGS, TS. Tô Huy Rứa.
Bình luận