Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên sóng truyền hình
Vai trò của của truyền hình
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII đều cảnh báo về nguy cơ suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nghị quyết TW4 khóa XII còn chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên đối chiếu vào đó để phê bình và tự phê bình. Những điều này đã cho thấy đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay.
Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình với đặc thù là một loại hình báo chí truyền tải thông tin thông qua hình ảnh và âm thanh, có tính thời sự cao, có sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức của khán giả, người xem đã và đang xung kích và khẳng định thế mạnh trong tuyên truyền, đấu tranh hiệu quả phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa".
Qua khảo sát 3 chương trình truyền hình chuyên sâu, chuyên biệt về đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là: Chương trình “Đối diện” với thời lượng 45 phút phát sóng vào 20h10 tối thứ 4 cuối cùng của tháng trên VTV1; chương trình “Đảng trong cuộc sống hôm nay” phát sóng 20h10 tối thứ 3, mỗi tháng 3 số (trừ thứ 3 cuối cùng của tháng), chương trình “Nhận diện sự thật” phát sóng lúc 20h45 trên kênh QPVN.
Các chương trình đã tập trung nhận diện và đấu tranh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng; tổ chức, đội ngũ; kinh tế; văn hóa; xã hội đồng thời kết hợp giữa chống và xây, tăng cường công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn có những hạn chế nhất định như chất lượng các chương trình chưa đồng đều, có chương trình còn khô cứng. Tin, bài phóng sự có tính chất đấu tranh mạnh mẽ vẫn chưa nhiều, chưa phát huy hết nguồn tài nguyên thông tin… Những hạn chế này phần nào khiến hiệu quả tuyên truyền chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Một số giải pháp
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo đối với tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên truyền hình. Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một việc làm cấp bách hiện nay. Tất cả các cấp ủy đều phải có trách nhiệm đấu tranh phòng chống, loại bỏ biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Cùng với đó, cần tăng cường sự lãnh đạo trong tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với các cơ quan chủ quản và các chương trình này. Đồng thời, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban biên tập đối với các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cùng với việc duy trì giao ban biên tập theo ngày, theo tuần, lãnh đạo các Đài, các Ban biên tập cần có sự định hướng tuyên truyền để phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình có điều kiện đeo bám cơ sở, phát huy tính năng động, sáng tạo lựa chọn được những vấn đề hay, cách làm tốt trong thực tiễn để xây dựng chương trình.
Thứ hai, thường xuyên nghiên cứu ý kiến công chúng, thiết lập đường dây nóng để kịp thời nắm bắt những vấn đề bức xúc, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khán giả xem truyền hình là tất cả tầng lớp, thành phần trong xã hội trong đó có cán bộ, chiến sĩ. Mỗi đối tượng lại có nhu cầu khác nhau. Đề nâng cao được hiệu quả tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, việc tìm hiểu nhu cầu của công chúng và tìm hiểu nhu cầu ấy là một công việc cần làm. Nghiên cứu công chúng có thể được tiến hành bằng nhiều cách như: phát phiếu hỏi điều tra dư luận xã hội; tập hợp ý kiến bạn xem truyền hình; phỏng vấn trực tiếp những đối tượng cần thiết… Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho lãnh đạo các Đài và những PV, BTV trực tiếp thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, cũng cần thiết lập đường dây nóng để kịp thời nắm bắt thông tin phản ánh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với các tổ chức, cá nhân. Công khai số điện thoại của chương trình trên sóng. Đây không chỉ đơn thuần thể hiện sự dân chủ hơn trong tuyên truyền mà còn tạo điều kiện cho bạn xem truyền hình có thể trực tiếp trao đổi với phóng viên nhiều vấn đề mà cả người làm chương trình và bạn xem chương trình cùng quan tâm.
Thứ ba, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Có thể nói trong bối cảnh cạnh tranh thông tin quyết liệt như hiện nay cũng như những diễn biến phức tạp của các thế lực thù địch thì các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức thể hiện để nâng cao chất lượng các chương trình. Các chương trình phải xây dựng theo hướng có chiều sâu, sinh động, có những nội dung, cách thể hiện mới lạ, dễ xem, dễ hiểu, khi đó công chúng mới dễ tiếp nhận. Để một chương trình phát sóng trở nên sinh động và hấp dẫn đối với công chúng, việc thường xuyên thay đổi “khẩu vị” cho công chúng là rất cần thiết.
Thứ tư, kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả giữa “chống” với “xây”. Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải quán triệt tốt quan điểm toàn diện, gắn chặt giữa “xây” và “chống”, biểu dương và phê bình. Đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ là đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà điều quan trọng là khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó xây dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn cho đông đảo quần chúng nhân dân và toàn xã hội.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý của Ban Biên tập và PV, BTV thực hiện chương trình. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần xây dựng một chiến lược phát triển chung thống nhất và hợp lý, một bộ máy quản lý lãnh đạo thống nhất và hoàn chỉnh, một cơ chế điều hành chỉ đạo cụ thể, rõ ràng.
Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức, ý thức chính trị cũng cần tăng cường trao đổi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện chương trình những kiến thức mới, hiện đại về hướng đi, hướng phát triển mới của truyền hình. Việc đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sẽ góp phần phát huy nội lực trong mỗi con người sẽ là cơ sở để các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các kênh sóng được chất lượng, hiệu quả hơn.
Thứ sáu, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của các chương trình. Bên cạnh việc đổi mới về nội dung, hình thức thì việc quan tâm đầu tư, trang bị thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng chương trình.
Bên cạnh đó các Đài cũng cần có chế độ trả thù lao, nhuận bút, định mức thỏa đáng. Với các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả cao, tạo được dư luận tốt cần có khen thưởng và động viên tác giả kịp thời. Có như vậy, mới khơi dậy được tinh thần sáng tạo, đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”./.
____________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 21.12.2020
Trần Thanh Hưng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
- Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
- Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
- Lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong những chủ đề phổ biến trên báo chí
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 42: Phố sách Hà Nội - Điểm hẹn tri thức
-
2
Về tộc danh "Mán" trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 1946
-
3
Khoa Quan hệ quốc tế 40 năm xây dựng và phát triển
-
4
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
5
Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta
-
6
Vai trò của podcast quảng cáo đối với doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng đối với xây dựng Đảng về đạo đức
(LLCT&TT ĐT) Xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, giúp Đảng hoàn thành trọng trách của mình trước nhân dân, dân tộc. Tư duy lý luận của Đảng về đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động xây dựng Đảng. Bài viết đã phân tích sự phát triển tư duy lý luận của Đảng đối với xây dựng Đảng về đạo đức qua các thời kỳ cách mạng trên bốn nội dung: vai trò giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đối với xây dựng Đảng về đạo đức; mục tiêu xây dựng Đảng về đạo đức; nội dung, giải pháp trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng về đạo đức với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhiều nhận định, định hướng, chỉ đạo quý báu đối với báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những chỉ đạo có tính hệ thống, xuyên suốt trong các bài phát biểu, bài báo từ năm 1986 đến năm 2022. Trên cơ sở phân tích các định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
(LLCT&TTĐT) An ninh môi trường đã được đề cập tới từ rất sớm, được xem như một trong những vấn đề cấp bách của nhân loại, và sau này được xếp là một thành tố của lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bài viết này tóm lược nhận thức về an ninh môi trường trên thế giới và Việt Nam, và khái quát hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay thông qua Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Từ đó, đặt vấn đề truyền thông cũng là một phần của giải pháp trong vấn đề an ninh môi trường và đề xuất các yêu cầu đối với nhà báo truyền thông về môi trường hiện nay.
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực báo chí theo hướng chuyển đổi số là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công đối với công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay, trong đó, tập trung đào tạo về nội dung và công nghệ. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí cần được coi là trọng tâm và cấp thiết quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số báo chí.
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt, là tiền đề cho sự phát triển, là động lực cho xây dựng, định hình thương hiệu, uy tín của nhà báo và cơ quan báo chí. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt, áp lực của chuyển đổi số hiện nay, nhà báo, cơ quan báo chí phải thực hành văn hóa thường xuyên, mỗi ngày.
Bình luận