Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nông nghiệp: một số quan điểm lớn
Trong di sản lý luận của Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam có cả một hệ luận điểm, tư tưởng và vị trí, vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp
Ngày 23.5.1958, tại Đại hội chiến sỹ thi đua nông nghiệp toàn quốc lần thứ ba, Hồ Chí Minh khẳng định kinh tế nông nghiệp của ta có vị tró quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân(1). Khẳng định như vậy là vì nước ta từ khi miền Bắc được giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội, về cơ bản, vẫn là nước có nền công nghiệp lạc hậu, tuyệt đại bộ phận dân cư là nông dân, sản phẩm thu nhập từ nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Sau năm 1975 cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các giai cấp và tầng lớp xã hội đã có sự thay đổi lớn, tương quan giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi không nhỏ, nhưng nhìn chung, nông dân Việt Nam vẫn chiếm đông trong dân cư, nông nghiệp Việt Nam còn là ngành kinh tế, sản xuất lớn nhất so với các ngành kinh tế khác. Thậm chí cho đến nay, đầu thế kỷ 20, nền kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn còn ở vị trí quan trọng hàng đầu về số lượng lương thực, thực phẩm mà nó đáp ứng cho xã hội, về nguyên vật liệu mà nó cung cấp cho các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, về lượng hàng xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, máy móc, kỹ thuật từ nước ngoài...Những điều đó không hẳn là dấu hiệu đáng mừng, khả quan, phản ánh trình độ kinh tế và mức sống cao của Việt Nam, nhưng rõ ràng là minh chứng khẳng định của Bác Hồ là phản ánh chính xác thực tế.
Đại hội III của Đảng họp tháng 9.1960 khẳng định kinh tế nông nghiệp có vị trí quan trọng. Trên diễn đàn của Đại hội này, đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng nói: "Trong nền kinh tế quốc dân miền Bắc, nông nghiệp chiếm bộ phận rất quan trọng: nông dân lao động là một lực lượng sản xuất to lớn. Muốn đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải đi từ nông nghiệp... Vì thế, cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa"(2).
Báo cáo chính trị tại Đại hội V Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh, "coi trọng nông nghiệp là mặt trận hàng đầu"(3). Đảng ta xác định nền kinh tế nông nghiệp là như thế vì, Việt Nam, khi ấy, quả đúng là chưa có sự đổi khác về vị trí của nền kinh tế nông nghiệp, chứ không phải chỉ là sự nhắc lại, thậm chí, là sự vận dụng máy móc tư tưởng mang giá trị là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.
Như thế là, Hồ Chí Minh và cả Đảng ta nữa, đều khẳng định vị trí hàng đầu của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Trong một bài viết cho tạp chí Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội, số 2.1960, có tựa Ba mươi năm hoạt động của Đảng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta cho rằng, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam khi được khôi phục, có tác dụng " hàn gắn các vết thương chiến tranh, ổn định kinh tế và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân ta". Hồ Chí Minh viết tiếp trong văn kiện trên: "nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng" và khi được cải tạo, phát triển thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác và tạo ra được điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà(4).
Ngày 22.7.1961, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III, Hồ Chí Minh lại một lần nữa khẳng định các tác dụng nói trên của kinh tế nông nghiệp và nhấn mạnh thêm: nền kinh tế nông nghiệp của ta còn là cơ sở vững mạnh để phát triển công nghiệp và đấu tranh thực hiện hoà bình, thống nhất Tổ quốc(5).
Đảng ta trong quá trình đấu tranh cách mạng luôn tỏ ra quán triệt nghiêm túc và triệt để các quan điểm, tư tưởng nói trên của Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp. Chẳng hạn, Đại hội IV xác định nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, phát triển nông nghiệp nhằm "bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho xã hội và có lương thực dữ trữ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu"(6). Chủ trương, đường lối của Đảng ta về kinh tế nông nghiệp được các Đại hội kế trước và sau Đại hội IV thông qua, về cơ bản, đều nhất trí với đại hội đầu tiên của thời kỳ cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Xem thế, nhiều văn kiện Đảng đã có sự vận dụng nghiêm chỉnh tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng phải khẳng định rằng, đến Đại hội VI, Đảng ta mới có bước tiến đặc biệt quan trọng trong nhận thức và hành động theo chỉ dẫn của Người. Báo cáo chính trị của Đại hội VI - Đại hội đổi mới để phát triển - ghi rõ: "Nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ phải tạo ra sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của mình và đóng góp ngoại tệ cho nhà nước"(7). Rõ ràng ở đây Đảng ta đã có một sự điều chỉnh đáng kể về chủ trương, đường lối đối với nông nghiệp. Đại hội VI không chỉ xác định nông nghiệp phải tạo ra sản phẩm xuất khẩu, mà còn nhấn mạnh ngành sản xuất, kinh tế này phải tạo ra sản phẩm xuất khẩu, mà còn nhấn mạnh ngành sản xuất, kinh tế này phải đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu và thu ngoại tệ về cho Nhà nước. Và cũng từ đây, kinh tế nông nghiệp Việt Nam có bước chuyển biến tích cực. Trước đây chúng ta thường giảng dạy trong các nhà trường, tuyên truyền trên các phương diện thông tin đại chúng rằng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam bộ là hai vực lúa lớn, con người Việt Nam cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Vậy mà điều phi lý sau đây vẫn khó khắc phục trong một thời gian dài: cho dù trong hoà bình, sản xuất nông nghiệp ở ta vẫn không tạo ra được một khối lượng lương thực, thực phẩm đủ dùng; nhiều năm phải nhập khẩu, hoặc được viện trợ không hoàn lại. Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu lớn. Ngành sản xuất, kinh tế nông nghiệp đã đạt được những kỳ công. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII ghi nhận điều đó như sau: "Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1998 còn phải nhập khẩu hơn 45 vạn tấn gạo, nay... đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất khẩu - nhập khẩu"(8).
Những điều giải trình ở trên cho thấy không phải lúc nào khả năng cũng trở thành hiện thực, và từ khả năng đến hiện thực sáng sủa như thế của kinh tế nông nghiệp Việt Nam, ngoài sự nỗ lực của quần chúng nhân dân, phải kể đến chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ chủ trương, đường lối đúng là nhân tố có ý nghĩa cực kỳ lớn để vực dậy nền kinh tế nông nghiệp nước ta, làm cho nó phát huy được tiềm năng và tác dụng tích cực.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng ta còn có nhiều luận điểm đề cập mối quan hệ hữu cơ giữa nông nghiệp và công nghiệp.
"Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vững chắc - Hồ Chí Minh viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - thì nông nghiệp nhất định phát triển tốt. Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Công nghiệp phát triển thì sẽ giúp nông thôn về thuỷ lợi, về phân bón, về công cụ cải tiến, về máy móc nông nghiệp, về sức điện..."(9). ở đây, Người giải trình khá nhiều yếu tố, lĩnh vực (quan hệ sản xuất mới, nông nghiệp, công nghiệp...) có mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia phát triển.
Từ Đại hội III, Đảng ta bàn luận nhiều và kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp nói chung và với công nghiệp nặng nói riêng. Tại phần về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc của Báo cáo chính trị đọc trước Đại hội III nhấn mạnh: "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp cả công nghiệp nhẹ"(10). Chỉ nội một mệnh đề ngắn gọn này cũng đã lột tả được rất rõ chủ trương, quan điểm của Đảng là đồng thời coi trọng, phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân (có bao hàm nông nghiệp), trong đó, công nghiệp nặng được ưu tiên hơn.
Tại Đại hội IV của Đảng (họp tháng 12.1976, lúc cả nước đã hoà bình, thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội) tiếp tục bàn luận vè mối quan hệ giữa kinh tế nông nghiệp và công nghiệp một cách cụ thể và chi tiết. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua tại Đại hội này ghi rõ: "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp... làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại"(11). Đến đây, Đảng ta vẫn có chủ trương cùng xây dựng, phát triển công nghiệp và nông nghiệp, trong đó ưu tiên, chú trọng hơn về công nghiệp nặng, coi phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là cơ sở để phát triển công nghiệp nặng. Đường lối xây dựng, phát triển kinh tế này do Đại hội IV đề ra được Đại hội V của Đảng khẳng định lại để tiếp tục thực hiện(12). Về phương diện chính trị, cách mạng, về quan điểm phát triển cũng như về khả năng thực thi, tức là làm cho nó trở thành hiện thực thông qua hành động thực tiễn.
Nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng, chúng ta thấy trong đó có nhiều luận điểm, tư tưởng, chủ trương chứng tỏ một sự trăn trở về vấn đề cải tạo và phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Về tính cấp thiết của vấn đề cải tạo và phát triển nông nghiệp, Hồ Chí Minh đã bàn luận có sức thuyết phục trong một văn kiện quan trọng công bố cả ở trong và ngoài nước ta từ đầu năm 1960. Tại đây, theo Người, ở ta nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế quốc dân, là nguồn cung cấp lương thực cho cả nước, nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, là nguồn xuất khẩu quan trọng... cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, phải có một nền công nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh, mới tiến hành được sự nghiệp công nghiệp hoá(14). Thao tác tư duy và lập luận này của người sáng lập Đảng ta có tóm tắt như sau: phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp bách vì nó tạo ra sản phẩm nuôi sống dân số cả nước và điều kiện để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, để tiến hành công nghiệp hoá.
Hồ Chí Minh và Đảng ta còn đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp qua từng giai đoạn. Trong văn kiện đã dẫn trên đây và bài viết dưới tiêu đề Guồng máy nông nghiệp, đăng báo Nhân dân, ngày 28.4.1961, Bác Hồ đã chỉ rõ nông dân vốn làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa), đến cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, đó là những giai đoạn tiến lên của nền kinh tế nông nghiệp nước ta.
Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đã đánh dấu những bước phát triển đột phá mới trong nông nghiệp. Từ đây chấm dứt có bản tình trạng ít hoặc không quan tâm đến năng suất, hiệu quả để chuyển sang một thời kỳ mới chú trọng nhiều đến sản phẩm lao động trong sản xuất nông nghiệp. Phương thức khoán này cùng với việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ và người làm nông nghiệp đã đưa năng suất lao động nông nghiệp lên cao đến mức trước đó còn là lý tưởng, mục tiêu phấn đấu chứ không thể trở thành hiện thực. Trước khi áp dụng khoán này thì chỉ tiêu đặt ra là 5 tấn thóc/1ha gieo trồng. Con số này đã trở nên quá nhỏ bé trong thời kỳ thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp; lúc này không phải là 5, mà là 7, là 8, thậm chí hơn 10 tấn thóc/1hagieo trồng. Khoán sản phẩm là lối khoán đặc biệt chú ý đến năng suất, hiệu quả sản phẩm lao động.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là chủ trương, đường lối, chính sách được bàn luận nhiều trong các Đại hội VIII và IX của Đảng. Khi nó được thực thi đồng thời quán triệt các quan điểm: coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, lấy việc phát huy nguồn lực con ngưòi làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; sử dụng khoa học và công nghệ làm động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển... đã có tác động rất tích cực làm cho nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác có bước phát triển lớn.
Để nâng cao hiệu quả, năng suất trong nông nghiệp, tức là phát triển nông nghiệp, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải có các điều kiện: Đủ nước, nhiều phân, giống tốt, có kỹ thuật, phòng trừ được sâu bệnh: thiên thời tức là làm kịp mùa vụ; địa lợi là chọn đất gieo trồng cho thích hợp; nhân hoà là ai cũng có việc làm đúng với khả năng của mình và phấn khởi trong lao động; có người lãnh đạo thật sự dân chủ, chí công vô tư: có những tấm gương trong mọi việc để quần chúng noi theo; có sự đoàn kết nhất trí...
Những điều kiện nói trên có thể khái quát lại thành ba điều kiện, yếu tố mang tính chất chung hơn là thiên thời (khí hậu, thời tiết tốt), địa lợi (đất đai phù hợp với việc gieo trồng), nhân hoà (con người hoà thuận, đoàn kết, nhất trí).
Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với Chính phủ đã có chủ trương và thực hiện cải tiến công việc quản lý, tổ chức, điều hành đơn vị sản xuất nông nghiệp(17). Sản xuất, kinh tế nông nghiệp nói ở đây là nền sản xuất, kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là nền kinh tế nông nghiệp cá thể. Bởi thế, nó cần có quản lý, tổ chức. Không có quản lý, tổ chức thì nền kinh tế đang khảo sát ở đây không thể tồn tại được. Nó muốn phát triển được thì càng cần được người quản lý, tổ chức.
Đại hội III của Đảng họp vào năm 1960, lúc miền Nam nước ta còn dưới ách xâm lược, miền Bắc hoà bình mới quá độ lên chủ nghĩa xã hội được 5 năm và đồng thời phải tiến hành đấu tranh đè bẹp mọi thế lực thì địch chế độ xã hội mới, chống bọn xâm lược để thống nhất Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Để đạt mục tiêu đó, Đại hội III nhấn mạnh "phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp"(18). Vì sao? Vì lúc này ta phải xây dựng, phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa từ điểm khởi đầu rất thấp kém, nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, cá thể, lạc hậu, manh mún, con người lao động có trình độ nhận thức hạn chế, nên rất cần có chính quyền dân chủ nhân dân với chức năng tổ chức, xây dựng, giáo dục, thuyết phục nông dân cá thể đi vào con đường làm ăn tập thể. Cũng lúc này, như đã nói ở trên, kẻ thù của cách mạng, chưa bị đánh đổ hoàn toàn, nên chúng ra sức chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó có nền kinh tế nông nghiệp. Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp, tất yếu phải sử dụng chức năng bạo lực trấn áp của chính quyền dân chủ nhân dân để chống trả sự phản kích, quấy phá của kẻ thù trong lĩnh vực kinh tế đó.
Trong nhiều văn kiện quan trọng của mình, Đảng ta ghi rõ chủ trương phát triển nông nghiệp đồng thời với phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...(19). Đảng đề ra chủ trương biện pháp là vì, như chính Đảng ta đã nhiều lần giải trình: các ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau, tác động qua lại nhau, ngành này phát triển sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho ngành kia phát triển.
Hồ Chí Minh và Đảng ta trình bày trong không ít văn kiện về tác dụng tích cực của khoa học, kỹ thuật công nghệ, và chủ trương ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cải tiến kỹ thuật... nhằm phát triển nông nghiệp(20). Như chúng ta đã biết, thời hiện nay khoa học phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất không ngừng được cải tiến. Tất cả những yếu tố đó đều có tác dụng nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động... Vì thế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, kinh tế nông nghiệp, coi đó là một biện pháp kinh tế nông nghiệp bền vững./.
_______________________________
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), Nxb. CTQG, Hà Nội, T.9, tr.184.
(2) Lê Duẩn (1982), Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.62-63.
(3), (6), (12) Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.62-63, tr.47 – 48.
(4), (5) Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), Nxb. CTQG, Hà Nội, T.10, tr.13 – 14, tr.379.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.51.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.18.
(9) Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), T.10, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.15.
(10) Lê Duẩn (1976) Sdd, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.49.
(11) Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. ST, Hà Nội, T.1, tr.68.
(14), (17) Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), Nxb. CTQG, Hà Nội, T.10, tr.14-15, tr.32.
18. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Hà Nội, T.1, tr.78-79.
19. Đọc, chẳng hạn, Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb, CTQG, Hà Nội, T.1, tr.87.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận