Đổi mới chương trình thời sự truyền hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn rộng lớn, bằng phẳng không bị chia cắt bởi núi rừng hiểm trở, vì vậy truyền hình quốc gia và khu vực có thể phủ sóng trên diện rộng. Để tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa nhất có thể tiếp cận thông tin trên truyền hình Việt Nam (VTV) tất cả các đài phát thanh truyền hình (PT-TH) địa phương đều tiếp sóng chương trình thời sự buổi tối 19h của VTV1. Chương trình này được đông đảo người dân ĐBSCL quan tâm theo dõi vì nó đề cập đến những vấn đề thời sự mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Nhưng người dân đồng bằng còn có nhu cầu rất lớn trong việc cập nhật thông tin về địa phương nơi mình cư trú, học tập và làm việc. Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ (CVTV) thường gọi là đài khu vực ĐBSCL có nhiệm vụ cung cấp cho người dân vùng châu thổ tin tức thời sự cũng như khái quát diễn biến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội… khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, do CVTV còn lệ thuộc vào năng lực công tác của các đài truyền hình tỉnh nên việc phân bố thông tin về các địa phương thường không đều, đồng thời thiếu phân tích sâu những vấn đề mà người dân các địa phương cho là quan trọng, cần thiết đối với họ. Người dân muốn kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình thời sự tỉnh nhà, những vấn đề mới nảy sinh đâu đó xung quanh mình (cả tích cực lẫn tiêu cực). Trong thời kỳ đổi mới, lãnh đạo các địa phương trong khu vực ĐBSCL cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp P -TH, xem đây là công cụ quan trọng giúp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân, là diễn đàn để nhân dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng đối với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Đó chính là những điều kiện thuận lợi để các đài PT-TH địa phương khu vực ĐBSCL tăng năng suất phát sóng, cải tiến nâng cao chất lượng các chương trình thời sự. Hiện nay, trong một tỉnh (thành), người dân ĐBSCL có thể đọc được nhiều loại báo, tạp chí, có thể xem cùng lúc nhiều đài PT-TH khác nhau. Vì vậy mà họ có điều kiện so sánh, đòi hỏi việc đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH nói chung, trong đó có chương trình thời sự truyền hình địa phương.
Qua điều tra xã hội học (tháng 5.2005) thì tại tỉnh Đồng Tháp có khoảng 40% người xem không thường xuyên theo dõi chương trình truyền hình địa phương và truyền hình khu vực - CVTV mà chỉ xem thời sự VTV1. Nhưng nếu khảo sát chương trình thời sự của VTV1 chúng ta dễ dàng nhận thấy có một hạn chế là thông tin thời sự thường nghiêng về khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hơn là khu vực Trung Bộ và Nam bộ… Trong khi đó báo viết của các tỉnh hiện nay đa số chỉ phát hành một tuần 2 đến 3 kỳ, số lượng phát hành thường cũng rất hạn chế. Do đặc điểm cơ chế tổ chức PT-TH chung, phóng viên của các đài tỉnh trong khu vực ĐBSCL có nhiệm vụ cung cấp thông tin thời sự cho cả truyền hình và phát thanh. Nhưng họ thường cung cấp tin bài cho truyền hình sớm hơn, tạo ưu thế về tính nhanh nhạy thông tin cho thời sự truyền hình. Chính vì những lý do trên mà chương trình thời sự truyền hình các địa phương thường được sự quan tâm theo dõi và góp ý của đông đảo công chúng hơn là các kênh truyền thông đại chúng khác trong tỉnh… Điều đó đặt ra cho các đài truyền hình địa phương khu vực ĐBSCL nhiệm vụ quan trọng là phải làm sao cung cấp cho người xem những chương trình thời sự bổ ích và đủ sức hấp dẫn.
Hiện nay, tất cả 13 đài PT-TH địa phương khu vực ĐBSCL đều phát sóng ba chương trình thời sự truyền hình trong ngày (sáng, trưa và tối) với thời lượng mỗi chương trình từ 15 đến 20 phút. Chương trình thời sự buổi tối được xem là chương trình thời sự chính trong ngày. Tập trung đưa những thông tin chính trị quan trọng của tỉnh và các huyện thị, cơ sở; phản ánh những sự kiện xảy ra hàng ngày trong đời sống nhân dân. Chương trình thời sự buổi sáng thường phát lại chương trình buổi tối. Chương trình buổi trưa được xây dựng mới với kết cấu nhiều tiểu mục, chuyên đề và điểm qua một số thông tin quan trọng trong nước và khu vực. Một số đài như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… có thêm phần thời sự chính trị và thể thao quốc tế, làm đa dạng phong phú bản tin thời sự địa phương vốn bị “thành kiến” là chương trình chính trị khô khan (so với các chương trình giải trí - giáo dục). Dù có một phần tin tức quốc tế, nhưng nhiệm vụ chính của chương trình thời sự truyền hình địa phương là phản ánh một cách tổng hợp mọi mặt của đời sống trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh quốc phòng… đã và đang diễn ra ở địa phương mình, tham gia đấu tranh chống tiêu cực; chống lại âm mưu của các thế lực thù địch muốn chống phá những thành tựu đổi mới của địa phương và của đất nước... Vì thế đài truyền hình các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được nhiều người xem.
Thực tế cho thấy, báo chí ở khu vực ĐBSCL nói chung và các đài PT-TH đã làm tốt chức năng nhiệm vụ của báo chí, tạo được sự tin cậy đối với lãnh đạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia thực hiện các phong trào hành động cách mạng tại địa phương.
Những người chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất chương trình thời sự đang tìm biện pháp cải tiến quy trình tổ chức sản xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn trong các công đoạn phối hợp, nâng cao chất lượng thông tin theo xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân trong vùng.
Rõ ràng, những người làm thời sự ở các đài truyền hình địa phương khu vực ĐBSCL đã ý thức rằng cần phải xem yếu tố cạnh tranh thông tin là một động lực để đổi mới chương trình thời sự truyền hình. Hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều khó khăn, cơ chế tài chính, nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, thì sự nỗ lực của các đài truyền hình địa phương trong mục tiêu đổi mới chương trình nói chung và chương trình thời sự nói riêng để khỏi tụt hậu trong cuộc chạy đua cạnh tranh thông tin giữa các đài truyền hình địa phương là một tín hiệu đáng mừng. Điều này đã góp phần làm cho đời sống báo chí ở khu vực ngày càng sôi động. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của một vùng đất màu mỡ đầy tiềm năng kinh tế ở phía Nam Tổ quốc./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền Số tháng 6.2006
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ Ban Quản lý khoa học nhiệm kỳ 2025-2027: Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Đột phá – Phát triển
Sáng 06/03/2025, tại phòng họp số 1001, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Quản lý khoa học tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận