Giá trị bền vững của tư tưởng C.Mác về nghệ thuật
1. Bản chất của nghệ thuật
Trong suốt lịch sử phát triển, con người đã sáng tạo ra những điều kỳ diệu, không chỉ là cải tạo, chinh phục thiên nhiên, mà quan trọng hơn cả là tìm thấy ý nghĩa của sự sống. Ý nghĩa của sự sống khởi nguyên là những hoạt động tự phát như biết chôn cất người chết, vẽ lên các hang động những hình ảnh trực quan, sinh động, cũng như hát lên những câu hát trữ tình. Nghệ thuật ra đời như một cách thức để đi tìm ý nghĩa của sự sống. Tuy nhiên, khác với tôn giáo, con người nương tựa, lệ thuộc nhiều vào thần thánh, thì trong nghệ thuật, con người đã biết tạo nên một thế giới cho riêng mình, đó là thế giới của cái đẹp.
Nghệ thuật là sản phẩm của quá trình lao động, cộng hưởng cảm hứng sáng tạo, sự tự do của con người trong hành trình phát hiện, tìm kiếm và lưu giữ cái đẹp. Con người không tự giới hạn mình trong những hoạt động ăn, ở, mặc, một cách thuần túy bản năng và vật chất mà tạo dựng nên thế giới văn hóa nghệ thuật, từ đó tìm ra quy luật vận động của cái đẹp trong đời sống xã hội.
Như vậy, từ tự phát đến tự giác, nghệ thuật ra đời là một quá trình tất yếu và vai trò của nó không chỉ dừng lại ở mức độ thoả mãn nhu cầu tự thân của các cá nhân mà còn hướng tới phục vụ xã hội. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, nghệ thuật tham gia vào đời sống chính trị như một vũ khí thực thụ bởi không có một hình thái ý thức xã hội nào có thể lay động tình cảm, tác động vào nhân cách làm thay đổi thói quen, hành động một cách mạnh mẽ như nghệ thuật.
2. Nghệ thuật đối với cuộc đời của C.Mác
Trong thực tế, nghệ thuật không phải là một đặc ân cho riêng một nhóm người nào, mà ai cũng có khả năng và quyền được thưởng thức nghệ thuật. C.Mác biết sáng tác thơ từ khi 15 tuổi. Những bài thơ tình của C.Mác rất nồng nàn và đầy chất cách mạng. Khi nói về nghệ thuật, ông đã có lần bộc bạch: Nghệ thuật là niềm vui cao nhất mà con người tự hiến cho mình. Như vậy, C.Mác đã khẳng định giá trị tự thân của nghệ thuật, điều mà trước đây, một số nhà nghiên cứu ngại ngần khi đề cập đến bởi quá coi trọng giá trị nhân sinh của nghệ thuật mà đôi lúc phớt lờ tính vị nghệ thuật của nó.
Cuộc đời và tên tuổi của C.Mác gắn với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, trong đó việc chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa các hình thái ý thức xã hội với tồn tại xã hội đã xây dựng nên phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, một thành tựu vĩ đại. Sau này, các nhà mác-xít phát triển lý luận của C.Mác để xây dựng nên những lĩnh vực mới, trong đó nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống xã hội. Từ tư tưởng nghệ thuật của C.Mác, mỹ học Mác - Lênin ra đời, mở ra một cách tiếp cận mới cho việc xây dựng nền nghệ thuật tương lai - nghệ thuật XHCN.
3. C.Mác đối với sự nghiệp xây dựng nền nghệ thuật XHCN
Tư tưởng của C.Mác về nghệ thuật bền vững theo thời gian. Điều này được minh chứng qua những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm về tính hiện thực, nhân sinh của nghệ thuật.
Theo quan điểm của C.Mác, nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo đặc thù của con người nhưng không phải vì thế mà xa rời hiện thực. Tính hiện thực ở đây là nghệ thuật phục vụ ai? Phục vụ quần chúng nhân dân hay là sản phẩm chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc và giàu có? Thái độ coi thường thị hiếu nghệ thuật của những tầng lớp được coi là “tầng lớp thấp” trong xã hội đã bộc lộ chân tướng đặc quyền nghệ thuật của giai cấp phong kiến và tư sản.
Nghệ thuật ban đầu có thể là để “mua vui” (Nguyễn Du) nhưng không thể không phản ánh nỗi thống khổ và bị chèn ép của nhân dân lao động dưới ách áp bức của giai cấp phong kiến cũng như giai cấp tư sản. Chính vì vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác khẳng định rằng, nghệ thuật không chỉ mang tính dân tộc, tính giai cấp mà còn mang tính nhân dân. Nghệ thuật phản ánh tinh thần của thời đại nhưng không phải để phô trương vẻ hào nhoáng và diêm dúa của tầng lớp quý tộc, thói hợm hĩnh của giai cấp tư sản mà là liều thuốc, là món ăn tinh thần cho đa số tầng lớp dân cư trong cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Các quan điểm về mỹ học nói chung và nghệ thuật nói riêng trước C.Mác đã có những đóng góp quan trọng trong việc phân tích nguồn gốc và bản chất nghệ thuật nhưng không tránh khỏi những hạn chế khi đưa nghệ thuật vào “tháp ngà” của nó và trở thành sở hữu của tầng lớp giàu có và quyền lực. Cách nhìn duy tâm và siêu hình đã phủ nhận vai trò chủ thể sáng tạo của con người và chia cắt vai trò to lớn của nghệ thuật đối với đời sống xã hội. Với C.Mác, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh tồn tại xã hội nhưng thông qua các hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của xã hội (suy thoái hay tiến bộ) có thể được nhìn thấy thông qua các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật.
Tuy nhiên, các hình tượng nghệ thuật không thể đại diện cho một số ít nào đó mà phản ảnh tâm tư, nguyện vọng cho cả một cộng đồng, dân tộc, cao hơn là diện mạo của một thời đại. Tư tưởng của C.Mác không chỉ khẳng định sức mạnh chủ thể to lớn của quần chúng nhân dân trong việc sáng tạo ra nghệ thuật mà còn nêu lên sự tác động to lớn của nghệ thuật đối với đời sống xã hội. Bằng chứng hùng hồn đó là sự ra đời của nền nghệ thuật hiện thực XHCN của hệ thống các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu. Những thành tựu nghệ thuật rực rỡ ấy là không thể chối cãi, phủ nhận cho dù mô hình CNXH tại Liên Xô và Đông Âu bị tan rã cùng với sự xuyên tạc, phủ định của các thế lực thù địch về nền nghệ thuật hiện thực XHCN trong lịch sử.
Ở Việt Nam, nền nghệ thuật hiện thực XHCN đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những tác phẩm nghệ thuật đó không chỉ có sức tác động mạnh mẽ đến quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất, mà còn thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của đại bộ phận người dân. Các tầng lớp nhân dân đều tìm thấy chính mình trong các tác phẩm. Số phận và diện mạo của người dân được thời đại khẳng định trong tác phẩm nghệ thuật Việt Nam là một minh chứng cho bản chất của nền nghệ thuật hiện thực XHCN. Đó chính là đặc điểm, là sự ưu việt và nhân bản mà những người mácxít đã đóng góp cho nghệ thuật nhân loại.
Việc khẳng định chân lý “nghệ thuật thuộc về nhân dân” không đồng nghĩa với cách hiểu ai cũng có thể là một nghệ sĩ. Năng lực thơ ca, âm nhạc, hội họa, văn chương đều tiềm ẩn trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nghệ sĩ, nghệ nhân. Sự ngộ nhận này, nếu được cổ súy sẽ dẫn đến tình trạng tầm thường hóa nghệ thuật, tạo ra ảo tưởng cho một số nghệ sĩ “nửa vời”, đồng thời tạo ra thái độ thiếu tôn vinh, trân trọng đối với những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật chân chính.
C.Mác từng cho rằng, nghệ thuật thuộc về nhân dân nhưng đó là một quá trình đào luyện các giác quan của con người, trong đó, tai và mắt có vai trò vô cùng to lớn trong sáng tạo nghệ thuật. Theo ông, “lịch sử con người là lịch sử đào luyện ngũ quan”. Ngũ quan lại là cơ sở cho nghệ thuật. Việc sắp xếp các loại hình nghệ thuật như: nghệ thuật thị giác, nghệ thuật thính giác, nghệ thuật ngôn từ... đã nói lên điều đó. C.Mác cho rằng, quá trình phát triển các giác quan đã tạo ra sự phân công lao động xã hội trong nghệ thuật, hình thành đội ngũ văn nghệ sỹ - chủ thể sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật phục vụ nhân dân.
Thứ hai, tính chính trị trong nghệ thuật.
Từ khi có giai cấp và đấu tranh giai cấp, nghệ thuật và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghệ thuật rất dễ bị tổn thương nếu như chính trị can thiệp quá sâu vào tự do tư tưởng hay áp đặt sự phục vụ. Chính trị sẽ đánh mất sự ủng hộ và động lực cần thiết nếu như không nhìn thấy “sức mạnh mềm” trong văn hóa - nghệ thuật. Trong trường hợp này, để tìm kiếm sự đồng thuận giữa nghệ thuật và chính trị thì cái đích cuối cùng là phải hướng về lợi ích của người dân, của dân tộc. Đó chính là quan điểm của C.Mác về tính chính trị trong nghệ thuật, là sự gắn kết tất yếu giữa Đảng, nhân dân và đội ngũ văn nghệ sĩ trong hành trình xây dựng nền nghệ thuật XHCN.
Thứ ba, tính độc lập tương đối của nghệ thuật.
C.Mác cho rằng, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều đi liền với một kiểu văn hóa nhất định để chỉ ra quy luật vận động của các hình thái ý thức xã hội nhưng điều đó không có nghĩa ông đã tuyệt đối hóa luận đề đó như một sự bất di bất dịch. Tài năng của C.Mác là ở chỗ, ông chỉ nói rằng “xét đến cùng” thôi, bởi lẽ trong thực tiễn, nghệ thuật không hoàn toàn trùng khớp với sự phát triển kinh tế. Tư tưởng của C.Mác về tính độc lập tương đối của nghệ thuật là một phát hiện vĩ đại khẳng định sức mạnh tự thân của nghệ thuật với tư cách là thành tố đặc thù của văn hóa. Ông viết: “Đối với nghệ thuật người ta biết rằng trong những thời kỳ hưng thịnh nhất nghệ thuật hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất xã hội, của cái xương sống của tổ chức xã hội”(1).
Thực tế cho thấy, việc hiểu sai ý tưởng của C.Mác đã có thời kỳ làm cho nhận thức về bản chất của nghệ thuật bị méo mó. Nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung được hiểu như là “cái đuôi” theo sau kinh tế. Sự ngộ nhận nguy hiểm này đã làm cho việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở một số quốc gia trở nên chệch hướng. Điều này lừa dối và che dậy thói vị kỷ của một bộ phận những người giàu có và làm tổn thương lòng tự trọng của đa số người dân. Nghệ thuật không phải là đặc ân, không phải là sở hữu của những kẻ giàu có. Sự tăng trưởng kinh tế có thể tạo tiền đề, điều kiện cho mọi người dân hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự phát triển lệch lạc nhân cách và tâm hồn của con người - nhân tố được hình thành, tạo dựng bằng niềm tin đạo đức, tôn giáo và nghệ thuật.
Việc đánh giá thấp vai trò của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có nghệ thuật của một số nhà lý luận trước đây đã làm mất đi tính năng động của nghệ thuật. C.Mác đã từng cảnh báo điều này trong các tác phẩm của mình. Sự không tương thích giữa nghệ thuật với kinh tế không chỉ nói đến tính đặc thù của nghệ thuật mà quan trọng là vạch ra đường lối phát triển văn hóa - nghệ thuật, bởi lẽ không thể chờ đến khi có nhiều của cải, kinh tế tăng trưởng cao mới phát triển văn hóa - nghệ thuật. Thực tế lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII là một minh chứng cho sự không đồng đều và tương thích trên, khi kinh tế và chính trị giai đoạn này suy thoái nhưng đã xuất hiện nhiều tác phẩm bất hủ trong đó có Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nếu giữ cách nhìn thiếu biện chứng và cứng nhắc đó, chúng ta sẽ không thể lý giải được những thành tựu nghệ thuật Việt Nam trước năm 1975 và sự trống vắng sau này, đặc biệt là từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, khi tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức khá cao từ 7,5%/năm trở lên nhưng lại chưa có những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc xứng tầm với bề dày lịch sử dân tộc. Trong khi đó, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trước đây rất khó khăn, gian khổ nhưng họ đã để lại một kho tàng sử thi đồ sộ cho nền văn hóa nước nhà. Những cứ liệu sinh động ấy đã khẳng định giá trị của những tư tưởng nghệ thuật của C.Mác.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa nghệ sỹ (cá nhân) và công chúng (cộng đồng), giữa sáng tạo và giá trị trong nghệ thuật.
C.Mác cho rằng với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, sự phản ánh của nghệ thuật không chỉ là sự sao chép thuần tuý mà có sức tác động to lớn đến đời sống xã hội; triết học không chỉ giải thích thế giới mà quan trọng là cải tạo thế giới. Điều này đã nói lên vai trò to lớn của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có nghệ thuật. Thực tiễn cho thấy, từ khi ra đời đến nay, nền nghệ thuật XHCN đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại. Thông qua nghệ thuật, mỗi quốc gia, dân tộc bộc lộ sức sống và bản sắc văn hóa của mình trong tiến trình lịch sử. Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, niềm tin và hành động của nhân dân, có nhiều hình tượng nghệ thuật trở thành lẽ sống cho các thế hệ thanh thiếu niên. Hình tượng Paven Coócaghin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” trong văn học hiện thực XHCN ở Liên Xô trước đây và Anh Núp ở Việt Nam... đã cảm hóa hàng triệu con tim yêu nước, khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, trở thành động lực to lớn cho cách mạng.
Ở nước ta, nền nghệ thuật XHCN đã có những đóng góp lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những hình tượng nghệ thuật như Anh Núp, chị Sứ, chị Út Tịch, anh Trỗi... đặc biệt là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có sức sống mạnh mẽ, đã khắc sâu vào tâm thức của toàn dân tộc.
Động lực to lớn của nghệ thuật không chỉ thúc đẩy sự phát triển trong những thời điểm giai cấp thống trị hướng vào lợi ích nhân dân mà còn thể hiện ở chỗ sẵn sàng trở thành “lực lượng đối lập” nếu như sự tồn tại của giai cấp thống trị đi đến chỗ bảo thủ, thối nát, xa rời lợi ích dân tộc, nhân dân. Trong những trường hợp này, sự “nổi loạn” của nghệ thuật là cần thiết để đấu tranh tìm sự công bằng cho đa số người dân. Nghệ thuật chân chính luôn đứng về phía nhân dân trong những thời điểm như vậy.
Bên cạnh những tác động tích cực, C.Mác cũng chỉ ra một số ảnh hưởng trái chiều của nghệ thuật đối với xã hội. Lịch sử nghệ thuật có những giai đoạn suy thoái nhất định khi một số nghệ sĩ bị tha hóa, bị cám dỗ bởi quyền lực và tiền bạc. Trong những trường hợp đó, hình tượng nghệ thuật bị bóp méo, các nhân vật trong tác phẩm không còn là biểu tượng của cái tốt, cái đúng và cái đẹp mà là hiện thân của cái xấu, cái sai. Một số nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật không xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, của dân tộc mà nhằm thỏa mãn thị hiếu tầm thường của một nhóm người nào đó trong xã hội. Trong những thời điểm như vậy, giá trị của nền nghệ thuật XHCN đã bị đánh cắp và bị xuyên tạc.
Sản phẩm nghệ thuật sẽ không có giá trị nếu như người nghệ sĩ chỉ tập trung vào cái tôi nhỏ bé và ích kỷ của mình. Những tác phẩm cổ súy cho bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy... sẽ làm thui chột hy vọng của con người, biến con người trở thành nô lệ cho bản năng, cái ác và cái xấu xa. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, một số nghệ sĩ đã đi vào con đường đó nhằm phô trương, đánh bóng tên tuổi của mình. Mạng xã hội cùng với công nghệ lăng - xê hiện đại đã tô vẽ một số nghệ sĩ như “một phát hiện” nhưng không thể che đậy được bản chất của vấn đề.
Trong quy luật của văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng, sáng tạo thuộc về cá nhân nhưng những sáng tạo đó chỉ có ý nghĩa khi được cộng đồng thừa nhận giá trị. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là mối liên hệ giữa sáng tạo và lưu giữ. Sẽ không có một tác phẩm nghệ thuật nào có giá trị thực sự mà lại không được cộng đồng chấp nhận. Ngược lại, dù nghệ sĩ có sáng tạo ra bao nhiêu tác phẩm đi nữa mà không đi vào tâm thức cộng đồng, không phản ánh tâm tư, nguyện vọng người dân thì cũng trở nên vô nghĩa và bị đào thải. Thực tiễn nghệ thuật thế giới đã chứng minh điều đó khi có nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ đã được công chúng và cộng đồng lưu giữ như một tài sản chung.
Nhìn chung, sự phát triển đạt đến đỉnh cao của nền nghệ thuật XHCN, đặc biệt là trong văn học hiện thực XHCN ở thế kỷ XX là một thành tựu đáng trân trọng trong kho tàng nghệ thuật thế giới. Sự thoái trào của hệ thống XHCN trong cuối thế kỷ XX tác động rất lớn đến sự phát triển nền nghệ thuật XHCN. Tuy nhiên, hệ thống lý luận của C.Mác về tính độc lập tương đối của nghệ thuật vẫn được xem là chân lý trong di sản văn hóa nhân loại./.
________________________________________________
(1) C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin (1977), Về văn hóa nghệ thuật, Nxb Sự thật, H., tr.33.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật (1990), Nxb. Mỹ thuật, H.,.
2. Đỗ Huy (1996), Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, H.,.
3. Đỗ Huy (2002), Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, H.,.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 8.1.2022
Bài liên quan
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác xây dựng Đảng
- Nâng cao tính chính đáng cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay
- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả
- Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khát vọng xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc hiện nay
- Một số vấn đề về nhận diện bản chất của chủ nghĩa tư bản trong thời đại mới, góp phần củng cố vững chắc định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ truyền thông, báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí truyền thống đứng trước cơ hội và thách lớn. Báo chí nước ta là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng, đáp ứng yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác xây dựng Đảng
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác xây dựng Đảng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp to lớn đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Đối với công tác xây dựng Đảng, Đồng chí giữ vai trò là ngọn cờ lý luận, là người truyền cảm hứng, là nhà lãnh đạo xuất sắc trong thực hành công tác xây dựng Đảng, là người cộng sản mẫu mực, là tấm gương sáng ngời cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện.
Nâng cao tính chính đáng cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Nâng cao tính chính đáng cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Trong quá trình thực thi quyền lực chính trị, tính chính đáng cầm quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tính chính đáng được xây dựng dựa trên cơ sở niềm tin của người dân đối với chủ thể cầm quyền, là sự thừa nhận rằng, chủ thể đó xứng đáng được cầm quyền. Nếu chủ thể cầm quyền có tính chính đáng cao, khi đưa ra các quyết định, các mệnh lệnh, mức độ chấp hành của người dân cũng cao. Điều này quy định tính hiệu quả của việc thực thi quyền lực.
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả
Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một chủ trương mới, được đưa ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm 2021. Tuy nhiên, nội dung, phương thức, bản chất của quản trị quốc gia là vấn đề còn khá mới mẻ và có nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quản trị quốc gia như thế nào? Bài viết góp phần thảo luận và phân tích, làm rõ những nội dung liên quan đến những vấn đề đó.
Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khát vọng xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc hiện nay
Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khát vọng xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc hiện nay
Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng ta kế thừa, vận dụng xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Trong bối cảnh mới hiện nay, nhiệm vụ tiếp tục quán triệt giá trị chân lý trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Bình luận