Từ khoá : phát triển

109 bài viết

Khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế những thập kỷ tới, thể hiện khát vọng xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới sâu sắc. Bài viết nhận diện những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế; chỉ ra các điểm nghẽn trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; phát hiện những động lực mới; qua đó đề ra phương hướng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước tiệm cận với sự phát triển kinh tế tiềm năng, sớm đạt mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam thịnh vượng mà Đại hội đã đề ra.

Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong phát triển văn hóa Việt Nam

Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong phát triển văn hóa Việt Nam

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Từ các nguyên tắc trong bản Đề cương: “dân tộc, khoa học, đại chúng”, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa đã không ngừng được bổ sung, phát triển qua các giai đoạn cách mạng. Sau 80 năm, những nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Thường thức chính trị

Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Thường thức chính trị

Tác phẩm “Thường thức chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày cụ thể, toàn diện những quan điểm về chính trị, cung cấp những tri thức phổ thông cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần đáp ứng nhiệm vụ cách mạng thời điểm tác phẩm ra đời. Bài viết làm rõ những giá trị của tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trên phương diện tư tưởng, chính trị, tổ chức, từ đó vận dụng, liên hệ đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.

Hồ Chí Minh kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng quyết định thành công

Hồ Chí Minh kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng quyết định thành công

Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, từ đó đã giải đáp những đòi hỏi từ thực tiễn, là nền tảng quyết định thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Ngày nay Đảng ta tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực tiễn mới, là cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chấn hưng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Chấn hưng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nguồn lực nội sinh cho quá trình phát triển đất nước. Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc giữ gìn, khai thác và phát triển các giá trị văn hóa có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Thực tế đất nước, cho thấy, chấn hưng và phát triển văn hóa vừa là khát vọng nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ chính trị cấp thiết của chúng ta hiện nay.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, phát triển con người và những gợi ý tham chiếu cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, phát triển con người và những gợi ý tham chiếu cho Việt Nam

Con người là nhân tố quyết định thành công trong chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, xây dựng, phát triển con người là mối quan tâm thường trực của cả nhân loại. Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng, phát triển con người của các quốc gia có giá trị tham chiếu trong hoạch định các chính sách xây dựng, phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.

Cách mạng thông tin hiện đại và những tác động toàn cầu

Cách mạng thông tin hiện đại và những tác động toàn cầu

Cách mạng thông tin toàn cầu hiện đại (Cách mạng thông tin lần thứ năm) và những chuyển biến mà nó đã và đang đem lại cho toàn xã hội và mỗi người, là mở đầu và nội dung chủ yếu của kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Thực chất của cách mạng thông tin hiện đại là gì, cuộc cách mạng này mang đến điều gì mới cho xã hội và con người, cần phải làm gì để hài hòa nhu cầu và năng lực của con người với dòng thông tin đa tầng và biến đổi như vũ bão hiện nay... Bài viết góp phần làm rõ các vấn đề nêu trên.

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

(LLCT&TT) Nhu cầu báo chí - truyền thông (BC-TT) nói chung và sản xuất nội dung BC-TT nói riêng đang và sẽ bùng nổ trong kỷ nguyên số. Các tổ chức công và tư đều cần phải tương tác và gắn kết với nhiều nhóm khách hàng và đối tác khác nhau trên các nền tảng số, mạng xã hội. Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đang rất “khát” nhân sự làm về truyền thông và nội dung, nhu cầu này được dự báo sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực BC-TT. Chuyển đổi số trong đào tạo BC-TT không chỉ dừng lại ở việc số hóa (digitization) và ứng dụng công nghệ (digitalization) mà đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như các sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung.

Di cư lao động của người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ

Di cư lao động của người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ

(LLCT&TTĐT) Di cư lao động trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, quá trình này cũng có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để giúp bảo đảm ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và của người dân Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nói riêng. Bài viết bên cạnh việc dựa trên thông tin từ tài liệu tham khảo, các số liệu và nhận định còn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài KX.02 (2018) “di dân các dân tộc thiểu số, những vấn đề đặt ra và giải pháp” tại 10 tỉnh trên cả nước do tác giả và cộng sự thực hiện.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc

(LLCT&TT) Bài viết làm rõ quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa cho đến nay. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn khởi đầu tìm tòi; giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN); giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Qua các giai đoạn này Trung Quốc đã đưa ra nhiều đột phá trong những chính sách cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, tập trung ở cải cách doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phát huy tinh thần tự lực, tự cường dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Phát huy tinh thần tự lực, tự cường dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Tinh thần tự lực, tự cường là một trong những giá trị cốt lõi của hệ giá trị tinh thần Việt Nam hiện nay, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bài viết làm rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của tinh thần tự lực, tự cường trong hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam; đề xuất giải pháp phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong xây dựng và phát triển đất nước theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng.

Khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn góp phần bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng

Khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn góp phần bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, khoa học lý luận chính trị và khoa học xã hội và nhân văn nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm sâu sắc, phong phú hơn những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bài viết phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng và đề xuất khuyến nghị, giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, góp phần bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, xuất bản số trở thành xu thế tất yếu của ngành xuất bản, đòi hỏi các đơn vị xuất bản cần xây dựng định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển xuất bản số để đáp ứng nhu cầu xã hội và bắt kịp xu thế của thời đại.

Niềm tin xã hội trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Niềm tin xã hội trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong lý luận của triết học Mác - Lênin, niềm tin là một hợp phần quan trọng trong thế giới quan khoa học, cái làm cơ sở, định hướng và làm nền tảng, động lực cho hoạt động của con người. Nếu như động lực phát triển của quốc gia, dân tộc được bắt đầu bằng động lực của các cá nhân trong các cộng đồng, nhóm, tầng lớp, giai cấp... thì niềm tin của các cá nhân trong các cộng đồng, nhóm, giai cấp là động lực để cộng đồng vượt qua các khó khăn, trở ngại... trở thành một động lực phát triển của cả quốc gia, dân tộc. Bài viết phân tích làm rõ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và trong khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

XEM THÊM TIN