Quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ về chủ nghĩa xã hội
1. Sự hình thành và phát triển
Đảng Cộng sản Mỹ (The Communist Party of the United States of America, viết tắt là CPUSA) là một đảng chính trị theo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Mỹ. Được thành lập vào năm 1919, tại thành phố Chicago (Sicagô), bang Illinois (Ilinoi), Mỹ, đây là đảng cộng sản lớn nhất ở Mỹ và có một lịch sử dài và phức tạp, có liên quan chặt chẽ với phong trào lao động từ thập niên 1920 đến 1940, sự thành lập phần lớn các nghiệp đoàn công nghiệp của Mỹ. Đến thập niên 1950, ảnh hưởng của đảng này bị giảm đi đáng kể do cuộc Chiến tranh lạnh và sự kích động chống cộng sản; từ đó không còn là một thế lực hoạt động đáng kể trong chính trường Mỹ. Đảng này trong nhiều năm được lãnh đạo bởi Gus Hall. Một trong những cựu thành viên nổi tiếng nhất của Đảng Cộng sản Mỹ là Angela Davis. Chủ tịch hiện tại của đảng là John Bachtell.
Đảng Cộng sản Mỹ là tổ chức tập hợp của những người cộng sản Mỹ theo đuổi mục tiêu xây dựng một xã hội Mỹ và xã hội loài người tốt đẹp hơn, dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng toàn diện con người; đấu tranh nhằm xác lập một trật tự xã hội Mỹ dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ phân phối của cải xã hội công bằng, bình đẳng, tự do và các quyền con người cơ bản cho mỗi người, nhất là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương: những người da màu, tầng lớp lao động thu nhập thấp, thất nghiệp, phụ nữ, trẻ em...
Đảng Cộng sản Mỹ lãnh đạo bằng đường lối, cương lĩnh, chương trình hành động,... được bổ sung và phát triển trên cơ sở kiên định lập trường tư tưởng mácxít chân chính, tổng kết thực tiễn thành lý luận phù hợp với bối cảnh mới.
2. Những nội dung cơ bản trong quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ về chủ nghĩa xã hội
Con đường đến chủ nghĩa xã hội của Mỹ thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ, được thông qua vào năm 2005 và được cập nhật bởi Đại hội nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của Đảng Cộng sản Mỹ vào năm 2019 tại Chicago.
Cương lĩnh vạch ra những vấn đề mang tính thời đại và của nước Mỹ, từ đó phong trào CNXH Mỹ phải giải quyết. “Hiện tại chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng, một hệ thống kinh tế vô nhân đạo, bóc lột và áp bức của lòng tham. Trong hiện tại, chúng ta đang đấu tranh để cải thiện cuộc sống của người lao động và người nghèo ở đất nước chúng ta và trên toàn cầu. Cuối cùng, để giải quyết những thách thức mà nhân loại phải đối mặt, chúng ta cần thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội, một chế độ hợp tác, dân chủ và bình đẳng.
Thế giới đang thay đổi xung quanh chúng ta. Khi chúng tôi áp dụng chương trình này, đại dịch Covid-19 bùng nổ xung quanh chúng tôi. Đại dịch này đã bộc lộ sự yếu kém về kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Hệ thống không thể bù đắp thỏa đáng cho người lao động về thu nhập bị mất, không thể đối phó với sự tàn phá kinh tế đối với cả các doanh nghiệp nhỏ sụp đổ chỉ sau vài tuần ngừng hoạt động và hậu quả là những người lao động bị sa thải, không thể làm việc cần thiết phối hợp hành động tập thể khi được điều hành bởi một hệ thống tài chính chỉ hướng đến việc thu lợi bất tận thay vì ưu tiên sức khỏe của toàn dân”(1).
Cương lĩnh của những người cộng sản Mỹ cũng khẳng định: CNXH, với sự tham gia tích cực của hàng triệu người, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới. Sự giàu có của Mỹ sẽ lần đầu tiên được sử dụng để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Quyền dân chủ sẽ được bảo đảm và mở rộng. Bình đẳng về chủng tộc, giới tính và xã hội sẽ là cơ sở của các chính sách và thực tiễn trong nước. Chính sách đối ngoại sẽ dựa trên sự tôn trọng, hòa bình và đoàn kết lẫn nhau. CNXH không phải là một giấc mơ mà là một nhu cầu cần thiết để cải thiện cuộc sống của giai cấp công nhân và bảo đảm sự tồn tại của nền văn minh nhân loại phát triển. Chỉ có CNXH mới có giải pháp cho các vấn đề của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân, tuyệt đại đa số dân cư sẽ có đầy đủ quyền lực về chính trị và kinh tế.
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ cũng chỉ ra rằng: tầng lớp lao động và người dân Mỹ phải đối mặt với những vấn đề to lớn: bóc lột, áp bức, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, môi trường và cơ sở hạ tầng xuống cấp, thâm hụt ngân sách khổng lồ để chi trả cho việc cắt giảm thuế 1% và một chính phủ bị chi phối nhiều nhất bởi các yếu tố tiêu cực của tập đoàn tư bản và các hoạt động chính trị của nó. Tầng lớp lao động Mỹ đang phải đối mặt với các vấn đề của cuộc sống hằng ngày, kiếm sống và cần có tiếng nói trong công việc và trong cộng đồng của họ.
Cương lĩnh đã khẳng định: “Chúng tôi, những người dân lao động của Mỹ, để hình thành một liên minh hoàn hảo hơn, cần có CNXH - một hệ thống dựa trên nhu cầu của con người, không dựa trên lòng tham của công ty. Sự phê phán triệt để chủ nghĩa tư bản và tầm nhìn của chủ nghĩa xã hội hình thành những tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Mỹ”(2).
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ khẳng định, chỉ có con đường CNXH mới giải quyết nhiều vấn đề nan giải của CNTB hiện nay đang phải đối mặt và đưa ra những đề xuất về cơ chế giải quyết những vấn đề khác theo thời gian. Một khi nhu cầu của con người thay thế lòng tham và lợi nhuận tư nhân làm động lực của nền kinh tế, một khi mọi người lao động có thể cùng nhau đưa ra quyết định về các ưu tiên của xã hội, một khi các giải pháp nghiêm túc để chấm dứt bóc lột và áp bức được thực hiện, một khi nhân dân loại bỏ quyền lực xuyên quốc gia các tập đoàn từ hệ thống chính trị Mỹ, khi đó chúng ta có thể bắt đầu giải quyết vấn đề thực sự, nhân đạo và tạo ra tiền đề cho các mục tiêu lâu dài.
Các nhà lý luận mácxít Mỹ khẳng định rằng: Các phong trào thành công nhất là cho quyền của người lao động trên khắp thế giới không phải được áp đặt từ bên ngoài mà xuất phát từ bên trong. CNXH ở Mỹ sẽ có những đặc điểm riêng vì nó xuất hiện từ nền văn hóa chính trị Mỹ. Đảng Cộng sản tìm con đường xây dựng CNXH ở Mỹ dựa trên truyền thống cách mạng và đấu tranh của nhân dân Mỹ. Từ trước khi Cách mạng Mỹ bắt đầu cho đến ngày nay, công nhân và các đồng minh của họ đã đấu tranh để tạo ra và mở rộng nền dân chủ(3).
Một khía cạnh độc đáo của văn hóa chính trị Mỹ là nền tảng của các quyền của người dân lao động được thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền: quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo. Chính những quyền này và những cuộc đấu tranh để hiện thực hóa các quyền đã bảo đảm quyền của tất cả mọi người được làm việc vì một thế giới tốt đẹp hơn, vì một liên minh hoàn hảo hơn.
Đảng Cộng sản Mỹ từ khi ra đời đã đấu tranh cho dân chủ; đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ và người da màu, chống lại sự đàn áp cử tri của Jim Crow ở Deep South, cho quyền tổ chức và đình công. Đảng Cộng sản Mỹ đã đấu tranh chống lại những nỗ lực hạn chế quyền tự do ngôn luận trong suốt thời kỳ McCarthy, tiến hành các cuộc chiến trong hệ thống tòa án và tòa án của dư luận vì quyền tự do hội họp và lập hội của công nhân, người lao động và nhân dân. Cam kết của Đảng Cộng sản Mỹ đối với nền dân chủ đã được thử thách khi đấu tranh chống lại các nỗ lực trục xuất nhiều thành viên của mình, để tổ chức Đảng Cộng sản Mỹ nằm ngoài vòng pháp luật và hạn chế các lựa chọn dân chủ dành cho công dân. Một nước Mỹ XHCN, dựa trên nền tảng của Tuyên ngôn Nhân quyền sẽ mở ra khả năng và tiềm năng cho tất cả mọi người.
Nội dung Tuyên ngôn Nhân quyền xã hội chủ nghĩa, được ghi trong Hiến pháp sửa đổi sẽ bảo đảm tất cả các quyền tự do đã giành được trong nhiều thế kỷ đấu tranh. Các giá trị nền tảng bao gồm các quyền tự do cơ bản, đó là: tự do thoát khỏi thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ, phân biệt đối xử và áp bức; các quyền mở rộng cơ bản của CNXH: quyền công bằng, tự do và bình đẳng; chăm sóc sức khỏe và giáo dục chất lượng miễn phí; công việc có mức lương đủ sống và nhà ở tử tế; và một môi trường trong lành(4).
3. Tầm nhìn của Đảng Cộng sản Mỹ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ cũng khẳng định tầm nhìn về CNXH Mỹ, đó là một xã hội XHCN nhân đạo, có thể đạt được một phần bằng cách tôn vinh nhiều quyền tự do và dân chủ hơn trong Tuyên ngôn Nhân quyền XHCN. Bao gồm: Nơi những người lao động điều hành đất nước vì nhu cầu của tất cả mọi người, nơi con người, hòa bình và hành tinh đặt trước lợi nhuận; Nơi mà tất cả mọi người đều có thể tham gia bất kể tôn giáo, chủng tộc hay quốc tịch của họ; Nơi người nhập cư có quyền con người giống như người bản xứ; Nơi sức mạnh của tầng lớp lao động đa quốc gia, đa chủng tộc, đa thế hệ, đa giới có thể giải quyết các vấn đề gặp phải vì lợi ích của tất cả mọi người; Nơi mà việc tạo ra một nền kinh tế phi quân sự, bền vững được ưu tiên hơn lợi nhuận; Nơi được cho là “quyền” của các công ty gây ô nhiễm bị đặt ngoài vòng pháp luật; Nơi nhân dân lao động được bảo đảm quyền công đoàn; Nơi phụ nữ có đầy đủ quyền và sự bình đẳng trên thực tế được bảo đảm; Nơi mà tất cả các nhóm dân tộc, quốc gia, giới tính và chủng tộc có đầy đủ quyền bình đẳng và quyền công dân được bảo đảm, được thực hiện thông qua một chương trình đền bù tức thời và khẩn cấp; Nơi mà giáo dục chất lượng từ mầm non đến đại học được tài trợ hoàn toàn là ưu tiên cao nhất; Chăm sóc sức khỏe toàn dân được tài trợ đầy đủ là một quyền; Nơi mà một công việc và một mức sống cao hơn là một quyền.
Cương lĩnh cũng đã khẳng định rằng: CNXH sẽ không tạo ra thiên đường cho người lao động ngay lập tức. CNXH là một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, trong đó hàng triệu người ngày càng tự quyết định vận mệnh của mình và từng bước xây dựng các thể chế dân chủ mới để điều hành nền kinh tế. CNXH sẽ cung cấp những cơ chế để nhân dân lao động có thể hợp tác làm việc với nhau để mở rộng dân chủ chính trị thành dân chủ thực chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả kinh tế. CNXH sẽ chấm dứt áp bức, bóc lột và tạo ra một nền kinh tế bền vững, bình đẳng, dân chủ. CNXH sẽ cho phép làm việc để chấm dứt tình trạng khai thác thiên nhiên không bền vững(5).
CNXH là một hệ thống kinh tế trong đó các lĩnh vực quyết định của nền kinh tế - “tầm cao chỉ huy” của nó - sẽ thuộc sở hữu và kiểm soát của xã hội; nghĩa là, tình trạng vô chính phủ và sự cạnh tranh phá hoại của CNTB sẽ được thay thế bằng một nền kinh tế kế hoạch chiến lược(6). Dưới CNXH, các ngành công nghiệp chủ chốt sẽ được quốc hữu hóa, nhưng sẽ có các hình thức sở hữu XHCN khác: sở hữu công cộng ở nhiều cấp độ khác nhau từ quốc gia đến nhà nước đến thành phố trực thuộc trung ương, sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã sở hữu chung và các hình thức kinh tế hỗn hợp khác phù hợp với nhu cầu sản xuất và xã hội. Các hình thức sở hữu sẽ phản ánh cả sự phát triển chính trị và nhu cầu phát triển kinh tế và tính bền vững(7). Cương lĩnh cũng chỉ rõ, quyền sở hữu tài sản cá nhân của mỗi người, “Và tất nhiên, mỗi cá nhân sẽ sở hữu riêng tư, tài sản riêng của mình”(8).
Đối với những người cộng sản Mỹ: CNXH sẽ xóa bỏ sự lãng phí của hệ thống tư bản và sự chiếm đoạt lợi nhuận của tư nhân do giai cấp công nhân tạo ra. Lợi nhuận này sẽ được sử dụng cho công ích. Để làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn, nền kinh tế XHCN phải giải quyết các vấn đề về khuyến khích, tăng năng suất, tổ chức sản xuất và phân phối, nghiên cứu và phát triển, tính bền vững và thay đổi công nghệ. Trong khi CNTB sử dụng những cải tiến công nghệ và tăng năng suất để tiếp tục bóc lột giai cấp công nhân, thì CNXH sử dụng những cải tiến này để tài trợ cho các chương trình xã hội, rút ngắn tuần làm việc, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí... “Chủ nghĩa xã hội không phải là một hệ thống không tưởng mà dựa trên các chương trình xã hội, dựa trên những thành tựu của nền sản xuất xã hội: mọi người cùng làm việc vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”(9). CNXH sẽ xóa bỏ nhiều bất bình đẳng bằng cách lấy đi lợi nhuận không thu được từ giai cấp tư bản và sử dụng nó vì lợi ích công cộng. Người lao động sẽ được trả lương theo nguyên tắc “tùy theo khả năng, tùy theo sức lao động”.
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ chỉ rõ: “Nhân dân Mỹ có khả năng loại bỏ các tập đoàn tham lam làm cho người lao động nghèo đói, điều kiện làm việc sa sút, đóng cửa và xuất khẩu việc làm, phân biệt lương giữa lao động nam và lao động nữ, giữa công nhân bị áp bức về chủng tộc và quốc gia, và người lao động da trắng, sự chênh lệch tiền lương khiến hàng trăm tỷ đô la lợi nhuận dư thừa mỗi năm vào kho tài sản của những người giàu có một cách khó hiểu. Nhân dân có thể ngăn cản quyền lực của các tập đoàn không cho người lao động tham gia các cuộc bầu cử nơi tiền tệ hơn phiếu bầu, trước một hệ thống tòa án bảo vệ “quyền” sở hữu tư nhân hơn các quyền cơ bản của con người. Nhân dân có thể chấm dứt tình trạng giáo dục bất bình đẳng, tình trạng vô gia cư, suy dinh dưỡng và thiếu chăm sóc sức khỏe”(10).
Cương lĩnh chỉ rõ, xã hội và chính phủ phải có trách nhiệm cải thiện đều đặn cuộc sống của đa số. Chính phủ và người dân nên đo lường sự tiến bộ bằng những cải thiện về nhân quyền và công lý, về mức sống, bình đẳng thực sự, bền vững về môi trường.
Khi giai cấp công nhân và các đồng minh của mình hoàn thành những mục tiêu này trong bối cảnh một xã hội mới do xã hội làm chủ và quản lý, đất nước Mỹ sẽ có đủ khả năng chi trả cho các chương trình xã hội trên cơ sở không ngừng mở rộng.
Để bảo đảm năng suất và hiệu quả của lao động, giải pháp của những người cộng sản Mỹ đó là: Xem xét khía cạnh nào của sản xuất và phân phối sẽ thuộc sở hữu xã hội và sở hữu như thế nào. Lập kế hoạch chiến lược nhằm duy trì sự cân bằng cần thiết trong nền kinh tế giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu tự nhiên tái tạo và giữa sản xuất hàng hóa và hàng hóa, công nghiệp nặng và sản xuất máy móc. Tìm kiếm sự kết hợp thích hợp giữa các khuyến khích vật chất và tinh thần ở mọi cấp độ của nền kinh tế, từ cá nhân công nhân và tập thể lao động trong các ngành cụ thể, thông qua cấp thành phố, tiểu bang, khu vực và quốc gia. Xây dựng cơ chế thị trường kết hợp với hoạch định chiến lược và điều tiết. Tìm kiếm các cơ chế cho hoạt động hàng ngày của nền kinh tế như chất lượng, sự đa dạng, tính linh hoạt và hiệu quả của sản xuất không ngừng được tăng lên(11). Cương lĩnh cũng nêu các vấn đề nhằm giải quyết triệt để những thách thức toàn cầu mà nhân loại đang đối mặt: khủng hoảng kinh tế chu kỳ của CNTB, thất nghiệp, nghèo đói, sự bần cùng hóa, chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng về chế độ phân phối của cải xã hội, bất công và bất bình đẳng xã hội, sự tàn phá môi trường, đe dọa của xung đột, chiến tranh và vũ khí hạt nhân hủy diệt nhân loại...
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ cũng chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản, mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất của các vấn đề môi trường, nhưng lại làm trầm trọng thêm và leo thang những mối đe dọa này. Vì lý do này, sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào việc thiết lập một hệ thống đặt nhu cầu của con người lên trên lợi nhuận tư nhân, cho phép những người lao động trên thế giới đưa ra quyết định về các mối đe dọa đối với sự tồn tại của chúng ta. Nhân loại cần một hệ thống làm mất đi khả năng đưa ra các quyết định ngắn hạn dựa trên lợi nhuận của các nhà tư bản vốn đe dọa sự tồn tại lâu dài của chúng ta”(12).
Từ đó, Cương lĩnh xác định, những người cộng sản Mỹ nói riêng và những người cộng sản trên toàn thế giới nói chung, cần phải xóa bỏ triệt để CNTB, xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản, mà giai đoạn đầu chính là xã hội XHCN. Cương lĩnh chỉ rõ: “Những người cộng sản chủ trương chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của một giai đoạn mới của xã hội, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng sự phát triển kinh tế và xã hội sẽ kết thúc ở chủ nghĩa xã hội. Chúng ta thấy xã hội xã hội chủ nghĩa cuối cùng dẫn đến một giai đoạn cao hơn - chủ nghĩa cộng sản - nơi mà giai cấp tư bản và tất cả các giai cấp sẽ không còn tồn tại, được thay thế bằng một khối thịnh vượng chung của tất cả những người lao động, nơi mà thù hận và thành kiến về quốc gia, chủng tộc và giới tính sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Trong một xã hội cộng sản, tất cả những gì cần thiết của cuộc sống sẽ có sẵn cho tất cả mọi người, và bộ máy chính quyền đàn áp sẽ tàn lụi, chỉ còn lại những chức năng hành chính thuần túy. Trong giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa, việc sản xuất xã hội và phân phối của cải sẽ theo nguyên tắc, “Mỗi người tùy theo khả năng của mình, tùy theo nhu cầu của mỗi người”. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết, “Thay cho xã hội [tư bản] tư sản cũ, với các giai cấp và đối kháng giai cấp, sẽ xuất hiện một hiệp hội trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả””(13).
Khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ về CNXH là:
Thứ nhất, CNXH là một giải pháp duy nhất đúng đắn mà nhân loại cần phải sử dụng để khắc phục triệt để mọi sự tha hóa con người (chế độ nô lệ, nô dịch, bóc lột và thống trị giữa người với người,...); bất công, bất bình đẳng xã hội.
Thứ hai, CNXH là con đường, mục tiêu để đạt được sự giải phóng toàn diện và triệt để mọi sức sản xuất xã hội, mọi năng lực vốn có của mỗi người, đem lại sự tự do và giải phóng đích thực cho mỗi người, thông qua việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng cần duy trì và bảo đảm các quyền sở hữu cho mỗi cá nhân về tài sản cũng như các quyền cơ bản khác có liên quan.
Thứ ba, CNXH là một chế độ xã hội ưu việt, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, giải quyết những thách thức mang tính thời đại cũng như đem lại sự giải phóng đích thực cho mỗi người, sự tự do và các quyền con người cơ bản: khủng hoảng kinh tế - xã hội chu kỳ, thất nghiệp, tình trạng nghèo đói và bất công xã hội, môi trường bị tàn phá, hủy hoại, xung đột, chiến tranh và đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố,...
Thứ tư, CNXH chỉ có thể đạt được bằng việc tự tổ chức, tập hợp, là liên minh của những người cộng sản ưu tú, mẫu mực và kiên định với lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa đế quốc, CNTB và mọi hệ thống xã hội chống lại lợi ích chân chính của đa số tầng lớp nhân dân lao động và nhân dân thế giới... Vì vậy, CNXH phải là một chế độ xã hội tập hợp, đoàn kết sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của thời đại.
Để lãnh đạo nhân dân giành được thắng lợi và đạt được các mục tiêu trên, cần xây dựng và hoàn thiện tổ chức Đảng Cộng sản vững mạnh, với nền tảng tư tưởng và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, với ba trụ cột: i) phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; ii) kinh tế chính trị học mácxít; iii) lý luận về cách mạng xã hội và con đường đi lên CNXH.
Thứ năm, CNXH Mỹ mang đặc trưng, bản chất của mô hình CNXH nói chung, như các nhà lý luận mácxít tiền bối vạch ra, nhưng trên nền tảng phát triển, bổ sung lý luận và sự tổng kết thực tiễn của xã hội Mỹ, thời đại hiện nay. CNXH Mỹ, vì vậy, phải trước hết được xây dựng dựa trên sự xóa bỏ vai trò thống trị của phương thức sản xuất TBCN do các nhà tài phiệt Mỹ lũng đoạn; đồng thời phải kế thừa và phát huy những giá trị mang tính thời đại mà phương thức sản xuất ấy tạo ra. Đó là: sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, nền quản trị hiện đại và thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã trực tiếp góp phần tạo ra nguồn của cải khổng lồ cho nước Mỹ và nhân loại,... CNXH Mỹ phải vượt qua, xóa bỏ và đập tan sự thống trị và nô dịch của CNTB hiện đại và chủ nghĩa đế quốc mà các giai cấp thống trị Mỹ đang áp đặt lên xã hội Mỹ cũng như toàn thế giới. Đó là một chế độ xã hội dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội đang bị kìm kẹp trong quan hệ sản xuất TBCN dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bóc lột giá trị thặng dư,...
Thứ sáu, CNXH Mỹ chỉ có thể được xây dựng thành công trong sự đoàn kết quốc tế, dựa trên chủ nghĩa quốc tế của những người cộng sản trên toàn thế giới; phong trào cánh tả nói chung và cộng sản Mỹ nói riêng sẽ chỉ như ngọn nến trước gió yếu ớt, le lói và bị dập tắt, nếu không kết nối, bắt nhịp và liên minh chặt chẽ với phong trào cộng sản quốc tế, hay không hòa vào dòng thác của thời đại đang được hồi sinh trên phạm vi toàn cầu.
Thứ bảy, CNXH Mỹ là mô hình CNXH đề cao các quyền và tự do cơ bản của con người, dựa trên các giá trị cốt lõi của Hiến pháp Mỹ, trên nền tảng mới, đó là Tuyên ngôn Nhân quyền và Tuyên ngôn Nhân quyền XHCN./.
__________________________________________
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13) Đảng Cộng sản Mỹ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Mỹ, https://cpusa.org/party_info/party-program/, truy cập ngày 15/07/2022.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Communist Party of the United States: From the Depression to World War II, Rutgers University Press, 1991.
2. The Constitution of the Communist Party of the United States of America 1957, New York 1957.
3. The Communist Party of the United States: New Program of the Communist Party U.S.A, New York 1979.
4. The Program of the Communist Party of the United States, https://cpusa.org/party_info/party-program/, truy cập ngày 15/07/2022.
5. The Communist Party of the USA: The Road to 4. Socialism USA: Unity for Peace, Democracy, Jobs, and Equality. https://cpusa.org/party_info/party-program/, truy cập ngày 10/07/2022.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 26/7/2023
Bài liên quan
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
- Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 được khởi nguồn từ mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ căn nguyên ra đời, đến nội dung và hướng nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó, Đề cương là kết tinh tính nhân văn của Đảng trong thực hiện sứ mệnh lấy văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong từng bước đường lãnh đạo bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tính nhân văn lan tỏa, Đề cương đã, đang và sẽ vẫn là cơ sở, động lực quan trọng về cả lý luận và thực tiễn góp phần tích cực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước vững bền, cũng chính là góp phần không ngừng thúc đấy sự phát triển trường tồn của đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Như trong Kỳ 1 (đăng trên Tạp chí LLCT&TT số tháng 2/2023), tác giả đã dẫn nhập: Thế giới đang bước những bước đi đầu tiên trong việc tiến tới một trật tự toàn cầu mới, điều sẽ định hình lại toàn bộ luật chơi toàn cầu đã được thiết lập trong hơn bảy thập kỷ qua. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới cho nền an ninh quốc gia, trong cách tiếp cận về an ninh và những hình thái mới của chiến tranh… Kỳ 1 đã giới thiệu về “Chiến tranh lai và đòi hỏi về một cách tiếp cận phức hợp cho an ninh quốc gia”. Kỳ 2, tác giả tiếp tục bàn về “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất khái niệm an ninh phi truyền thống mới”, với các phần nội dung chính: Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra; Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới.
Bình luận