Đào tạo nhân lực cho báo chí chuyển đổi số
Chìa khóa chuyển đổi số báo chí: Nhân lực chứ không phải công nghệ
Cho đến nay, nhiều cơ quan báo chí vẫn còn loay hoay với câu hỏi: chuyển đổi thế nào, kinh phí ở đâu, dùng công nghệ gì và nhân lực thì thiếu cả lượng và chất. Báo chí chuyển đổi số là việc tận dụng tốt nhất công nghệ vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông. Giai đoạn 1 của báo chí số (hay báo internet, báo mạng điện tử, báo online) bắt đầu từ những năm 1992, với sự xuất hiện của tờ Chicago Tribune (Mỹ). Bước sang giai đoạn 2 (những năm 2010) với sự xuất hiện của “Tòa soạn hội tụ”, “Báo chí đa phương tiện”, “Báo chí đa nền tảng”, “Báo chí di động”, “Báo chí mạng xã hội”... Năm 2018 là cột mốc mở ra giai đoạn 3 của quá trình chuyển đổi số báo chí. Trong giai đoạn này, ngày 30/11/2022, công nghệ ChatGPT (phát minh bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI, Mỹ) ra đời, mở ra cơ hội, đồng thời cũng là thách thức to lớn hơn cho báo chí.
ChatGPT có thể phân tích dữ liệu để tạo ra các tác phẩm báo chí như do nhà báo sáng tạo, nhưng nhanh hơn rất nhiều, và thậm chí hấp dẫn hơn. Mathias Doepfner, lãnh đạo tập đoàn truyền thông Axel Springer (Đức) đã tuyên ngôn, ChatGPT có thể tạo nên một cuộc cách mạng thông tin, và rằng, “chỉ những cơ quan tạo ra được nội dung gốc xuất sắc nhất mới có thể tồn tại”(1).
Như vậy, ba trụ cột chính của câu chuyện chuyển đổi số thông minh là: công nghệ - tài chính - nhân lực. Cho đến thời điểm hiện nay, công nghệ chuyển đổi số đã có sẵn để các cơ quan báo chí áp dụng bất cứ thời điểm nào. Về bản chất, công nghệ chỉ còn là... đòn bẩy; tài chính chỉ là phương tiện. Tài chính mạnh, thì tòa soạn có thể mua phần mềm thông minh, hiện đại bậc nhất, có thể thuê công ty công nghệ viết phần mềm quản trị hệ thống với chi phí lớn, lên tới hàng tỷ đồng. Tài chính không mạnh, thì vài trăm triệu cũng hoàn toàn có thể xây dựng phần mềm quản trị hệ thống với các tính năng phù hợp cho chuyển đổi số.
Như vậy, quan trọng nhất vẫn là con người. Để có thể chuyển đổi số thành công, nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chuyển đổi số báo chí phụ thuộc rất lớn vào nhân lực ở tất cả các khu vực khác nhau trong cơ quan báo chí: Lãnh đạo, quản lý cấp cao; lãnh đạo, quản lý cấp trung; quản lý cấp cơ sở; đội ngũ cán bộ, phóng viên. Tất cả như những mắt xích quan trọng để vận hành cỗ máy chuyển đổi số. Nếu một mắt xích bị lỗi, cỗ máy sẽ ì ạch, kém hiệu quả, thậm chí không thể hoạt động.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhiều lần khẳng định: Câu chuyện chính của cách mạng công nghệ 4.0, của chuyển đổi số là có muốn hay không, có dám hay không, chứ không phải có khả năng hay không. Trước hết, phải bắt đầu từ nhận thức, quyết tâm của người đứng đầu trong việc dẫn dắt chuyển đổi số.
Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Chuyển đổi số, trước hết phải nghĩ đến yếu tố con người. Sự đổi mới sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không có kỹ năng để sử dụng nó. Con người là yếu tố quan trọng nhất, cần phải đầu tư một cách có chọn lọc những người có khả năng thích nghi với những kỹ năng, ham học hỏi và linh hoạt(2).
Nhà báo “all-in-one”
Công nghệ, tài chính chỉ là đòn bẩy, còn làm thế nào để tạo được dấu ấn, để mỗi tờ báo đều mang bản sắc riêng, không bị nhạt nhòa, hòa lẫn trong dàn đồng ca thông tin, mới là bản chất. Chính thế, chuyển đổi số thách thức nhà báo phải làm được nhiều điều khác biệt, dựa vào công nghệ để tạo nên một tờ báo thông minh, tờ báo thích ứng. Người cần chuyển đổi số đầu tiên là tổng biên tập. Với tư cách người thuyền trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động và chất lượng của tờ báo, người quyết định bản sắc, diện mạo của tờ báo, người điều khiển nhân sự và duyệt chi tài chính, người quyết định hạng mục đầu tư công nghệ..., nếu tư duy của tổng biên tập “đứng yên tại chỗ”, thì tờ báo không bao giờ chuyển đổi số được và kéo theo đội ngũ nhân viên ì trệ, lạc hậu.
Tổng biên tập phải thực sự thấu hiểu mục tiêu chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ kỹ thuật, nền tảng dữ liệu và quy trình, quản trị nhân sự và văn hóa số. Cụ thể hơn, từ phương thức lãnh đạo truyền thống, bàn giấy, sang lãnh đạo số, tổng biên tập phải có kỹ năng tổng hợp: Kỹ năng quản trị tòa soạn số, quản trị nhân lực báo chí số, quản trị kinh tế số, quản trị văn hóa báo chí số, quản trị an ninh thông tin số, quản trị nội dung số, quản lý dữ liệu và công chúng báo chí số...
Nhìn vào thực tế các cơ quan báo chí chuyển đổi số mạnh ở Việt Nam như Nhân Dân, VnExpress, Vietnamplus, Vietnamnet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh..., tổng biên tập đều là những người tiên phong chuyển đổi, am hiểu công nghệ, chú trọng xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên, quyết liệt tăng cường sử dụng các công cụ digital vào mọi hoạt động của tòa soạn...
Với các nhà báo, “cũng phải có ý thức sử dụng công nghệ, và thay đổi nhận thức về công nghệ sử dụng”(3) - khẳng định của nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn. Và không chỉ dừng lại ở kỹ năng sử dụng công nghệ, nhà báo của báo chí chuyển đổi số phải có kỹ năng “chuyển đổi số toàn diện”, kỹ năng “all-in-one”: kỹ năng sử dụng công nghệ làm báo digital; kỹ năng khai thác, kiểm chứng, bảo mật thông tin số; kỹ năng sáng tạo và tổ chức sản phẩm báo chí đa phương tiện; kỹ năng hợp tác liên ngành; kỹ năng làm việc với IA, ChatGPT; tác nghiệp văn hóa thích ứng với báo chí chuyển đổi số...
Với khu vực kỹ thuật viên cho báo chí chuyển đổi số, cũng cần được trang bị nhiều kỹ năng, chẳng hạn: Kỹ năng sử dụng các nền tảng và công nghệ chuyển đổi số; kỹ năng thiết kế và trình bày báo chí số; kỹ năng ứng dụng công nghệ bảo mật thông tin số; thực hành số hóa tài nguyên thông tin cơ quan; thực hành số hóa dữ liệu nội bộ; sáng tạo xu hướng công nghệ...Như vậy, chuyển đổi số bắt buộc mọi nhà báo - từ cấp cao đến nhân viên, đều phải chuyển động mạnh mẽ, về cả phẩm chất lẫn kỹ năng.
Đào tạo nghiệp vụ chuyển đổi số cho nhà báo
Có 3 thách thức lớn nhất đối với nhà báo hiện nay là: 1) Chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật công nghệ và kỹ năng tác nghiệp báo chí chuyển đổi số; 2) Các tòa soạn chưa đầu tư về công nghệ chuẩn, đồng bộ, nên nhà báo chưa có cơ hội thực hành; 3) Nhiều nhà báo vẫn đang quen với tư duy làm báo truyền thống, sức ì lớn, ngại thay đổi. Báo chí sẽ tiến triển qua nhiều chu kỳ chuyển đổi số để thực sự trở thành báo chí thông minh. Vì vậy, bắt buộc các tòa soạn, các nhà báo phải thay đổi. Để hỗ trợ nhà báo chuyển đổi số toàn diện “all-inone”, Nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ sở đào tạo phải cùng phối hợp để đào tạo, bồi dưỡng, mở ra cơ hội học tập thường xuyên, chính thức cho các nhà báo. Điều đáng mừng là ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhà báo; hỗ trợ phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí.
Dẫu vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí chuyển đổi số của Nhà nước cũng chỉ là “phần ngọn”, là giải pháp cấp bách. Tương lai báo chí nchuyển đổi số còn dài, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nguồn lực cho báo chí chuyển đổi số toàn diện, thực chất, bài bản. Trách nhiệm đó thuộc về các cơ sở đào tạo báo chí. Những nôi đào tạo nhân lực báo chí lớn tại Việt Nam như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã và đang chuyển động khá mau lẹ để bắt nhịp xu thế đào tạo báo chí chuyển đổi số. Không chỉ đưa vào chương trình chính khóa các chuyên đề về báo chí số, lồng ghép trong các môn học để sinh viên được tiếp cận sớm lý thuyết và thực hành kỹ năng, các trường còn thiết kế khóa bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí chuyển đổi số, dành cho đối tượng chính là các nhà báo, các lãnh đạo, quản lý báo chí, bao gồm cả tổng biên tập, phó tổng biên tập.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Chuyển đổi số trong đào tạo báo chí đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như các sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung. Để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới trong bối cảnh số, các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông sẽ phải chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện. Các chương trình đào tạo báo chí cần cân bằng giữa khối kiến thức nền tảng, lý thuyết và kỹ năng thực hành. “Trước khi thực hành nghề, các phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp phải được đào tạo căn bản, dần dần đào tạo nâng cao, bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
Nếu chương trình đào tạo hàn lâm, người học sẽ thiếu kiến thức thực tế và tốn thêm thời gian tích hợp kỹ năng sau khi ra trường. Nếu chương trình học chỉ đào tạo kỹ năng, người học sẽ thiếu kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội và đặc biệt là các phương pháp luận, phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề dẫn đến có thể viết những bài sáo rỗng, không có chiều sâu và góc nhìn riêng”.
PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang
Mô hình đào tạo “đưa tòa soạn đến giảng đường”, gắn đào tạo với thực tiễn báo chí được các cơ sở đào tạo áp dụng rộng rãi, toàn diện. Những chuyên gia báo chí truyền thông chuyển đổi số, những nhà báo giỏi, những tổng biên tập tâm huyết... được nhà trường mời vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm trên các giảng đường thường xuyên. Sinh viên được mở ra cơ hội thực tập, thực hành ngay tại chính các tòa soạn, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các nhà báo, được sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại của tòa soạn. Nhờ đó, đã có những lứa sinh viên thích ứng rất nhanh với công nghệ, phát huy kỹ năng và khả năng sáng tạo báo chí số.
Chuyển đổi số đang dẫn dắt báo chí khai phá những tiềm năng truyền thông siêu lớn dựa trên nền tảng công nghệ tân tiến và năng lực sáng tạo vô tận của con người. Dễ hiểu khi khái niệm “Nhà báo “allin-one”” đang và sẽ là định hướng trong đào tạo nhân lực cho báo chí chuyển đổi số. Đào tạo báo chí theo mô hình “đưa tòa soạn đến giảng đường”, gắn đào tạo với thực tiễn báo chí đang là hướng đi đúng đắn. Và, nếu được sự cộng đồng, gắn kết trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa giữa Nhà nước - cơ quan chủ quản - cơ quan báo chí - cơ sở đào tạo, với những cam kết chiến lược, đầy đủ cơ sở pháp lý, thì bài toán “nhân lực chuyển đổi số toàn diện” cho báo chí sẽ được giải dễ dàng, đem lại triển vọng lớn mạnh cho báo chí Việt Nam./.
__________________________________________________
(1) Jonathan Yerushalmy, German publisher Axel Springer says journalists could be replaced by AI, https://www.theguardian.com/technology/2023/m ar/01/german-publisher-axel-springer-says-journalists-could-be-replaced-by-ai.
(2), (3) Phát biểu của nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Phát biểu của nguyên Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn. Tại Diễn đàn“Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn”do Hội Nhà báo Việt Nam - Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp Báo Tuổi trẻ tổ chức trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2022. Nguồn: https://nhandan.vn/chuyen-doi-so-truoc-het-phaitap-trung-vao-yeu-to-con-nguoi-post693101.html.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo, ngày 06/12/2023
Bài liên quan
- Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay
Công tác tuyên giáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, thông qua định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong thời gian qua, Đảng bộ quận Nam Từ Liêm đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác tuyên giáo trên địa bàn, qua đó đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Bài viết phân tích thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận Nam Từ Liêm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ quận trong thời gian tới.
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Bình luận