Học tập cách học và dạy lý luận của Hồ Chí Minh
Điều đáng nói là những bài học đó hết sức tự nhiên và gần gũi, không phải dạy, không phải lên gân, không phải lớn tiếng mà hiệu quả thì vô cùng to lớn.
Trước hết là với việc học, có thể thấy rằng, trong cuộc đời làm việc không ngừng của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc, học tập, nghiên cứu rất nhiều hệ thống lý luận, nhưng Người chỉ nắm bắt cái tinh túy nhất của mỗi hệ thống lý luận, chuyển hóa cái tinh nhất, cái thần thái, “tinh thần xử trí” mọi việc của mỗi lý luận đó thành cái của mình, hay nói theo ngôn ngữ triết học là biến những lý luận đó từ chỗ tồn tại “tự nó” trở thành tồn tại “cho ta”.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, Hồ Chí Minh không lạ lẫm với Nho gia, Đạo gia…; sống trong cộng đồng người Việt, Người cũng trưởng thành trong môi trường đậm chất Phật giáo của dân tộc. Hồ Chí Minh đã kế thừa những gì ở các học thuyết đó? Ở Nho gia, Người tiếp thu tinh thần nhân văn, bình đẳng, nhân bản và loại bỏ tính chất duy tâm, thiên mệnh; đồng thời, rút ra từ đó cái Nhân, Nghĩa, Trung, Hiếu chứ không lệ thuộc vào tam cương, chính danh để rồi dẫn đến cứng nhắc, khuôn mẫu trong đời sống, an phận thủ thường trong thái độ chính trị như phần lớn các kẻ sĩ thuở đó. Bản thân các phạm trù đó cũng được Hồ Chí Minh đề cập với những nội dung mới, phù hợp với hoàn cảnh mới, thể hiện một thế giới quan mới: Trung là trung với nước, hiếu là hiếu với dân, nhân là tất cả vì con người và cho con người.
Triết thuyết Đạo gia với sự thâm thúy của nó cũng khiến nhiều trí thức của xã hội Việt Nam, Trung Quốc vận dụng, dẫn đến xa đời, lánh đời, nhưng Bác thì không. Cái mà Bác học tập ở Đạo gia lại là một triết lý hòa mình vào thiên nhiên, ung dung tự tại. Với triết lý đó, cuộc sống hạnh phúc - theo quan niệm của Hồ Chí Minh, chỉ đơn giản là một ngôi nhà gỗ nho nhỏ, ngày ngày làm bạn với trẻ mục đồng… Và có lẽ, chính do ảnh hưởng từ triết lý “vô vi nhi trị” từ Đạo gia mà Hồ Chí Minh đã “trị” nước, dạy và cảm hóa người khác bằng sự cao cả, trong sạch, nhân ái của chính bản thân mình. Phải chăng ở đây cũng phảng phất chủ trương “đức trị” của đạo Nho: Dùng đức để cảm hóa người khác… giống như sao Bắc Đẩu ở yên một chỗ mà các vì sao khác phải tự khắc chầu về?
Với Phật giáo, điều Người tiếp thu không phải là thái độ yếm thế, bi quan, coi “đời là bể khổ”, mà là đức tính từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn, vận động đồng bào hăng hái, sẵn lòng “nhường cơm sẻ áo” giúp nhau vượt qua sự đói nghèo do xã hội phong kiến để lại.
Còn với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra rằng, đây là lý luận được hình thành ở điều kiện xã hội châu Âu, mà châu Âu không phải là toàn thế giới, vậy thì không thể bê nguyên xi, lắp ghép nó một cách gượng gạo vào thực tiễn Việt Nam, mà phải nắm lấy cái tinh thần khoa học và cách mạng của nó để vận dụng cho phù hợp với điều kiện đặc thù Việt Nam. Như chúng ta đã biết, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc được xem là “linh hồn sống” của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã vận dụng nguyên tắc này một cách vô cùng uyển chuyển, thể hiện ở sự phân tích sâu sắc và chủ động nắm bắt, tận dụng những điều kiện khách quan (thời), điều kiện chủ quan (thế, lực) trong từng giai đoạn cách mạng, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng nhằm đạt tới thắng lợi cuối cùng; ở phương pháp phân tích cụ thể, khách quan, khoa học các mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; ở sự linh hoạt, mềm dẻo (ứng vạn biến) trong sách lược, biện pháp cụ thể trong quá trình thực hiện nhất quán, kiên định lập trường, nguyên tắc (dĩ bất biến)… Khả năng biến những lý luận từ “tự nó” thành “cho ta” của Hồ Chí Minh thật là kỳ diệu; nhờ đó, nhân dân ta được tự do, đất nước ta giành được độc lập sau bao nhiêu năm bị ngoại bang giầy xéo.
Còn với tư cách người dạy, dù khiêm tốn nhất, cũng có thể nói rằng Hồ Chí Minh của chúng ta là nhà giáo dục tài năng. Với những người dạy lý luận, có lẽ điều cần học và nên học nhất ở Người là khả năng thực tiễn hóa lý luận, đưa lý luận vào cuộc sống. Những vấn đề lý luận trừu tượng, cao siêu, qua nhãn quan của Hồ Chí Minh, được biến thành những ví dụ, những câu chuyện, những cách diễn đạt mà nghe xong, người học thấu hiểu và làm chủ ngay được những nguyên lý lý luận gốc gác của nó.
Chẳng hạn, Hồ Chí Minh giải thích về chủ trương trường kỳ chống Pháp của ta: Giặc Pháp là “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian để mà mài “móng tay nhọn”. Nói về vấn đề vì sao chúng ta phải làm cách mạng, chủ nghĩa xã hội là như thế nào, Bác định nghĩa thật đơn giản, rõ ràng: “Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no”(1). Hay khi khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ độc lập của Tổ quốc, Bác nói với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” - thật là đơn giản và dễ hiểu. Đặc biệt, những cách giải thích, lời giải thích như thế này đâu phải sự giáo huấn, lên lớp của lãnh tụ với quần chúng, nó là lời dạy bảo thân thương của người lớn, người cha ông trong gia đình với con cháu của mình. Những lời dạy đó thấm vào trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ, của mỗi con người Việt Nam, và hiệu quả của nó cao hơn bất cứ một giờ học, buổi học nào.
Cách dạy và cách học lý luận của Hồ Chí Minh, những tư tưởng mà Người đã tổng kết, những việc mà Người đã làm, những phương pháp mà Người đã thực hiện… với những giảng viên lý luận luôn có giá trị định hướng và gợi mở quý giá. Cái chung của mỗi giảng viên lý luận là phải truyền đạt những tri thức có tính gián tiếp, trừu tượng hóa, khái quát hóa cao. Hơn nữa, những tri thức lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều là sự kết tinh những giá trị tinh thần của loài người ở các lĩnh vực cụ thể. Do đó, việc phải thực tiễn hóa các tri thức lý luận đó, phải “đưa chính trị vào giữa dân gian” như Hồ Chí Minh đã làm là đòi hỏi thiết yếu của việc giảng dạy lý luận hiện nay.
Thực tiễn hóa lý luận là cả một nghệ thuật. Việc thực hiện đến mức độ nào, phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người dạy. Thực tiễn hóa lý luận liên quan chặt chẽ tới một số yếu tố sau đây:
Thứ nhất, đòi hỏi đầu tiên là giảng viên phải làm chủ được những nội dung, kiến thức mình giảng dạy. Làm chủ kiến thức được hiểu là giảng viên phải nắm được cái tinh thần, bản chất, thần thái của lý luận, phải biến được những kiến thức lý luận thành một phần vốn có trong trí tuệ, hiểu biết của mình, từ đó, có thể hoàn toàn tự tin trong truyền đạt, giải thích, cắt nghĩa cho người học; có thể gắn được lý luận vào bất cứ một tình huống cụ thể nào. Do đó, giảng viên phải không ngừng làm giàu thêm tri thức của mình về mọi mặt, trước hết là kiến thức chuyên môn.
Thứ hai, giảng viên phải giúp người học tự phát hiện ra tri thức. Mọi nguyên lý lý luận đều xuất phát từ chính thực tế, hình thành trên cơ sở “trực quan sinh động”; do đó, giảng viên tránh áp đặt, ngược lại, nên hướng dẫn người học khái quát thực tiễn, tự rút ra tri thức để hiểu, nhớ lâu và có khả năng áp dụng những tri thức đó trong các tình huống và điều kiện có thể.
Thứ ba, giảng viên phải làm cho người học hiểu lý luận chứ không phải thuộc lý luận. Bởi chỉ khi hiểu, người học mới cảm nhận được tính thực tiễn của các vấn đề lý luận, biết cách vận dụng tri thức lý luận để dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Chỉ có như vậy, những vấn đề lý luận mới không xa rời; ngược lại, còn trở thành những vấn đề lý thú, thiết thực đối với người học.
Thứ tư, giảng viên phải thường xuyên trăn trở, ngẫm nghĩ, tìm cách đặt vấn đề, cách gợi mở, dẫn dắt để thực hiện hợp lý nhất nội dung giảng dạy. Trong điều kiện thông tin cởi mở của xã hội hiện nay, giảng dạy lý luận tuyệt đối tránh áp đặt. Người giảng phải bằng kiến thức phong phú, bằng sự đúng mực của người thầy và sự công bằng trong tranh luận để giúp người học tiếp cận các vấn đề lý luận một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất.
Thứ năm, thực tế cho thấy, nếu giảng viên gợi mở tốt, vượt qua những e dè lúc đầu, người học (kể cả sinh viên chính quy, tại chức, học viên cao học…) sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, ý kiến, thắc mắc…, đòi hỏi giảng viên cần có phông kiến thức rộng để trả lời, trao đổi, bình luận ở một mức độ tương đối các vấn đề đó. Vì thế, mỗi giảng viên cũng phải luôn làm sâu sắc và mới thêm kiến thức hàng ngày, hàng giờ…
Nhìn chung, mỗi giảng viên lý luận cần coi “thực tiễn hóa lý luận” là một nguyên tắc tối cao trong giảng dạy. Từ cái “dĩ bất biến” đó, chúng ta có thể “ứng vạn biến” với vô vàn những cách thức khác nhau tùy điều kiện, đối tượng, bài giảng, môn học cụ thể, nhằm thực hiện với chất lượng cao nhất nhiệm vụ chuyên môn cao cả của mình./.
_________________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 5.2013.
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập (1996), T.10, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.31.
TS. Bùi Thị Thanh Hương
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận