Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác dân tộc là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được Người quan tâm ngay từ khi mới thành lập Nước, khi chính quyền cách mạng còn rất non trẻ với bộn bề công việc. Cụ thể như: ở phía Bắc, tiếp cận và mời thủ lĩnh người Mông Vương Chí Sình tham gia đại biểu Quốc hội khóa I và khóa II, tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam tại Pleiku – Gia Lai vào ngày 19/4/1946.
Trong sự nghiệp cách mạng của mình, người luôn dành tình cảm hết sức đặc biệt cho đồng bào các dân tộc thiểu số, do đó bà con các dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn dành một tình cảm đặc biệt thiêng liêng cho Người. Thậm chí, có tộc người còn sẵn sàng lấy tên Bác để đặt tên cho họ của mình, như trường hợp bà con dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế.
Mặc dù các sự kiện đã diễn ra cách đây gần 80 năm, chúng ta vẫn nhìn thấy rất rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của những công việc cụ thể này khi Bác đã khẩn trương tiến hành cùng với quá trình củng cố chính quyền cách mạng buổi đầu. Đây đồng thời cũng là những minh chứng cụ thể cho sự vĩ đại của một lãnh tụ tài ba, một lòng vì dân, vì nước…, luôn nắm bắt rất rõ tình hình chính trị, hiểu biết rất rõ tâm lý, tập tính, phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc và có những ứng xử linh hoạt, mềm dẻo…, đạt hiệu quả rất cao trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Nhờ đó, Bác đã đưa đất nước vượt qua muôn vàn chông gai, vất vả, gian khó… trong thời khắc chính quyền cách mạng non trẻ nhưng đang đầy rẫy “thù trong, giặc ngoài”.
1. Hoàn cảnh lịch sử
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ở phía Bắc, một trong những vấn đề nổi cộm tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tồn tại từ nhiều thập kỷ trước là “Vua Mèo” ở Đồng Văn, Hà Giang với sự hiện diện của thủ lĩnh Vương Chính Đức và con trai là Vương Chí Sình. Trong suốt khoảng thời gian từ 1900 – 1913, người Pháp với các trang bị vũ khí hiện đại, có sự phối hợp, hỗ trợ của nhà Thanh ở bên kia biên giới và quan quân nhà Nguyễn đã tìm cách tấn công, chiếm đóng Đồng Văn, Hà Giang. Tuy nhiên, dưới sự chỉ huy kiên cường của thủ lĩnh Vàng Dúng Lùng và sau đó là thủ lĩnh Vương Chính Đức, cộng với địa hình hết sức phức tạo của núi đá tai mèo…, đến tháng 10/1913 người Pháp buộc phải ký bản hòa ước với chính quyền tự trị của “Vua Mèo” (1).
Cao nguyên đá Đồng Văn kể từ đây trở thành một điểm đầu mối quan trọng của con đường thuốc phiện. Cuộc sống người dân nơi đây, vốn đã muôn vàn vất vả, khó khăn, giờ đây lại càng thêm lầm than, cơ cực. Do đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, việc ổn định biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do sự phức tạp về địa hình cư trú, ý thức và tâm lý tộc người, cộng với điều kiện vũ trang lúc bấy giờ của quân đội, nên việc bình ổn khu vực tự trị của “Vua Mèo” bằng vũ lực là gần như không khả thi.
Để giải quyết vấn đề hòa hợp, đoàn kết giữa các dân tộc, khẩn trương ngăn chặn các vấn đề xấu, vượt khả năng kiểm soát (khi này, vương quốc của “Vua mèo” còn lan rộng sang một vùng đất lớn ở bên kia biên giới), Chính phủ lâm thời mà trực tiếp là Bác đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ cận vệ thân tín của mình, là người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng giáp ranh với Hà Giang như Dương Đại Lâm, Mai Trung Lâm…, từng bước kết nối với thủ lĩnh Vương Chính Đức.
Từ việc củng cố niềm tin ban đầu, thủ lĩnh Vương Chính Đức cho con trai là Vương Chí Sình về thủ đô Hà Nội gặp Bác Hồ và kết nghĩa anh em, được Bác đích thân tặng cho cây kiếm quý với dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ” và chiếc áo trấn thủ do chị em hội Phụ nữ tỉnh Hải Dương may. Tại lần gặp gỡ, kết nghĩa anh em này, Bác đã đổi tên cho Vương Chí Sình thành Vương Chí Thành với nhiều ngụ ý, trong đó có ý là giúp bà con các dân tộc thiểu số ở đó thành công trên con đường đi theo cách mạng(2). Mối bang giao xuôi ngược, vốn chưa từng có tiền lệ trong quá khứ của người Mông, nay đã được Bác trực tiếp khai mở và triển khai thực hiện.
Tiếp đó, trên cơ sở sự tín nhiệm của quốc dân đồng bào, ông Vương Chí Sình được bầu vào làm đại biểu Quốc hội khóa I và II, trực tiếp ở lại Hà Nội để hỗ trợ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, xử lý các vấn đề về quan trọng về công tác dân tộc, có tính chất vĩ mô. Quá trình hoán đổi từ nhân vật cát cứ, có tầm ảnh hưởng nhưng ít người mang ý nghĩa tiêu cực với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang và khu vực giáp ranh thành nhân vật tích cực, đi theo cách mạng, làm cách mạng đã khiến cho công việc ổn định đời sống chính trị tại đây trở nên lành mạnh, tích cực hơn rất nhiều. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng nhờ đó được cải thiện hơn rất nhiều, trước hết là ở mặt nhận thức. Kể từ đây, âm hưởng “người Mèo ơn Đảng, Bác” đã được lan tỏa rất mạnh trong đời sống tộc người, tạo ra cú hích rất lớn để thay đổi nhận thức và thói quen lao động, thói quen ứng xử xã hội cho bà con đồng bào dân tộc Mông, giúp bà con tự tin một lòng, một dạ đi theo cách mạng, đi theo sự dẫn lối, chỉ đường của Đảng, Bác.
Ở phía Nam, dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, vấn đề Kinh – Thượng cũng là một trong những vấn đề nổi cộm và thường xảy ra các xung đột. Nhà Nguyễn, với sự non nớt và yếu hèn của mình, cũng không thể với tới khu vực Tây Nguyên để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn về sắc tộc. Để dễ bề quản lý, thực dân Pháp từng chủ động chia tách địa bàn cai trị. Tây Nguyên trở thành thủ phủ của người Thượng, người Kinh trở thành tộc người yếm thế tại đây. Cùng với đó, thực dân Pháp cho thành lập các tổ chức vũ trang độc lập của người Thượng để săn lùng và tiêu diệt các tổ chức ái quốc người Kinh…(3). Nguy hiểm hơn, tàn dư của “Vương quốc Sedang” do Nam tước Henri Mayrena lập ra từ 1898, cộng với các đơn vị “Bộ binh sơn chiến” với phiên chế là 1 tiểu đoàn người Thượng ở vùng Nam Trung bộ và chính sách “biệt lập hóa người Thượng” đã khiến tình hình chính trị tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ trở nên khá phức tạp.
“Năm 1912, khi được cử đến cai trị tỉnh Đắc Lắc, L. Sabatier đã đưa ra chủ trương “Đất thượng của người Thượng”, “Đất nào chúa nấy”, “Người nào có phong tục nấy”. Đặc biệt là tuyệt đối ngăn cấm người Kinh lên khai phá đất đai, làm ăn sinh sống, và định cư lập nghiệp, tại cao nguyên Trung phần. Chính tỉnh trưởng L. Sabatier là người đầu tiên thực hiện: nói giỏi tiếng Ê đê, vợ của ông ta là con gái của vị tù trưởng người Ê đê tên là Kun Yo No, và thực hiện việc xử kiện bằng toà án phong tục Ê đê…”(4).
Như vậy, sau khi tuyên bố độc lập, chính quyền cách mạng của chúng ta còn hết sức non trẻ, khả năng vũ trang cho quân đội còn hết sức hạn chế, việc xử lý các vấn đề nổi cộm về chính trị, trật tự xã hội… của quốc gia lúc này không thể hoàn toàn dựa vào vũ lực. Điều này rất cần đến tài điều hành, thao lược của người đứng đầu quốc gia. Chính tại đây, một lần nữa chúng ta được thấy rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác dân tộc trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân qua việc chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương cho tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam tại Pleiku – Gia Lai vào ngày 19/4/1946. Vấn đề hòa hợp các dân tộc đã được Đảng, Bác đặt ra và giải quyết hài hòa ngay sau khi thành lập nước có hơn 7 tháng. Sự kiện đặc biệt này đã tạo tâm thế phấn chấn, củng cố niềm tin cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Miền Nam và Tây Nguyên vào chính quyền cách mạng, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác trong suốt hành trình kháng chiến, kiến quốc sau này.
Dấu ấn của Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam ngày 19/4/1946 không chỉ có giá trị lịch sử với hoàn cảnh chính trị - xã hội – an ninh quốc phòng tại thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cho cả một thời ký đất nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”…, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số Miền Nam và Tây Nguyên, vốn cư trú chủ yếu tại dãy Trường Sơn và khu vực giáp ranh biên giới ở phía Nam tổ quốc thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác… Từ đó, củng cố và giúp bà con một lòng tin tưởng, hỗ trợ tối đa nhân lực, vật lực, đảm bảo bí mật cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến thắng lợi, thống nhất đất nước.
Trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường lịch sử, bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam đã trở thành lời căn dặn, khắc ghi trong tâm hồn của rất nhiều thế hệ đồng bào: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta(5).
Từ mạch nguồn của sợi dây đoàn kết các dân tộc ấy, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã cùng dắt tay nhau, đoàn kết lại, đi qua các cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, tương trợ lẫn nhau để cùng dựng xây và phát triển gia đình, cộng đồng, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
2. Những bài học cụ thể rút ra từ 2 sự kiện ổn định vùng tự trị “Vua mèo” và Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam (19/4/1946) ở hai miền Nam, Bắc trong những ngày đầu độc lập.
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 14% dân số, nhưng cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam lại cư trú trên gần 80% lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại khu vực miền núi, biên giới, vốn là những vị trí trọng yếu của quốc gia. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nhận thức rất rõ về vai trò quan trọng của công tác dân tộc trong quá trình củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Thực tiễn lịch sử cho thấy, vấn đề dân tộc là vấn đề mang tính lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia. Do đó, để thực hiện tốt công tác dân tộc, cán bộ cần nắm vững đời sống phong tục, tập quán, nhu cầu tâm lý của người dân.
Đây là điểm then chốt, tránh được các áp đặt chủ quan, duy ý chí vào đời sống văn hóa – xã hội của từng dân tộc. Bởi mỗi dân tộc đều có đời sống phong tục, tập quán mang đặc trưng riêng. Việc hiểu rõ đời sống phong tục, tập quán, nắm bắt thật tốt tâm lý cộng đồng của các dân tộc sẽ giúp Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp ban hành các quyết sách đúng đắn để giải quyết hài hòa lợi ích của cộng đồng các dân tộc nói chung và của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng. Hiểu bà con là cách ngắn nhất để củng cố và xây dựng niềm tin trong quá trình củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Giúp “ý Đảng” trở thành “lòng dân” trong mọi nơi, mọi lúc. Không hiểu bà con, áp đặt tư duy chủ quan, duy ý chí vào trong quá trình tuyên truyền, vận động nhiều khi sẽ tạo ra hiệu ứng ngược, thậm chí phản tác dụng.
Bà con các dân tộc thiểu số, do môi trường cư trú thường nằm trên một địa bàn rất rộng, ít có các sinh hoạt văn hóa đại chúng như ở đồng bằng, đô thị…, đời sống xã hội thường chủ yếu được điều hành bằng luật tục, tập quán pháp. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín…, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành đời sống, điều chỉnh hành vi và ý thức cộng đồng. Trong thói quen tư duy, bà con thường nặng về tư duy trực quan. Họ thường gắn bó trực tiếp với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, coi tự nhiên như một bản thể sinh mệnh liên quan trực tiếp với quá trình sinh tồn của tộc người, nên hầu hết các dân tộc thiểu số đều có lối sống giản dị, thân thiện, gần gũi, không ưa màu mè, khoa trương…
Chính vì vậy, trong đời sống tự nhiên và xã hội, họ ưa cách thực hành, làm theo các hình mẫu tiêu biểu, có sẵn trong đời sống cộng đồng, ít sáng tạo cái mới, hoặc hạn chế, dè dặt khi tiếp cận với cái mới, kể cả khi cái mới là những gì tích cực. Tất cả những thói quen ấy, đôi khi khoác lên cho đại đa số bà con các dân tộc thiểu số cái vỏ cam chịu trong quá khứ, đôi khi muốn thay đổi nhưng lại không biết từ đâu. Nắm bắt được những ưu nhược điểm ấy trong tập tính, tâm lý cộng đồng các dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẩn trương tiến hành 2 hoạt động đặc biệt nói trên để giúp bà con ở 2 điểm nóng nhất tại 2 miền Nam, Bắc nhận thức rõ vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời, một lòng trao gửi niềm tin và quyết đi theo cách mạng. Từ đó, đồng lòng cùng Đảng, Bác bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập – tự do cho quốc gia, dân tộc.
Nếu như trước cách mạng tháng 8/1945, đây là những điểm nóng, thường xuyên xảy ra các xung đột sắc tộc thì sau cách mạng, đây lại là những khu vực hậu phương hết sức vững chắc của Đảng, Nhà nước. Công tác dân tộc mà Bác thực hiện thần tốc trong buổi đầu thành lập nước đã để lại những bài học cách mạng hết sức sâu sắc, mang tầm lịch sử trọng đại. Những vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp đã được Bác giải quyết hết sức khéo léo, linh hoạt, gọn nhẹ, mang lại hiệu quả cách mạng rõ rệt cho các thế hệ tiếp nối.
Tuy nhiên, sự lơ là của một bộ phận cán bộ với công tác dân tộc đã khiến gần đây, nhiều địa bàn để xảy ra những hiện tượng đáng tiếc. Chẳng hạn như việc lợi dụng vấn đề dân tộc để xúi giục Mông theo đạo Tin Lành để lập “nhà nước Mông” hoặc các xung đột gần đây ở Đắc Lắc… Tất cả những hiện tượng này cần được coi là các cảnh báo cần thiết để chúng ta luôn ý thức rõ về công tác dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng, dài hơi, liên tục, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – an ninh quốc phòng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Càng nêu cao tình thần cảnh giác, gần dân, hiểu dân, lắng nghe và chia sẻ cùng bà con…, quá trình xây dựng và phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số mới diễn ra thuận lợi và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Một nhân tố nữa không thể nói đến là vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đời sống cộng đồng các dân tộc. Từ thực tiễn cách mạng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ với đội ngũ người có uy tín. Một số nhà nghiên cứu chính sách từng nói rằng đây là “điểm tựa của điểm tựa” trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị tại địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cần chú ý thêm nội dung đào tạo, rèn luyện và hỗ trợ các cá nhân phát huy tối đa khả năng cá nhân tại địa phương. Nhiều địa phương vẫn theo chủ nghĩa kinh nghiệm, người có uy tín thường là người lớn tuổi, chưa chú ý đến việc giới trẻ năng động, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình sinh kế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, công tác bình xét nhiều khi vẫn nặng về hình thức. Thậm chí, có đại biểu được coi là người có uy tín nhưng người dân không khỏi băn khoăn về “uy tín” thực sự của cá nhân đối với cộng đồng sở tại.
Bên cạnh việc xây dựng và củng cố đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín, do hầu hết bà con các dân tộc thiểu số vẫn giữ nhiều thói quen cũ, đặc biệt là thói quen ngại thay đổi, ngại tiếp thu cái mới, ngại phấn đấu…, nên trong quá trình thực thi chính sách dân tộc cần đặc biệt chú ý đến đội ngũ tinh hoa là người dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy, nếu như các cá nhân như ông Triệu Đức Thanh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang không dấn thân thuyết phục họ hàng đồng hành, thuyết phục để bà con người Dao ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thấy tầm quan trọng và nguồn lợi từ du lịch cộng đồng thì ngày nay, du khách chưa thể có nhiều điều kiện để trải nghiệm, khám phá và ngắm mùa gặt, màu nước đổ tại hệ thống ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, các thương hiệu nông sản, đặc biệt là chè cổ thụ, chè Shan tuyết của Hoàng Su Phì chưa thể có nhiều để xuất khẩu cả ở trong nước và ra thế giới như hiện nay. Minh chứng cụ thể này cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của đội ngũ tinh hoa là người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội…
Trở lại với vấn đề ưu tiên cho đào tạo tinh hoa là người dân tộc thiểu số của chủ tịch Hồ Chí Minh qua 2 sự kiện nói trên, chúng ta thấy rõ, Bác đã “gieo mầm cách mạng” vào ngay trong trái tim của thủ lĩnh tộc người, từ đó, gián tiếp củng cố niềm tin cộng đồng qua người đại diện, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Trong điều kiện chiến tranh, các đãi ngộ với người có uy tín chỉ thực hiện được chủ yếu với cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc, nhưng rõ ràng, việc tập trung cho đào tạo tinh hoa qua trường hợp đại biểu Quốc hội khóa I và khóa II Vương Chí Thành cũng là minh chứng hết sức quan trọng cho việc đầu tư đào tạo tinh hoa của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Hiện nay, trong chiến lược đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa xã hội – an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nghị quyết 88/2019/QH14 đã chỉ rõ các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, nhưng dường như vẫn chưa thấy các cơ quan chuyên môn đề xuất việc đào tạo tinh hoa từ nguồn nhân lực tại chỗ. Bởi đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bên cạnh việc hỗ trợ giảm nghèo trực tiếp, đội ngũ tinh hoa cũng là nguồn nhân lực quan trọng để tạo sinh kế trực tiếp cho bà con dân tộc thiểu số ngay tại cơ sở.
3. Gần 80 năm đã qua, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hôm nay đã có rất nhiều thành tựu khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội – an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, khi nhìn lại và cùng phân tích đánh giá, chúng ta càng thấy rõ sự thiên tài của Bác trong việc sử dụng kiến thức, sự hiểu biết uyên bác của mình để xử lý những vấn đề hết sức phức tạp về công tác dân tộc trong tình thế cấp bách của quốc gia, dân tộc. Những vấn đề tưởng chừng phức tạp, có nguy cơ uy hiếp chính quyền cách mạng non trẻ đã được Bác xử lý hết sức hài hòa, khéo léo, tạo ra một bài học cách mạng hết sức sâu sắc, mang sức sống bền lâu cho tất cả những người làm công tác dân tộc hiện tại và tương lai.
_________________________________________
(1) https://vnexpress.net/vua-meo-vuong-chinh-duc-va-ban-hoa-uoc-voi-phap-3797647.html
(3) https://vusta.vn/am-muu-cua-thuc-dan-phap-ve-van-de-dan-toc-o-tay-nguyen-1893-1954-p84709.html
(4) https://vusta.vn/am-muu-cua-thuc-dan-phap-ve-van-de-dan-toc-o-tay-nguyen-1893-1954-p84709.html
(5) https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/11183-bac-ho-voi-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so.html
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng - điều kiện để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2027
Ngày 19/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 – 2027.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận