Đối ngoại Đảng góp phần quan trọng, nổi bật vào thành tựu chung của đất nước

Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp với nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện, tác động đa chiều đến các nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế… Trong đó, nổi lên vấn đề cạnh tranh nước lớn diễn ra gay gắt, toàn diện, thậm chí mang tính đối đầu; các cuộc xung đột, điểm nóng diễn ra với quy mô, phạm vi địa lý và mức độ ảnh hưởng rộng. Chạy đua vũ trang được đẩy mạnh trở lại, trong đó có chạy đua vũ trang hạt nhân. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều rủi ro trước mắt và lâu dài. Thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng… tiếp tục biểu hiện gay gắt.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế rất khó khăn, công tác đối ngoại của đất nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, đột phá, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 diễn ra ngày 19-12-2023: Công tác đối ngoại, ngoại giao đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng ấn tượng trong kết quả, thành tựu chung của đất nước những năm qua.
Trong đó, đối ngoại Đảng với vai trò là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại toàn diện, hiện đại đã có những đóng góp rất quan trọng, nổi bật vào thành tựu chung của đất nước, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Đồng thời, đóng góp vào phong trào đấu tranh chung của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Năm 2023, đối ngoại Đảng đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, nòng cốt trong định hướng chiến lược chủ trương, đường lối đối ngoại, trong đó tham mưu với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9-1-2023 về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Đây là Nghị quyết toàn diện đầu tiên của Bộ Chính trị về đối ngoại kể từ Nghị quyết số 13 (khóa VI) tháng 5-1988. Tiếp đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác ngoại giao kinh tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, việc tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng và chủ trương đối với các vấn đề phức tạp nảy sinh.
Thứ hai, các hoạt động đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, toàn diện, kịp thời và hiệu quả, đóng góp quan trọng trong xây dựng nền tảng chính trị vững chắc và là điều kiện thuận lợi cho quan hệ của Việt Nam với các nước, trong đó có các nước láng giềng có chung biên giới, các nước lớn, đối tác quan trọng, tạo thế chủ động chiến lược, củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, mở rộng không gian hợp tác quốc tế phục vụ phát triển đất nước và hội nhập. Trong đó, hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao phát huy vai trò tạo nền tảng quan trọng và định hướng lâu dài trong quan hệ Việt Nam với các nước. Năm 2023, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chủ trì gần 50 hoạt động đối ngoại, trong đó có nhiều hoạt động đặc biệt quan trọng như chủ trì Cuộc gặp cấp cao lần thứ hai giữa ba đồng chí đứng đầu ba Đảng của Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia (tháng 9-2023); chủ trì đón và hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12-2023), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (tháng 11-2023), hội đàm với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất D.Medvedev (tháng 5-2023)…
Đồng chí Thường trực Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong hệ thống các cơ quan của Đảng và tổ chức chính trị - xã hội đã thăm, làm việc ở nhiều nước, đón và tiếp xúc với hàng trăm lãnh đạo, đại diện của các đối tác quốc tế. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là bí thư các tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương cũng tham gia nhiều hoạt động đối ngoại ở cấp Trung ương và địa phương. Qua đó, Đảng ta đã tăng cường sự ủng hộ của lãnh đạo chính trị ở các nước đối với việc phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực, trao đổi kinh nghiệm, lý luận, nâng cao vị thế của Đảng, của đất nước. Đối ngoại Đảng đã chủ trì và phối hợp hết sức hiệu quả với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, huy động sức mạnh tổng thể của các lực lượng trong hệ thống chính trị tổ chức thành công các hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng.
Với Lào và Căm-pu-chia, Cuộc gặp cấp cao lần thứ hai giữa ba đồng chí đứng đầu ba Đảng của Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia (tháng 9-2023), các cuộc gặp giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, giữa các đồng chí Thủ tướng ba nước và Hội nghị cấp cao đầu tiên của Quốc hội ba nước (tháng 12-2023) tiếp tục khẳng định mạnh mẽ truyền thống đoàn kết đặc biệt, sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau; trong đó, hợp tác kinh tế được xác định là lĩnh vực đột phá và hợp tác quốc phòng - an ninh là trụ cột đều đạt những tiến triển mới.
Với Trung Quốc, chuyến thăm Việt Nam rất thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phu nhân (tháng 12-2023) cùng với chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những dấu ấn lịch sử trong quan hệ hai Đảng, hai nước. Đảng, Nhà nước Trung Quốc khẳng định Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Những sự kiện đặc biệt quan trọng này làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, tạo thêm điều kiện thuận lợi quan trọng mới để phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vững chắc, ổn định và thiết thực hơn nữa. Trong năm qua, hợp tác giữa hai nước được mở rộng, có nhiều điểm mới.
Quan hệ với Mỹ và Nga tiếp tục được tăng cường, phát triển thực chất và hiệu quả. Với Mỹ, việc lần đầu tiên nước ta đón Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước (tháng 9-2023) theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nâng cấp khuôn khổ quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện là sự kiện đối ngoại mang tính lịch sử, góp phần khẳng định rõ các nguyên tắc căn bản của quan hệ hai nước và hiện thực hóa tầm nhìn, mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dày công thúc đẩy trong nhiều thập kỷ.
Chuyến thăm đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy chiều sâu, toàn diện quan hệ hợp tác song phương, qua đó xác lập khuôn khổ bền vững, ổn định, lâu dài cho quan hệ giữa hai nước, mở ra không gian mới cho hợp tác song phương, đặc biệt là tạo bước phát triển mới về hợp tác kinh tế và đột phá về khoa học - công nghệ. Với Nga, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga D.Medvedev (tháng 5-2023), góp phần khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; quan hệ hợp tác chặt chẽ, tin cậy chính trị cao giữa hai Đảng là nền tảng quan trọng cho quan hệ lâu dài, bền vững giữa hai nước.
Thứ ba, quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính và các đảng có vai trò quan trọng tại các nước lớn, đối tác quan trọng, các nước trong khu vực; quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân và bạn bè truyền thống được duy trì và thúc đẩy, có chuyển biến mới. Quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính, đảng có vai trò quan trọng ở các nước đã giúp phát huy nền tảng chính trị tích cực cho quan hệ hợp tác song phương. Điểm nhấn trong năm 2023 là ta đón thành công Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất (ER); duy trì trao đổi đoàn và đối thoại chính sách với Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) cầm quyền và Đảng Cánh tả Đức. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao trên kênh đảng giữa Đảng ta và các chính đảng ở Nhật Bản góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực.
Quan hệ giữa Đảng ta và các đảng chính trị khu vực, Đông Nam Á, châu Âu được củng cố. Quan hệ hợp tác giữa Đảng ta và một số đảng có vị thế tại Mỹ La-tinh, châu Phi đạt nhiều kết quả thực chất, củng cố vững chắc nền tảng quan hệ với các nước khu vực. Nội dung trọng tâm là chia sẻ, trao đổi lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trên các lĩnh vực như xây dựng Đảng, tuyên giáo, tư tưởng chính trị, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp, tuyên truyền, thông tin đối ngoại; hợp tác đào tạo; thúc đẩy triển khai và cụ thể hóa các thỏa thuận cấp cao, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ song phương.
Thứ tư, Đảng ta tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực tại các cơ chế đa phương chính đảng như Cuộc gặp quốc tế giữa các đảng cộng sản và công nhân quốc tế (IMCWP), Diễn đàn Xao Pao-lô, Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và nhiều hội nghị đa phương chính đảng quan trọng khác, thể hiện vai trò và uy tín của Đảng ta.
Thứ năm, công tác thông tin đối ngoại Đảng đã được triển khai tích cực, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng việc triển khai các hoạt động chính trị đối ngoại đặc biệt quan trọng trong năm 2023 của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Trung ương Đảng. Cung cấp những thông tin quan trọng cho các đối tác, các đảng bạn về tình hình Đảng, đất nước, chủ trương, đường lối đối ngoại, phát triển của đất nước ta, tranh thủ sự đoàn kết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao uy tín, vị thế của Đảng và đất nước, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng.
Thứ sáu, công tác phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ba trụ cột đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương đối ngoại. Sự phối hợp giữa các cơ quan đối ngoại trong công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo, tổ chức các hoạt động đối ngoại cấp cao, xử lý các tình huống phát sinh, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các hoạt động đối ngoại... đều được nâng cao hơn, thiết thực hơn.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc, đa chiều, đa cấp độ đến môi trường an ninh, phát triển của đất nước ta, đặt ra nhiều vấn đề mới. Trong bối cảnh đó, để tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của đối ngoại Đảng, cần tập trung vào một số trọng tâm sau:
1. Nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu, tham mưu, thẩm định, dự báo chiến lược, kịp thời đề xuất các chủ trương, đề án, giải pháp, chính sách đối ngoại; đồng thời phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đối ngoại. Chú trọng công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận về đối ngoại trên cơ sở những kinh nghiệm, thành tựu đạt được trong thời gian qua phục vụ hiệu quả cho việc tổng kết 40 năm đổi mới toàn diện đất nước và chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
2. Tiếp tục phát triển sâu rộng các mối quan hệ đối ngoại của Đảng, tăng cường tin cậy, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ song phương với các nước. Phát huy kết quả đã đạt được trong công tác đối ngoại năm 2023 và nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII, tranh thủ cơ hội chiến lược của những thuận lợi mới mở ra để thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược của đất nước. Phát huy hiệu quả đối ngoại Đảng trong định hướng chiến lược tổng thể quan hệ song phương với các nước láng giềng có chung biên giới, các nước XHCN; tạo đột phá, mở rộng mạnh mẽ quan hệ hơn nữa với các đảng cầm quyền, các đảng tham chính và các chính đảng khác ở các nước và các đối tác quan trọng của Việt Nam.
3. Tham gia chủ động và tích cực, phát huy vai trò, sáng kiến, trách nhiệm tại các diễn đàn đa phương chính đảng của các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả và các chính đảng ở khu vực và trên thế giới. Đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương chính đảng, đề xuất và thúc đẩy các sáng kiến; nâng cao vị trí, vai trò, uy tín của Đảng ta.
4. Phát huy hiệu quả đối ngoại Đảng thông qua mở rộng hơn nữa chủ thể tham gia, đối tác quan hệ, đổi mới phương thức quan hệ và phương thức hợp tác. Nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại Đảng; làm sâu sắc và nâng cao tính thiết thực của nội dung, cơ chế hoạt động, các thỏa thuận ký kết; đôn đốc triển khai thực chất, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao.
5. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, các quy chế, quy định về công tác đối ngoại của Đảng. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trên kênh đối ngoại Đảng, tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.
Những kết quả quan trọng của công tác đối ngoại Đảng năm 2023 có được là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, thường xuyên của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Kết quả đó đã khẳng định mạnh mẽ đường lối đổi mới, định hướng phát triển đất nước và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của ta theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, góp phần củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại của ta, tiếp tục nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín quốc tế của Đảng và đất nước ta trên trường quốc tế./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 12/2/2024
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và đa dạng, công tác quản lý thông tin về tôn giáo trở nên quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm đoàn kết dân tộc và nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và các phong trào thi đua, cuộc vận động do MTTQ phát động liên quan đến đời sống của đồng bào tôn giáo. Vì vậy, nghiên cứu quản lý thông tin về văn hoá tôn giáo trên báo chí của MTTQ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận